Một số vấn đề về sự mất cân đối kỳ hạn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 32 - 37)

5. Bố cục chuyên đề

1.4 Một số vấn đề về sự mất cân đối kỳ hạn của ngân hàng thương mại

1.4.1 Khái niệm sự mất đối kỳ hạn tại ngân hàng thương mại

Sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay của NHTM là sự mất cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn. Nguồn vốn ngắn hạn đang chiếm khá nhiều nhưng nguồn vốn trung dài hạn thì lại thiếu trong khi nhu cầu vay trung - dài hạn đang ở mức cao.

Cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay là việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn và sử dụng nguồn vốn trung dài hạn để cho vay trung - dài hạn. Tuy nhiên vẫn có thể sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nhưng ở một mức độ cho phép được.

Theo thông tư 16/2018/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn: tỷ lệ áp dụng với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi giảm xuống cịn 40%; áp dụng với tổ chức tín dụng phi ngân hàng giữ ở mức 90%.

1.4.2 Sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay

Sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay nói lên việc sử dụng vốn bất hợp lý trong hoạt động của ngân hàng. Việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do mỗi

nguồn vốn có đặc điểm riêng nên khi cho vay phải có sự tương ứng về kỳ hạn. Tức là nguồn vốn nào thì cho vay loại hình ấy.

- Sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn.

- Sử dụng vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn.

1.4.3 Nguyên nhân mất cân đối kỳ hạn

Vấn đề huy động vốn

Huy động vốn hiện nay không phải là khan hiếm, điều quan trọng là phải tìm ra một cơ chế thích hợp. Để đẩy mạnh q trình huy động vốn, trước hết ngân hàng cần xác định rõ nhu cầu vốn, từ đó đưa ra các hình thức huy động và mức lãi suất thích hợp trong từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, qua hoạt động maketing, ngân hàng gián tiếp giới thiệu sự đa dạng của các dịch vụ, chất lượng dịch vụ của các ngân hàng sẽ cung ứng để thu hút khách hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn.

Sử dụng vốn

Trên cơ sở vốn huy động đạt được, ngân hàng phải tiến hành sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, tối đa nhất. Tùy theo hình thức huy động của nguồn vốn ngân hàng sẽ đưa ra chính sách cho vay thích hợp. Phải cân đối giữa huy động ngắn hạn và cho vay ngắn hạn, huy động vốn trung – dài hạn và cho vay trung – dài hạn. Để hoạt động tín dụng có hiệu quả thì vấn đề tìm ra một dự án cho vay là rất quan trọng, một dự án khả thi không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn đảm bảo an tồn vốn, tránh rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. Ngược lại, một dự án không khả thi sẽ khiến ngân hàng có nguy cơ ứ động vốn, mất vốn làm ảnh hưởng tới công tác cân đối vốn của ngân hàng.

 Lãi suất

Lãi suất có ảnh hưởng lớn tới tính cân đối của ngân hàng, với chính sách lãi suất linh hoạt, chủ động sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lợi của ngân hàng. Thông thường, trong khi huy động vốn các ngân hàng được tự do quy định lãi suất. Ở Việt Nam chưa phải như vậy. Đối với cho vay, ngân hàng quy định mức lãi suất trần, các ngân hàng được phép tính lãi trong khoản lãi suất trần.

Khả năng quản trị điều hành của ngân hàng

Đây là hoạt động chủ chốt của ngân hàng, một nhà quản trị ngân hàng phải có năng lực, trình độ để có định hướng kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn giúp ngân hàng đưa ra những kế hoạch về huy động vốn từ đó tiến hành khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực sao cho huy động vốn cung cấp đủ cho nhu cầu tín dụng cả về số lượng và thời gian sử dụng góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác cân đối vốn

1.4.4 Hậu quả của sự mất cân đối kỳ hạn

Thực tế cho thấy về huy động vốn với trên 80% tỷ trọng vốn của NH hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn. Khi dư nợ cho vay, nhất là với vốn cho vay trung, dài hạn không dễ thu hồi và nợ có khả năng mất vốn đang tăng nhanh sẽ dễ dẫn đến tình trạng NH bị mất thanh khoản gây khó khăn cho các NH trong việc quản trị nguồn vốn, khó đảm bảo cân đối kỳ hạn. Hơn nữa, sự mất cân đối kỳ hạn vốn của NH cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều NH không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chính vì sự mất cân đối kỳ hạn này mà NH không đủ nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ hoạt động cho vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp, điều này đã giảm đi nguồn thu từ hoạt động tín dụng của NH.

Mặc dù tùy thuộc vào chiến lược của từng NH nhưng nhìn chung các NH đều gặp phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động. Khi 80% vốn huy động của NH là nguồn vốn ngắn hạn. Thông thường các ngân hàng sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có thời hạn dài hạn, nhưng ở một tỷ lệ nhất định vì nếu lớn hơn nữa thì tức là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì đến một thời điểm nào đó các ngân hàng phải chịu sức ép về khả năng thanh toán. Ngược lại nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và khơng hiệu quả vì nguồn vốn dài hạn có chi phí huy động cao hơn, trong khi cho vay ngắn hạn thường có lãi suất thấp hơn cho vay trung dài hạn. Do đó, dựa vào mơ hình cấu trúc kỳ hạn giúp ngân hàng phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Qua đó ngân hàng điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh

mục tài sản để nâng cao hiệu quả huy động vốn, sử dụng vốn, tăng doanh lợi, duy trì khả năng thanh tốn.

Song ở góc độ khác, những người trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực này lại cho rằng việc lấy vốn ngắn hạn cho vay các dự án trung và dài hạn không thực sự rủi ro như nhiều ý kiến lo ngại nếu NH sử dụng ở một tỷ lệ nhất định được cho phép và NH làm tốt công tác thu nợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận về huy động vốn; các hình thức huy động vốn; về cho vay; các hình thức cho vay; sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Đó là tiền đề để tìm hiểu, nghiên cứu về tình hình nguồn vốn huy động và sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín chi nhánh Vĩnh Long.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỰ MẤT CÂN ĐỐI KỲ HẠN GIỮA HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Tình hình huy động vốn và sự mất cân đối kỳ hạn giữa huy động vốn và cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh vĩnh long (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)