5. Bố cục chuyên đề
2.2 Thực trạng tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương
2.2.1 Tình hình nguồn vốn tại ngân hàng
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì cũng cần nguồn vốn và việc tạo lập nguồn vốn là rất quan trọng, NH cũng không ngoại lệ. Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về vốn của NHTM như sau:
“ Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác ”.
Ngồi cơng tác huy động vốn NH còn nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên nếu vốn huy động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu vốn. SACOMBANK tại Vĩnh Long là một Ngân hàng trực thuộc Chi nhánh nên cơ cấu nguồn vốn gồm có: Vốn huy động tại chỗ và vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên.
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của SACOMBANK – Chi nhánh Vĩnh Long qua 3 năm (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 2.156.271 2.460.799 2.858.073 304.528 14,12 397.274 16,14 Vốn khác 0 0 0 Tổng nguồn vốn 2.156.271 2.460.799 2.858.073 304.528 14,12 397.274 16,14
(Nguồn: Phịng Kế tốn & Quỹ SACOMBANK Chi nhánh Vĩnh Long)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng nguồn vốn của SACOMBANK tăng qua từng năm và nguồn vốn của NH được tạo lập chủ yếu bởi vốn huy động và chiếm tỷ trọng 100% trong tổng nguồn vốn của NH, cụ thể như sau: Năm 2017 đạt 2.156.271 triệu đồng sang năm 2018 tăng lên 2.460.799 triệu đồng, năm 2018 tăng 304.528 triệu đồng hay tăng 14,12% so với năm 2017. Năm 2019 vẫn tiếp tục tăng lên đạt 2.858.073 triệu đồng, tăng 397.274 triệu đồng hay tăng 16,14% so với năm 2018.
Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng. Với chức năng làm trung gian tín dụng, Ngân hàng thương mại huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và sử dụng để cho vay. Tuy nhiên với điều kiện nền kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì người dân có khuynh hướng đầu tư vào vàng thay vì gửi tiền tiết kiệm ở NH. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gay gắt của các NH thương mại khác trên địa bàn cũng làm hoạt động huy động vốn của NH gặp nhiều khó khăn. Do đó, NH ln áp dụng tốt các biện pháp thu hút khách hàng bằng việc sử dụng chính sách lãi suất phù hợp và khôn khéo. Việc mở ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn, lãi suất hấp dẫn, cùng các hình thức huy động như: tiết kiệm dự thưởng, xổ số,… kết hợp khuyến mãi, lợi tức, hậu đãi khách hàng nhân dịp lễ, tết,…Bên cạnh đó, NH cũng tranh thủ cải tiến kỹ thuật, nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp và không ngừng nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm - dịch vụ mới nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Như vậy với tất cả những chính sách, những hoạt động trên đã góp phần giúp ngân hàng mở rộng được nguồn vốn kinh doanh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trên lĩnh vực huy động vốn. Khi đó NH chủ động được nguồn vốn huy động càng nhiều chứng tỏ được vị thế và uy tín của NH đối với khách hàng ngày càng tăng cao.