Thị trường khách du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 104)

. 2 Các hoạt động du lịch chủ yếu tại vườn quốc gia Cúc Phương

3.5.3. Thị trường khách du lịch của vườn quốc gia Cúc Phương

. . .1. Số lượng và cơ cấu khách du lịch

Số lượng khách đến tham quan du lịch VQG Cúc Phương những năm gần đây đều có xu hướng tăng, tính trung bình giai đoạn 1994 – 2010 số lượng khách đến VQG là 6.6 lượt khách, trong đó khách nội địa là 1.9 lượt và khách quốc tế là 4.7 0 lượt khách. Năm có số lượng khách đến cao nhất lên tới 4,9 9 lượt khách và năm thấp nhất cũng có tới 22.44 lượt khách đến thăm quan VQG.

94

Từ số lượng khách đến thăm quan những năm qua cho thấy VQG Cúc Phương đã được các du khách biết đến và lựa chọn là điểm dừng chân trong chuyến hành trình của mình, đây là một lợi thế để vườn có thể khai thác tốt tiềm năng du lịch.

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của VQG Cúc Phương[46 ]

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu du khách

Cơ cấu khách du lịch: Khách du lịch đến VQG Cúc Phương khá đa dạng bao gồm khách quốc tế và khách nội địa, Tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu khách đến VQG. Trung bình từ năm 1994 đến năm 2010 đã có 6.6 lượt khách đến vườn, nhưng số lượng khách quốc tế chỉ chiếm ,4%. Điều này cho thấy khâu quảng bá tiềm năng du lịch của VQG Cúc Phương còn bị hạn chế bởi xu thế du lịch trên thế giới trong giai đoạn hiện nay là loại hình du lịch hướng tới thiên nhiên, du lịch sinh thái và các thị trường khách du lịch lớn như Châu Âu, Nhật Bản, … đang hướng tới.

Du khách đến VQG Cúc Phương chủ yếu là ở độ tuổi thanh niên và trung niên, 4 % du khách đến Vườn có độ tuổi trong khoảng 20 – 29 tuổi, 2 % du khách

95

ở độ tuổi 0 – 9. Với cơ cấu độ tuổi của du khách đến VQG Cúc Phương cho thấy đối tượng khách du lịch đến Cúc Phương là rất tiềm năng, đối tượng khách này thích mạo hiểm, có thu nhập và thích khám phá. VQG Cúc Phương cần lưu ý đặc điểm của du khách ở độ tuổi này để xây dựng các chương trình du lịch hợp lý.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu độ tuổi của du khách

Đối tượng khách du lịch đến VQG Cúc Phương chủ yếu là học sinh-sinh viên và nhân viên văn phòng. Đối tượng khách là học sinh – sinh viên chiếm đến 2 %, nhân viên văn phòng chiếm đến 4% trong cơ cấu khách đến thăm VQG

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra

96

3.5.3.2. Đánh giá của khách du lịch về khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương Tiến hành phỏng vấn khách du lịch với trình độ học vấn, nghề nghiệp tuổi, vùng miền khác nhau để thu thập ý kiến của họ về VQG Cúc Phương. Kết quả được khái quát như sau:

Về phong cảnh khu du lịch, ý kiến chung của du khách đánh giá cao về

khu du lịch, số khách cho là khu du lịch rất hấp dẫn chiếm 0%, có 4 % cho là hấp dẫn, chỉ có số ít là % cho là khu du lịch ít hấp dẫn. Điều này hồn tồn phù hợp với cách đánh giá về nguồn tài nguyên của khu du lịch.

Về đội ngũ cán bộ, nhân viên của trung tâm DLST & GD T dưới con mắt

của du khách họ chưa thấy tính chuyên nghiệp cao trong hướng dẫn phục vụ của nhân viên. Điều này cũng dễ hiểu bởi đa số nhân viên ở đây chun mơn chính của họ là chuyên ngành lâm nghiệp, chun mơn về du lịch cịn hạn chế. Do đó khách du lịch đánh giá đội ngũ nhân viên của Trung tâm ở mức rất tốt là 29%, mức tốt là 32%.

Đánh giá về dịch vụ của khu du lịch, đặc biệt là các dịch vụ vui chơi giải

trí, các dịch vụ quan trọng cần thiết đối với hoạt động du lịch. Hiện tại về mặt này khu du lịch đang phát triển, du khách được phỏng vấn có 10% cho rằng dịch vụ vui chơi giải trí là rất hấp dẫn, 70% cho rằng hiện tại đủ hấp dẫn và chỉ có 20 % nói rằng đây thiếu dịch vụ vui chơi giải trí.

Bảng 3.6: Đánh giá của khách du lịch về du lịch VQG Cúc Phương

Các nội dung đánh giá Rất hấp dẫn Rất tốt (%) Hấp dẫn/ Tốt ( %) t hấp dẫn chưa tốt (%) Phong cảnh khu du lịch 50 45 5

Đội ngũ nhân viên Trung tâm DLST&GDMT

29 32 39

Các dịch vụ vui chơi giải trí 10 70 20

Chất lượng dịch vụ ở Cúc Phương 5 40 55

97

Đánh giá chung về chất lượng các dịch vụ, tại đây khách chưa được đáp

ứng tốt nên số du khách cho là rất tốt chiếm %, khách cho là tốt chiếm 40% và số cho là chưa tốt chiếm %. Qua kết quả trên có thể đánh giá hoạt động du lịch ở Cúc Phương được khách du lịch đánh giá chưa cao, chưa tương xứng với nguồn tài nguyên mà VQG có.

3.5.4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong khai thác du lịch sinh thái

. .4.1. Sự tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên

Hiện nay, sự tham gia của cộng đồng địa phương ở mức độ rất thấp, sự liên kết chặt chẽ giữa Ban quản lý VQG và chính quyền địa phương nhằm khai thác tối đa nguồn lợi từ du lịch trong cộng đồng, đảm bảo được nguyên tắc trong bảo tồn và lợi ích cho các bên liên quan là chưa có. Hầu hết các hoạt động có sự tham gia của người dân hiện nay chỉ mang tính tự phát, vì vậy mà hiệu quả mang lại cho người dân trong khu vực không cao. Các dịch vụ mà họ tham gia ít và chưa có sự quản lý, hướng dẫn của Vườn.

Trong quản lý tài nguyên rừng, do đặc thù tài nguyên rừng trong VQG được xếp vào loại rừng đặc dụng và được quản lý theo quy chế rừng đặc dụng nên các hoạt động của người dân địa phương đối với rừng ở đây đã bị hạn chế rất nhiều. Người dân được Ban quản lý vườn ký hợp đồng giao khốn bảo vệ rừng với những diện tích nhất định và các hộ gia đình nhận được tiền giao khoán theo quy định của pháp luật. Người dân chỉ được vào rừng khai thác những lâm sản ngoài gỗ, cây thuốc… theo những quy định mà Ban quản lý vườn quy định. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương gần như chưa tham gia trực tiếp vào quản lý bảo vệ rừng mà VQG chủ yếu ký hợp đồng giao khoán trực tiếp với các hộ gia đình. Chính quyền địa phương và cộng đồng thơn bản chủ yếu tham gia giám sát và cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng.

Từ thực tế quản lý tài nguyên rừng cho thấy cần nâng cao hơn nữa vai trị của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư địa phương trong vấn đề quản lý tài nguyên rừng đặc dụng tại các VQG. Xây dựng một cơ chế hoạt động và

98

giám sát hoạt động bảo vệ rừng đặc dụng VQG là cần thiết. Việc bảo vệ tốt tài nguyên rừng chính là bảo vệ hệ sinh thái, góp phần vào bảo tồn đồng thời bảo vệ được nguồn tài nguyên DLST phong phú, đa dạng tạo nguồn thu cho chính quyền địa phương và nâng cao mức sống người dân trong khu vực.

3.5.4.2. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch sinh thái

Hiện tại ở Cúc Phương có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST như: Tham gia đội văn nghệ dân tộc, hướng dẫn, nấu ăn phục vụ du khách đến tham quan bản ường. Họ giới thiệu các lễ hội, phong tục, nếp sống mà du khách có thể cảm nhận được qua một đêm hội cồng chiêng tổ chức tại bản.

Mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng địa phương thể hiện qua mức độ ảnh hưởng của du lịch đối với cộng đồng địa phương. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, theo phỏng vấn ý kiến của các hộ dân thuộc địa bàn nghiên cứu đã được giới hạn. Kết quả tổng hợp ý kiến được khái quát như sau:

+ Đánh giá về độ hấp dẫn khách du lịch của VQG Cúc Phương Đa số dân

cư trong VQG Cúc Phương và vùng đệm là cư dân gốc, sinh sống lâu đời trên địa bàn và họ đều cho rằng với giá trị tài nguyên phong phú và đa dạng của VQG thì đây là một nơi hấp dẫn khách du lịch (90%), cịn một số ít là khơng quan tâm và khơng thấy VQG có điều gì hấp dẫn khách du lịch.

+ Ảnh hưởng của du lịch đến đời sống người dân: Ảnh hưởng của du lịch

đến người dân địa phương thông qua ý kiến của người dân cho thấy hiện tại du lịch không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ ở cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, theo tổng hợp ý kiến điều tra của người dân địa phương thì du lịch có xu hướng tác động tích cực đối với cộng đồng dân cư địa phương.

+ Mối quan hệ của người dân với khách du lịch: Tại VQG Cúc Phương

cũng như hầu hết các VQG khác du lịch ít có mối quan hệ với người dân địa phương ngoại trừ một số ít gia đình có cho khách ngủ qua đêm và bán hàng lưu niệm. Qua phỏng vấn người dân trong địa bàn nghiên cứu về mối quan hệ của khách du lịch với người dân thì có đến 61,2% được trả lời là khơng có quan hệ gì; tỷ lệ

99

cho khách du lịch ngủ lại nhà là 5,1%; tỷ lệ người có gặp và trao đổi với vài người khách là 31,6%; Tỷ lệ có thu nhập từ du khách qua bán hàng lưu niệm và hàng hóa khác là 3,1%.

+ Mong muốn của người dân về tham gia hoạt động du lịch: Mặc dù hiện

tại mối quan hệ giữa người dân địa phương và khách du lịch là không nhiều tuy nhiên với tiềm năng về tài nguyên du lịch của VQG Cúc Phương với xu hướng du lịch hiện nay thì hầu hết người dân muốn tham gia nhiều hơn vào hoạt động DLST tại VQG với nhiều hình thức khách nhau như: Bán hàng lưu niệm, cho thuê nhà ngủ, ....

Hộp 3.1. Ý kiến người dân xã cúc Phương (2011)

Chúng tôi ở đây đã lâu lắm rồi, thấy có nhiều đồn khách đến tham quan VQG Cúc Phương. Chúng tôi cũng muốn tham gia vào du lịch ở đây lắm nhưng không biết làm thế nào để được tham gia và tham gia như thế nào.... Chúng tơi có thể dẫn đường trong rừng, gánh đồ cho khách...

Nguồn: Điều tra của tác giả

Bảng 3.7: Tổng hợp ý kiến người dân về ảnh hưởng của du lịch

TT Chỉ tiêu

Mức độ ảnh hưởng ( % số người trả lời)

Xấu Không ảnh hưởng Tốt Không ý kiến 1 Việc làm 89,7 7,7 2,6 2 Kinh tế 88,5 9,0 2,6 3 Giao thông 2,6 25,6 67,9 3,8 4 An ninh, trật tự 94,9 5,1 5 Phong tục/Tập quán 1,3 98,7 6 ôi trường 6,4 65,4 28,2

100

3.5.4.3. Nhận xét chung về sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cúc Phương.

Kết quả phỏng vấn và trao đổi với người dân địa phương về mức độ tham gia của người dân vào hoạt động quản lý tài nguyên rừng và DLST tại VQG Cúc Phương cho thấy:

- Du lịch còn chưa nhận được sự quan tâm của người dân vì đa phần họ chưa thực sự nhận được những lợi ích rõ rệt từ hoạt động du lịch.

- Thái độ của người dân có thiện cảm với khách du lịch và người dân mong muốn mở rộng hoạt động du lịch để có được cơ hội tham gia.

- Mối quan hệ giữa Ban quản lý VQG và người dân chưa được chặt chẽ trong việc phối hợp và chia sẽ lợi ích liên quan đến bảo vệ tài nguyên rừng và hoạt động du lịch.

- Nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương trong việc hưởng lợi từ rừng của VQG đang bị hạn chế do những quy định của quản lý rừng đặc dụng.

Từ những thực tế trên cho thấy cần phải xây dựng cơ chế và mơ hình tổ chức quản lý tài ngun rừng, mơ hình phát triển DLST phù hợp để cộng đồng dân cư địa phương tham gia. Khi cộng đồng dân cư địa phương nhận thức đầy đủ về trách nhiệm cũng như lợi ích kinh tế mà họ được hưởng từ hoạt động quản lý rừng và DLST thì họ chính là lực lượng nịng cốt trong bảo tồn VQG.

3.5.5. Sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch trong khai thác du lịch sinh thái

Hiện tại VQG Cúc Phương có ký kết hợp đồng với các cơng ty du lịch nhằm thu hút nhiều hơn nữa lượng khách đến tham quan Vườn. Thông qua việc tham vấn ý kiến của các công ty du lịch cho thấy việc tham gia của các công ty du lịch trong việc phát triển DLST ở VQG Cúc Phương là chưa thực sự rõ nét. Các công ty du lịch hiện nay chỉ đơn thuần là công ty đưa khách du lịch đến tham quan VQG và sử dụng các dịch vụ tại chỗ của vườn chứ chưa tham gia vào hoạt động quy hoạch và xây dựng tuyến điểm du lịch. Việc phối hợp không chặt chẽ giữa Ban quản lý VQG với các công ty du lịch là do: Đối tượng khách du lịch tham gia các chương trình du

101

lịch của các cơng ty du lịch chủ yếu là kết hợp vừa đến tham quan VQG vừa đi tham quan một số điểm khác; Thời gian lưu lại tại VQG chủ yếu là trong 1 ngày và có nhiều chương trình du lịch có kết hợp tham quan VQG nên các công ty du lịch chưa quan tâm đến phối với với VQG trong việc xây dựng các tuyến điểm du lịch phù hợp.

Hộp 3.2. Ý kiến của một cán bộ tại VQG (2009)

Khi xây dựng các tuyến điểm du lịch trong vườn chúng tôi cũng rất muốn mời các công ty du lịch cùng tham gia để làm sao xây dựng được những tuyến điểm du lịch hợp lý. Tuy nhiên các cơng ty du lịch hình như chưa thực sự quan tâm lắm nên ít cơng ty nhận lời tham gia. Họ chỉ góp ý với chúng tơi khi thấy có sự khơng hài lịng trong những đợt đưa khách đến vườn.

Nguồn: điều tra của tác giả

Việc khơng có sự phối hợp tốt giữa ban quản lý VQG với các công ty du lịch đã dẫn đến những hạn chế trong khai thác du lịch sinh thái và ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình của du khách.

Hộp 3.3. Ý kiến của cán bộ một công ty du lịch tại Hà Nội (2009)

Trong nhiều trường hợp chúng tôi đã ký hợp đồng đưa khách đến VQG tại

một thời điểm, nhưng trong thời gian đó khi chúng tơi liên lạc với Ban quản lý VQG thì được biết thời gian chúng tôi dự kiến đến là trong giai đoạn cảnh báo cháy rừng nên không được phép cho các đoàn du lịch đến tham quan. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chương trình du lịch đã được ký kết.

Nguồn: điều tra của tác giả

Từ thực tế này cho thấy để phát triển DLST bền vững thì cần thiết phải đưa các cơng ty du lịch tham gia vào hệ thống và xác định rõ vai trị của các cơng ty du

102

lịch đối với việc phát triển DLST bền vững tại các VQG. Các cơng ty du lịch có vai trị:

- Định hướng cho khách du lịch mỗi khi đến VQG, tuyên truyền và xây dựng các chương trình du lịch đặc trưng mang tính DLST.

- Khuyến khích du khách nâng cao chi phí cho hoạt động bảo tồn.

- Tham gia cùng Ban quản lý VQG xây dựng và quy hoạch các tuyến điểm du lịch sao cho phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch của du khách

3.5.6. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái của vườn quốc gia Cúc Phương

Từ bảng cơ cấu doanh thu hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương cho thấy, doanh thu từ việc bán vé vào cửa chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 44%; Doanh thu từ các dịch vụ chỉ chiếm có 10% điều này cũng cho thấy vì khách đến VQG chủ yếu là đi

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)