5. Bố cục chuyên đề
2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
2.2.2.2 Đánh giá hiệu quả huy động qua các chỉ tiêu
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn tại ngân hàng qua 3 năm 2017 – 2019
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
1. VHĐ 2.156.271 2.460.799 2.858.073 304.528 397.274 2. TGCKH 1.591.341 1.820.237 2.158.023 228.896 337.786 Ngắn hạn 1.052.411 1.354.983 1.434.974 302.572 79.991 Trung-dài hạn 538.930 465.254 723.049 -73.676 257.795 3. TGKKH 564.930 640.562 699.940 75.632 59.378 4. Tổng NV 2.156.271 2.460.799 2.858.073 304.528 397.274 5. Tổng dư nợ CV 1.306.389 1.523.589 1.789.582 217.200 265.993 6. DSCV 11.640.694 15.835.444 19.406.016 4.194.750 3.570.572
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn (%)
7.VHĐ/Tổng NV (1)/(4) 100 100 100 0 0
8.TGCKH/VHĐ (2)/(1) 73,80 73,97 75,51 0,17 1,54
9.TGKKH/VHĐ (3)/(1) 26,20 26,03 24,49 -0,17 -1,54
10.VHĐ/DSCV (1)/(6) 18,52 15,54 14,73 -2,98 -0,81
11.Dư nợ CV/VHĐ (5)/(1) 60,59 61,91 62,61 1,32 0,70
(Nguồn: Phịng Kế tốn & Quỹ SACOMBANK Chi nhánh Vĩnh Long)
a) Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Thông thường chỉ tiêu này đối với ngân hàng thương mại thì trên 70% là tốt. Như vậy, qua kết quả cho thấy chỉ số VHĐ/Tổng nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm đều đạt hiệu quả rất cao tất cả đều đạt 100%, tức với mỗi 1 đồng nguồn vốn ngân hàng có 1 đồng huy động.
Điều này chứng tỏ NH đang huy động vốn rất tốt và NH đã phát huy tối đa những cái đang có. NH cần giữ vững điều này và tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động hơn nữa, giữ mối quan hệ tốt với KH cũ và tiếp tục tìm kiếm KH mới để phát huy hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất.
b) Tỷ số tiền gửi có kỳ hạn trên vốn huy động
Tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động càng ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng trong cho vay. Có thể cho thấy ngân hàng đang có một lượng nguồn vốn khá ổn định, năm 2017 tổng vốn huy động có kỳ hạn đạt 73,80% sang năm 2018 tăng lên đạt 73,97%, năm 2019 tiếp tục tăng lên đạt 75,51%. Với nguồn vốn này NH sẽ chủ động trong kinh doanh, có thể mang đi đầu tư vào dự án hoặc cho vay để giúp tăng lợi nhuận cho NH.
c) Tỷ số tiền gửi không kỳ hạn trên vốn huy động
Nếu tỷ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức tín dụng càng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Nguồn VHĐ từ tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá thấp cụ thể là: năm 2017 đạt 26,20%, năm 2018 giảm còn 26,03% sang năm 2019 giảm đi 1,54% cịn 24,49%. Do TGKKH có lãi suất rất thấp nên không thu hút được nhiều KH gửi vào.
d) Tỷ số vốn huy động trên doanh số cho vay
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Qua 3 năm chỉ tiêu này luôn giảm cụ thể như sau: năm 2017 đạt 18,52% sang năm 2018 giảm còn 15,54% tức là giảm 2,95% so với năm 2017, năm 2019 tiếp tục giảm còn 14,73% là giảm 0,81% so với năm 2018. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động của NH còn thiếu chưa đáp ứng được hết nhu cầu vay. NH cần có những chính sách cụ thể để tăng nguồn vốn huy động.
e) Tỷ số dư nợ cho vay trên vốn huy động
Tỷ số tổng dư nợ trên vốn huy động cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, giúp xác định hiệu quả tín dụng của một đồng nguồn vốn và quy mơ hoạt động của ngân hàng. Qua bảng số liệu nhận thấy chỉ tiêu này tăng dần qua từng năm và luôn ổn định. Trong năm 2017 DNCV/VHĐ đạt 60,59% sang năm 2018 đạt 61,91% là tăng 1,32% so với năm 2017, năm 2019 tăng thêm 0,70% so với năm 2018 đạt 62,61%. Nhưng khơng vì vậy mà NH chủ quan, NH cần phải sử dụng vốn hợp lý hơn nữa để tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn nhằm tối đa hoá lợi nhuận.