Nhóm giải pháp tới cộng đồng địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 144 - 147)

. 2 Các hoạt động du lịch chủ yếu tại vườn quốc gia Cúc Phương

.6.2 Khó khăn

4.3.3. Nhóm giải pháp tới cộng đồng địa phương

4. . .1. ục tiêu của giải pháp:

Nâng cao nhận thức về môi trường tự nhiên và năng lực tham gia vào hoạt động du lịch cho người dân nhằm để người dân đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Về môi trường:

- Nâng cao nhận thức về giá trị tài nguyên tại VQG và môi trường tự nhiên. - Nâng cao năng lực bảo tồn và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như sử dụng tài nguyên tự nhiên một cách bền vững.

- Nâng cao mức độ tham gia của người dân địa phương vào công tác bảo tồn và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Về kinh tế:

- Nâng cao năng lực và cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch cho cộng đồng địa phương.

- Cộng đồng địa phương có thêm các khoản thu nhập giúp giảm sự lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên cũng như giảm bớt mức độ khai thác tài nguyên thiên nhiên cho cuộc sống hàng ngày. Nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương.

Về Văn hoá - Xã hội:

- Nâng cao sự gắn kết các giá trị văn hóa, truyền thống của cộng đồng với môi trường.

- Khôi phục các giá trị và hoạt động văn hoá truyền thống vừa để bảo tồn vừa biến chúng thành các sản phẩm du lịch để thu hút du khách.

4. . .2. Cơ sở của giải pháp

Cộng đồng địa phương là những người sống trên và xung quanh VQG. Họ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý và khai thác du lịch tại địa phương, nhưng họ hồn tồn có trách nhiệm và quyền lợi đối với du lịch và hưởng lợi từ du lịch tại địa phương. Trong mỗi khu vực, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống, thì mọi hoạt động liên quan đến sự phát triển về kinh tế - xã hội của khu vực đều cần có sự tham gia của người dân. ục tiêu của sự phát triển cộng

134

đồng nói chung và của một hoạt động nào đó nói riêng là nâng cao nhận thức cho người dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Cộng đồng địa phương là cốt lõi của việc phát triển mơ hình du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Hiện tại các cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực VQG vẫn đang phải sống dựa vào môi trường tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày của mình. Hoạt động du lịch bước đầu tạo ra thu nhập cho một bộ phận người dân nhưng chưa nhiều,... Người dân đã ý thức được giá trị của rừng và tài nguyên tự nhiên, nhưng chưa ý thức được và chưa có nhiều hiểu biết về việc bảo tồn và bảo vệ rừng cũng như là hoạt động DLST.

4. . . . Nội dung chính của các giải pháp

Các giải pháp tập trung vào việc giáo dục nhận thức về môi trường và đào tạo bồi dưỡng năng lực để người dân tham gia vào hoạt động du lịch để có thêm thu nhập phụ, từng bước có thể thành thu nhập chính cho một bộ phận các cư dân địa phương.

Giáo dục về môi trường: Để tiến hành giáo dục về môi trường cho cộng đồng địa phương cần có một chương trình cụ thể được sự tham gia xây dựng và tư vấn từ chính phía cộng đồng. Ban quản lý VQG phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng khác tổ chức tuyên truyền, giáo dục, tập huấn người dân:

- Nâng cao nhận thức về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch.

- Các biện pháp cụ thể để khai thác tài nguyên hợp lý, gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên của VQG theo hướng bền vững.

- Nâng cao năng lực giao tiếp và truyền đạt về môi trường và bảo vệ môi trường.

- Thiết lập các quy tắc và luật lệ trong việc giữ gìn và bảo vệ mơi trường. Việc nâng cao nhận thức về môi trường phải làm rõ cho cộng đồng địa phương về giá trị và tầm quan trọng của môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh việc làm rõ tầm quan trọng thì việc phổ biến và giúp người dân trong cộng

135

đồng biết và hiểu được các quy định pháp luật của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ rừng cũng là một nội dung bắt buộc phải có trong chương trình.

Để tạo sự bền vững trong cơng tác giáo dục về mơi trường thì cơng tác này phải do người dân địa phương thực hiện, đặc biệt là những người có uy tín, có kinh nghiệm và tiếng nói trong cộng đồng. Hơn nữa trong các cộng đồng dân cư cư trú lâu đời trong phạm vi VQG các giá trị văn hóa và truyền thống đều gắn bó mật thiết với tự nhiên của hồ, hệ thống sông, suối, hang động và rừng. Việc tuyên truyền các giá trị này từ những người cao tuổi tới thế hệ trẻ cũng có vai trị to lớn đối với việc nâng cao nhận thức về mơi trường và bảo vệ mơi trường cho chính cuộc sống. Vì lý do đó, việc bồi dưỡng năng lực trong vấn đề giao tiếp và tuyên truyền về môi trường và bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng.

Việc giáo dục môi trường cũng phải dựa trên sự tương tác và chủ động tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động giáo dục như xây dựng các quy tắc, luật lệ cho việc bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện thực tế tại cộng đồng cũng như các quy định và luật pháp của Nhà nước.

Đào tạo bồi dưỡng năng lực: Hoạt động bồi dưỡng năng lực nhằm cung cấp cho người dân trong cộng đồng những kiến thức để họ có thể chủ động tham gia có hiệu quả vào hoạt động du lịch, từ đó có thêm các khoản thu nhập nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần. Các khoản thu nhập này có thể giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Căn cứ trên tình hình thực tế tại cộng đồng cần phải có các chương trình đào tạo về:

- Kiến thức và k năng sơ đẳng về chế biến thực phẩm sạch, hợp vệ sinh, an toàn.

- Tiếng Anh giao tiếp cơ bản phục vụ cho hoạt động du lịch - Phát triển sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch.

- Tổ chức hoạt động lưu trú tại gia cho khách du lịch - K năng cơ bản về hướng dẫn khách du lịch v.v...

136

Để đảm bảo tính khả thi và bền vững chương trình giáo dục mơi trường và bồi dưỡng năng lực cần bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu, tiến hành xây dựng chương trình và học liệu, bồi dưỡng đội ngũ đào tạo viên nguồn, tiến hành đào tạo về giáo dục môi trường tại cộng đồng.

Để thực hiện các mục tiêu và nội dung của giải pháp thì địi hỏi cộng đồng dân cư và Ban quản lý VQG phải có cơ chế thực hiện thống nhất. Đối với cộng đồng địa phương tìm kiếm sự tham gia, họ có thể chọn từ một loạt các mức độ tham gia, bao gồm:

- Tham gia vào bảo vệ tài nguyên và cho thuê để phát triển trong khi chỉ đơn giản là giám sát tác động;

- Làm việc thường xuyên, bán thời gian hoặc toàn thời gian cho các nhà khai thác tour du lịch;

- Cung cấp dịch vụ cho VQG như chế biến thực phẩm, hướng dẫn, vận chuyển, nơi ăn nghỉ, hoặc một sự kết hợp của các bên trên;

- Thành lập liên doanh với VQG và các công ty du lịch, nơi cộng đồng cung cấp hầu hết các dịch vụ trong khi các đối tác quản lý tiếp thị, hậu cần và có thể hướng dẫn song ngữ, và

- Hoạt động như chương trình dựa vào cộng đồng độc lập.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)