Sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay tại Ngân hàng Sacombank

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 65 - 69)

5. Bố cục chuyên đề

2.4 Sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay tại Ngân hàng Sacombank

chi nhánh Vĩnh Long

2.4.1 Sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay ngắn hạn

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn tại ngân hàng qua 3 năm 2017-2019

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm

2017 2018 2019

Số tiền Số tiền Số tiền

VHĐ KKH 564.930 640.562 699.940

VHĐ ngắn hạn 1.052.411 1.354.983 1.434.974

Tổng cộng VHĐ ngắn 1.617.341 1.995.545 2.134.914

DNCV ngắn hạn 734.900 842.801 897.190

DNCV ngắn hạn/ Tổng VHĐ ngắn hạn 45,44% 42,23% 42,02%

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động ngắn hạn và không kỳ hạn qua 3 năm lớn hơn nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn, số tiền còn lại khi nào nguồn vốn trung - dài hạn không đủ để cho vay trung - dài hạn sẽ được Ngân hàng sử dụng để cho vay trung dài hạn. Nhưng khi ngân hàng dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay dài hạn sẽ dẫn đến sự mất cân đối kỳ hạn giữa cho vay và huy động vốn của NH. Điều này cần phải khắc phục từ từ để giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn. Song đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết sự mất cân đối giữa huy động vốn và cho vay. Về lâu dài NH cần đảm bảo sự cân đối về cơ cấu nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn nhằm đề phòng những rủi ro.

2.4.2 Sử dụng vốn trung – dài hạn để cho vay trung – dài hạn

Bảng 2.9: Tình hình sử dụng vốn trung - dài hạn để cho vay trung - dài hạn tại Ngân hàng qua 3 năm 2017-2019

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm

2017 2018 2019 Số tiền Số tiền Số tiền

VHĐ trung – dài hạn 538.930 465.254 723.049

DNCV trung – dài hạn 571.489 680.788 892.392

DNCV trung – dài hạn / Tổng VHĐ trung – dài hạn 106,04% 146,33% 123,42%

(Nguồn: Phịng Kế tốn & Quỹ SACOMBANK Chi nhánh Vĩnh Long)

Thông qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nguồn vốn huy động trung và dài hạn qua 3 năm không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn. Điều này chứng tỏ NH đang có dấu hiệu mất cân đối kỳ hạn. Cụ thể là:

- Năm 2017 vốn huy động trung và dài hạn chỉ có 538.930 triệu đồng nhưng NH lại cho vay trung và dài hạn đến 571.489 triệu đồng vượt hơn 6% so với vốn huy động trung-dài hạn huy động được trong cùng năm.

- Đến năm 2018, vốn huy động trung và dài hạn cũng không đáp ứng đủ nhu cầu vốn, đã cho vay vượt 46,33% vốn huy động năm này.

- Năm 2019 NH tăng huy động vốn trung và dài hạn nhưng nhu cầu vốn trung và dài hạn ngoài thị trường cũng tăng cao nên NH vẫn không đáp ứng đủ và đã cho vay vượt hơn 23% so với vốn huy động trung-dài hạn huy động được trong cùng năm.

 Dư nợ cho vay trung – dài hạn đạt vượt mức, quá cao so với nguồn vốn huy động mà ngân hàng có được điều này dẫn đến sự mất cân đối giữa dư nợ cho vay và vốn huy động. Thế nên, bắt buộc phải nhận được sự điều chuyển vốn từ ngân hàng trung ương, nguồn vốn điều chuyển có lãi suất khá cao so với nguồn vốn huy động mà ngân hàng tự huy động được, điều này sẽ làm gia tăng những chi phí phát sinh khơng đáng có. Tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động cao như vậy cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đang đứng trước rủi ro về thanh khoản là khá cao. Bên cạnh đó, có thể khẳng định ngân hàng sử dụng nguồn vốn khá hiệu quả trong việc cho vay tín dụng để sinh lời. Chính vì vậy, điều cần thiết nhất ngay lúc này là ngân hàng phải đưa ra những biện pháp nhằm khắc phục ngay tình hình thiếu vốn của ngân hàng, đưa ra nhiều ý tưởng và chiến lược để nhằm thu hút khách hàng hơn trong công tác huy động vốn để ổn định nguồn vốn tại ngân hàng bên cạnh đó cịn giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh từ nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng trung ương.

2.4.3 Sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung - dài hạn

Bảng 2.10: Tình hình sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn tại Ngân hàng qua 3 năm 2017-2019

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm

2017 2018 2019

Số tiền Số tiền Số tiền

VHĐ KKH 564.930 640.562 699.940 VHĐ ngắn hạn 1.052.411 1.354.983 1.434.974 Tổng cộng 1.617.341 1.995.545 2.134.914 DNCV sử dụng VHĐ ngắn hạn Ngắn hạn 734.900 842.801 897.190 Trung-dài hạn 32.559 215.534 169.343 DNCV ngắn hạn/ Tổng VHĐ ngắn hạn 45,44% 42,23% 42,02% DNCV trung-dài hạn/ Tổng VHĐ ngắn hạn 2,01% 10,8% 7,93%

(Nguồn: Phịng Kế tốn & Quỹ SACOMBANK Chi nhánh Vĩnh Long)

Qua bảng số liệu 2.10 ta có thể thấy được sự mất cân đối kỳ hạn đang diễn ra không qua phức tạp cụ thể như sau:

Tỷ lệ này biến động qua từng năm nên ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể và chặt chẽ hơn dể khắc phục sự mất cân đối kỳ hạn này. Qua phân tích ta thấy được qua 3 năm, ngân hàng đều sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, mặc dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ và trong mức cho phép. Trong thực tế để huy động được nguồn vốn trung - dài hạn là điều vơ cùng khó khăn. Trong khi nhu cầu về nguồn vốn này lại đang có xu hướng tăng lên. Nên vấn đề đặt ra ở đây là ngân hàng cần đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác huy động nguồn vốn trung- dài hạn, tích cực tìm ra biện pháp thu hút nguồn vốn trung-dài hạn về cho ngân hàng để đảm bảo có đủ nguồn vốn cần thiết phù hợp với từng nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)