Mơ hình phát triển DLST theo hướng bền vững tại VQG

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 125 - 129)

Cộng đồng cư dân địa phương: Đây là tác nhân chủ chốt trong hoạt động du

lịch và dịch vụ trong VQG, bao gồm cộng đồng dân cư đang sinh sống trong vườn và các bản làng ở ngoài vườn. Họ là những người có khả năng tham gia trực tiếp vào một

BQL VQG Khách DL Cộng đồng dân cư địa phương Các DN du lịch Tài nguyên Du lịch ở các VQG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI

115

phần của quy trình hoạt động du lịch và dịch vụ tại VQG, như lưu trú tại nhà, hướng dẫn viên du lịch sở tại, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển khách, hỗ trợ dịch vụ mua quà lưu niệm, các dịch vụ văn hóa của cộng đồng dân tộc v.v... Hoạt động du lịch trong VQG muốn được phát triển bền vững thì người dân địa phương phải tự nguyện bảo vệ vườn như “một tài sản riêng”. Thông qua tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, nếu người dân thấy nguồn thu của gia đình là từ khách du lịch, giúp họ có đời sống ổn định, ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần thì họ sẽ là người chủ bảo vệ VQG và sẽ là nhân tố góp phần trực tiếp thu hút nhiều khách du lịch, đóng góp cơng sức tự nguyện bảo vệ VQG như là tài sản của người dân. Do vậy, cộng đồng địa phương phải được hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch, gắn liền lợi ích kinh tế của người dân với mơi trường và văn hóa. Từ đó, tạo thành sản phẩm du lịch bản địa đặc sắc, thu hút được khách du lịch có chất lượng đến với VQG.

Ban quản lý vườn quốc gia: Giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ tài nguyên và xây dựng điểm đến du lịch sinh thái, xây dựng chuẩn dịch vụ và chuẩn đào tạo nhân lực tại VQG. Xây dựng bảo tàng hệ sinh thái của vườn và định hướng khai thác bảo tàng trong công tác giáo dục môi trường và tạo thêm thu nhập, trợ giúp cho hoạt động bảo tồn và phát triển của vườn. Để khai thác DLST theo hướng bền vững, BQL vườn cũng cần lập kế hoạch phân vùng VQG và các quy định nghiêm ngặt cho từng phân vùng tại VQG. Có cơ chế phối hợp với cộng đồng địa phương và các công ty du lịch trong việc tổ chức các tuyến điểm du lịch, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Các công ty du lịch: Có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục du khách của cơng ty mình về u cầu, trách nhiệm và lợi ích của DLST bền vững khi gửi khách tới phạm vi VQG. Tăng thêm mức chi phí các hoạt động dịch vụ du lịch cho cộng đồng địa phương, sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương và giảm tối đa tác động của khách khi tới VQG. Phối hợp với Ban quản lý các VQG để xây dựng các tuyến điểm du lịch phù hợp với đặc trưng của du lịch sinh thái, và xây dựng những chương trình du lịch sinh thái đích thực.

116

Khách du lịch: Nâng cao nhận thức về trách nhiệm và lợi ích của du khách

về mơ hình DLST theo hướng bền vững tại VQG. Có các tiêu chí giúp khách lựa chọn các chương trình DLST đích thực khi tham quan các khu vực trong VQG. Tăng thêm mức đóng góp của khách trong các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa của các cộng đồng cư dân.

Các nguồn tài nguyên du lịch tại Vườn: Nếu các yếu tố trên được bảo đảm,

các nguồn tài nguyên du lịch tại vườn sẽ được duy trì bảo tồn và phát triển bền vững. Nếu những bên trong mơ hình phát triển bền vững VQG thực hiện đúng những yêu cầu, trách nhiệm của mình thì việc phát triển và kinh doanh DLST tại các VQG sẽ đạt được mục tiêu hướng tới bền vững trên các phương diện về kinh tế, xã hôi và môi trường. Cụ thể:

Về kinh tế: Sẽ tạo được thu nhập, tăng thêm nguồn kinh phí cho các VQG

cũng như chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư từ đó góp phần tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, cải thiện mức sống người dân trong khu vực.

Về xã hội: Thông qua mối quan hệ, hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các bên

sẽ góp phần tạo điều kiện: Giải quyết việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường tự nhiên và giữ được bản sắc văn hóa dân tộc tại địa phương.

Về mơi trường: Tài nguyên rừng sẽ được bảo vệ, duy trì được vốn rừng đồng

thời tạo điều kiện tốt cho việc bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học.

4.3.2. Nhóm giải pháp tới Ban quản lý vườn quốc gia

4. .2.1. ục tiêu của giải pháp

- Xác định rõ vai trò của Ban quản lý VQG trong việc quản lý tài nguyên, tổ chức khai thác du lịch sinh thái và phối hợp với các bên tham gia trong quản lý và khai thác tài nguyên DLST tại VQG.

- Xây dựng quy hoạch phát triển các tuyến điểm du lịch, Các sản phẩm du lịch sinh thái, bảo tàng hệ sinh thái của VQG.

- Đưa ra định hướng khai thác bảo tàng trong công tác giáo dục môi trường và tạo thêm thu nhập, trợ giúp cho hoạt động bảo tồn.

117

- Xây dựng cơ chế phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư địa phương và các doanh nghiệp du lịch hoạt động nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái của VQG.

4. .2.2. Cơ sở của giải pháp

Ban quản lý VQG là cơ quan được Bộ NN&PTNT giao cho nhiệm vụ quản lý tài nguyên rừng đặc dụng, bảo tồn đa dạng sinh học và tổ chức nghiên cứu, giáo dục môi trường cho người dân khi đến tham quan VQG. Do vậy VQG cần phải thể hiện rõ vai trò trung tâm trong việc tổ chức tốt mối quan hệ giữa các bên trong việc quản lý và khai thác giá trị tiềm năng tại VQG đồng thời là người tổ chức xây dựng các tuyến điểm du lịch, các sản phẩm du lịch đặc thù….

4. .2. . Nội dung chính của giải pháp

Giải pháp về mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động cho VQG

Về mơ hình tổ chức: Theo quy định hiện nay thì VQG được thành lập là mơ

hình Ban quản lý rừng đặc dụng, với chức năng quản lý rừng và bảo tồn sự đa dạng sinh học còn mục tiêu phát triển du lịch sinh thái chỉ là dịch vụ đi kèm và chưa được quan tâm đúng mức. Để đạt hiệu quả tối đa về bảo tồn đa dạng sinh học và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái thì cần thành lập bộ phân kinh doanh DLST một cách độc lập, chuyên nghiệp với mục tiêu vừa khai thác tiềm năng của VQG vừa tạo nguồn thu phục vụ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn.

- Phương án 1: Thành lập công ty TNHHMTV du lịch sinh thái và giáo dục

môi trường trực thuộc Ban quản lý rừng. Công ty này hoạt động theo luật doanh nghiệp. Công ty được tự chủ kinh doanh, được vay vốn, huy động vốn để đầu tư phát triển và khai thác DLST tại VQG. Lợi nhuận của cơng ty sẽ được trích lại phục vụ cho công tác bảo tồn tại vườn.

Ưu điểm của phương án này là Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp

nên được vay vốn, huy động vốn để đầu tư cơ sở vật chất k thuật, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công ty chủ động trong việc thu hút khách, quảng bá các sản phẩm của VQG, tài chính thu được từ hoạt động du lịch được đầu tư lại để bổ sung kinh phí cho việc bảo tồn và phát triển của VQG.

118

Nhược điểm của phương án này là bộ phận kinh doanh DLST chỉ là một đơn

vị con trong VQG mà VQG lại là một đơn vị sự nghiệp dẫn đến các hoạt động thu hút vốn, tổ chức kinh doanh sẽ bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 125 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)