Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 29 - 32)

5. Bố cục chuyên đề

1.3 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàng thương mại. Để NH tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả.

1.3.2 Đặc điểm cho vay của ngân hàng thương mại

Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống của ngân hàng. Đó là một khoản mục cơ bản của tài sản có của một ngân hàng. Nó phát triển đa dạng và hồn thiện với nhiều loại hình khác nhau từ cho vay ngắn hạn đến cho vay với thời hạn dài. Mà thời hạn cho vay càng dài thì tính rủi ro càng lớn, do đó lãi suất cho vay dài hạn lớn hơn lãi suất cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn thường phục vụ chi tiêu sinh hoạt gia đình, hay chi mua nguyên vật liệu, trả tiền lương, bổ sung vốn lưu động tức là nhằm đáp ứng nhu cầu thanh tốn ngắn hạn.

– Về hình thức biểu hiện: Hoạt động cho vay của ngân hàng thể hiện dưới hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ. Do đặc tính về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, để tập trung lượng vốn lớn từ nhiều chủ thể cũng như phân phối, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kịp thời và đầy đủ, ngân hàng vận dụng vốn dưới hình thái tiền tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

– Chủ thể trong quan hệ cho vay của ngân hàng: ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng đóng vai trị là chủ thể trung tâm, ngân hàng vừa thể hiện vai trò là chủ thể đi vay trong khâu huy động, vừa thể hiện vai trò là chủ thể cho vay trong khâu phân phối cho vay.

1.3.3 Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại

1.3.3.1 Phân loại theo thời gian vay (kỳ hạn vay)

Cho vay ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.

Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.

Cho vay trung hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm.

Khoản tín dụng này thường được sử dụng để đầu tư đổi mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiết bị công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

Cho vay dài hạn: là những khoản vay trên 5 năm. Các khoản này thường dùng

để đầu tư vào vốn cố định của doanh nghiệp, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, bất động sản và cho vay tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải…

1.3.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay

Cho vay theo món: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và

ngân hàng đều phải làm thủ tục tín dụng cần thiết. Cho vay theo món cũng gọi là cho vay từng lần vì khi có nhu cầu vốn khách hàng làm hồ sơ xin vay một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể.

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là loại cho vay mà doanh nghiệp chỉ cần làm

đơn xin vay lần đầu, sau đó trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp lập kế hoạch vay và trả nợ gửi đến ngân hàng. Áp dụng cho những doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên, đều đặn, vòng quay vốn nhanh. Ngân hàng xác định hạn mức tín dụng, đồng thời mở cho doanh nghiệp một tài khoản cho vay để theo dõi việc vay và trả nợ.

Các phương thức cho vay khác như: Cho vay ứng trước, cho vay thấu chi, cho

vay đồng tài trợ và các loại cho vay khác.

1.3.3.3 Phân loại theo tài sản đảm bảo

Cho vay có tài sản đảm bảo: đây là loại hình cho vay mà khách hàng phải có tài

sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba làm đảm bảo.

Cho vay khơng có tài sản đảm bảo: loại tín dụng này thường được cấp cho các

khách hàng có uy tín, thường là khách hàng làm ăn thường xun có lãi, tình hình tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ nần dây dưa, hoặc món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay.

1.3.4 Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.3.4.1 Đối với khách hàng

Thứ nhất, chất lượng cho vay tạo lòng tin đối với khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế mở, khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng làm đối tác. Chính vì vậy, ngân hàng nào có chất lượng tín dụng tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng. Với vai trò chủ đạo cung cấp vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức kinh tế tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Từ nguồn vốn vay được từ ngân hàng doanh nghiệp có áp lực trả nợ vay sẽ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, tạo cho các đơn vị kinh tế một chỗ đứng và khẳng định uy tín của mình trên thị trường.

Thứ hai, chất lượng tín dụng góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh và lành mạnh tài chính của khách hàng. Chất lượng tín dụng được đảm bảo cũng có ý nghĩa là ngân hàng phát triển nhờ vậy ngân hàng có điều kiện cung ứng vốn tín dụng đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng.

1.3.4.2 Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, chất lượng cho vay có vai trị quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mơ, mơi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay.

Thứ ba, hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH và phát triển các ngành chủ chốt thơng qua huy động và cho vay có định hướng.

1.3.4.3 Đối với ngân hàng

Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là việc thu hút vốn để mở rộng cho vay và đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay khơng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh quan trọng nhất của ngân hàng là chiến lược tín dụng. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao nên các ngân hàng quan tâm đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay.

Mở rộng cho vay làm tăng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng: Khi ngân hàng cho vay ngân hàng thu được tiền lãi.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 29 - 32)