Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 52 - 56)

5. Bố cục chuyên đề

2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

2.2.2.1 Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. Chính vì vậy mà nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tương đối khó khăn đối với các NH vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Muốn huy động vốn tốt thì NH phải hội đủ khá nhiều điều kiện như: cơ sở vật chất, vị trí thuận lợi dễ giao dịch, mức lãi suất huy động, chất lượng phục vụ,...Vốn huy động là nguồn vốn mà NH huy động tại chỗ với nhiều hình thức. Nguồn vốn huy động càng lớn càng tạo thế chủ động trong việc cho vay và tạo ra lợi nhuận cho NH.

Ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt với nhiều rủi ro nhưng rủi ro ảnh hưởng lớn nhất đến việc huy động vốn của ngân hàng chính là rủi ro thanh khoản (hay cịn có thể hiểu đơn giản là rủi ro về kỳ hạn). Rủi ro thanh khoản có thể phát

sinh bất kỳ lúc nào chỉ cần ngân hàng không quản trị tốt về các kỳ hạn vay và kỳ hạn gửi, mất cân xứng giữa ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn và ngày đáo hạn của các nguồn vốn huy động (dòng tiền vào và dòng tiền ra) khiến cho nguồn vốn không đủ khả năng để chi trả để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng lẫn ngân hàng. Vì thế việc quản trị thanh khoản là rất quan trọng. Các nhà quản lý của Sacombank nhận thấy được tầm quan trọng đó nên đã có những biện pháp phòng ngừa để việc huy động vốn được diễn ra hiệu quả.

Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại SACOMBANK – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Không kỳ hạn 564.930 640.562 699.940 75.632 13,39 59.378 9,27 Ngắn hạn 1.052.411 1.354.983 1.434.974 302.572 28,75 79.991 5,57 Trung – dài hạn 538.930 465.254 723.049 -73.676 -13,67 257.795 35,65 Tổng VHĐ 2.156.271 2.460.799 2.858.073 304.528 14,12 397.274 16,14

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại SACOMBANK – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm

Qua bảng số liệu 2.3 và Biểu đồ 2.2 nhận thấy tình hình huy động vốn theo kỳ hạn qua 3 năm đều tăng cụ thể như sau:

 VHĐ không kỳ hạn

- Năm 2017 VHĐ không kỳ hạn đạt 564.930 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 640.562 triệu đồng, tức là tăng 75.632 triệu đồng hay tăng 13,39%.

- Năm 2019 VHĐ không kỳ hạn tiếp tục tăng đạt 699.940 triệu đồng là tăng 59.378 triệu đồng hay tăng 9,27% so với VHĐ không kỳ hạn năm 2018.

Sở dĩ VHĐ không kỳ hạn tăng qua từng năm như vậy là do ngân hàng có mạng lưới rộng lớn, dễ dàng giao dịch, nhanh gọn và ít tốn chi phí nên các TCKT và cá nhân gửi tiền vào nhằm phục vụ nhu cầu thanh tốn của mình, một phần do xu hướng của khách hàng dùng để thanh toán ngày càng tăng cao. Do đây là nguồn vốn có lãi suất thấp nên Ngân hàng cần có biện pháp nhằm tăng cường cũng cố nguồn vốn huy động này thêm nữa.

 VHĐ ngắn hạn

- Năm 2017 VHĐ ngắn hạn đạt 1.052.411 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên đạt 1.354.983 triệu đồng, tức là tăng 302.572 triệu đồng hay tăng 28,75%.

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000

TG không kỳ hạn TG ngắn hạn TG trung -dài hạn

564.930 1.052.411 538.930 640.562 1.354.983 465.254 699.940 1.434.974 723.049 Đvt: Triệu đồng 2017 2018 2019

- Năm 2019 VHĐ ngắn hạn tăng đạt 1.434.974 triệu đồng là tăng 79.991 triệu đồng hay tăng 5,57% so với VHĐ ngắn hạn năm 2018.

Nguyên nhân dẫn đến VHĐ ngắn hạn luôn thu hút được khách hàng là do thời điểm lúc bấy giờ ngân hàng đưa ra mức lãi suất huy động ngày càng hấp dẫn với nhiều mức thời gian khác nhau nên khi khách hàng gửi với kỳ hạn ngắn thì có thể rút tiền một cách nhanh chóng và phụ hợp với nhu cầu của chính họ với mức lãi suất cao. Tiếp theo là do lãi suất thường hay biến động nên khách hàng không yên tâm khi gửi với kỳ hạn dài.

 VHĐ trung và dài hạn

- Năm 2017 VHĐ trung - dài hạn đạt 538.930 triệu đồng đến năm 2018 giảm còn 465.254 triệu đồng, tức là giảm 73.676 triệu đồng hay giảm 13,67%.

- Năm 2019 VHĐ trung - dài hạn tăng lên đạt 723.049 triệu đồng là tăng 257.795 triệu đồng hay tăng 35,65% so với VHĐ trung - dài hạn năm 2018.

VHĐ trung và dài hạn qua 3 năm có biến động là do lãi suất trung và dài hạn tại thời điểm này biến động nhiều nên KH ngại gửi tiền kỳ hạn dài.

Tóm lại, VHĐ theo kỳ hạn tại NH tăng qua từng năm và có sự phân phối khơng đồng đều giữa các kỳ hạn. Trong tổng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn thì nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất đều này cho thấy NH đã có những chiến lược kinh doanh rất cụ thể để tăng nguồn vốn huy động này để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của KH.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)