Giải pháp quản lý các vườn quốc gia

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 118)

. 2 Các hoạt động du lịch chủ yếu tại vườn quốc gia Cúc Phương

.6.2 Khó khăn

4.2. Giải pháp quản lý các vườn quốc gia

4.2.1. Quan điểm quản lý về vai trò của rừng và vườn quốc gia

Hiện nay theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004: Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ mơi trường, bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu BTTN gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Nguyên tắc sử dụng và phát triển rừng đặc dụng thì mọi hoạt động ở khu rừng đặc dụng phải được phép của chủ rừng và phải tuân theo quy chế quản lý rừng. Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng và trên thực tế cho thấy hiện nay VQG chỉ mới được coi là một loại rừng và được quản lý, bảo vệ và khai thác theo quy chế của rừng đặc dụng chứ chưa được coi là một tài nguyên du lịch.

Do vậy, để khai thác hết được tiềm năng của VQG thì trước hết phải coi VQG vừa là tài nguyên rừng vừa là một tài nguyên du lịch. Điều này cần được quy định rõ trong các luật hiện hành.

Vì VQG vừa là tài nguyên rừng vừa là tài nguyên du lịch do đó trong q trình quy hoạch, phát triển, khai thác và bảo vệ ngoài các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT cần có vai trò của cơ quan quản lý du lịch cấp Bộ và ở các địa phương.

4.2.2. Giải pháp thực hiện

4.2.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý

Hiện nay các VQG được tổ chức là một Ban quản lý trực thuộc Cục kiểm lâm hoặc trực thuộc UBND các tỉnh, do đó việc quy hoạch, khai thác du lịch giữa các bộ phận này và các doanh nghiệp du lịch chưa được chặt chẽ và thống nhất với nhau. Mặt khác, chức năng và nhiệm vụ của các VQG hiện nay chủ yếu là làm nhiệm vụ bảo tồn. Do vậy, để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tại các VQG thì

108

cần phải xác định rõ sứ mệnh và tầm nhìn mới đối với VQG và sứ mệnh và tầm nhìn này phải được cơng bố rộng rãi nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của xã hội và khách du lịch.

Sứ mệnh và tầm nhìn của VQG cần nhấn mạnh ngồi chức năng bảo tồn hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học thì nguồn tài nguyên tại các VQG là một tài nguyên du lịch đặc trưng, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch hiện nay, đó là du lịch sinh thái.

Để thực hiện tốt sứ mệnh và tầm nhìn mới về VQG, do đặc thù của VQG là nguồn tài nguyên kép do vậy cần tổ chức một bộ phận quản lý nhà nước đối với các VQG phù hợp, có thể thành lập Cục VQG và khu BTTN với chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên này. Cục VQG và khu BTTN sẽ có chức năng phối hợp giữa các đơn vị quản lý rừng đặc dụng và các cơ quan du lịch. Với mơ hình này sẽ tăng được sự kết nối, phối hợp giữa cơ quan quản lý VQG là Bộ NN&PTNT với các cơ quan quản lý về du lịch của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tránh được tình trạng mỗi cơ quan có mục tiêu khác nhau dẫn đến tình trạng khơng hợp tác một cách hợp lý. Các VQG và khu BTTN được quản lý một cách tập trung, thống nhất, không bị phân tán.

Cục VQG và khu BTTN được thành lập có những chức năng chủ yếu sau: - Tổ chức bảo tồn sự nguyên vẹn của tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và các giá trị của hệ thống các VQG phục vụ cho hoạt động vui chơi, giáo dục và tinh thần cho thế hệ hiện tại và tương lai.

- Cục tiến hành hợp tác với các đối tác để mở rộng các lợi ích của việc bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và văn hóa và việc vui chơi giải trí ngồi trời trên khắp đất nước và trên toàn thế giới.

- Tạo lập ngân hàng dữ liệu thông tin về các VQG trên toàn quốc, và phát triển một hệ thống giám sát và hỗ trợ độc lập các VQG.

- Cung cấp thông tin về các dịch vụ quản lý cho những người phụ trách của VQG thông qua việc sử dụng hiệu quả các công nghệ hiện đại, bằng cách tiếp cận

109

với những kinh nghiệm thế giới, phương pháp tiếp cận nhanh chóng và linh hoạt, khả năng cung cấp các giải pháp sáng tạo.

- Hình thành một mạng lưới các hội viên và các đối tác quốc tế.

- Khám phá những phương thức mới và có hiệu quả kinh tế nhằm thúc đẩy các VQG và công tác bảo tồn.

- Giáo dục công chúng để họ hình thành một mối quan hệ tích cực với các VQG và hỗ trợ công tác bảo tồn.

- Tiến hành nghiên cứu và khảo sát về cảnh quan tự nhiên và di tích lịch sử nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái.

- Tuần tra các hoạt động có ảnh hưởng tới mơi trường.

- Thực hiện và phát triển các chương trình giáo dục về môi trường. - Thúc đẩy hoạt động sử dụng bền vững VQG.

4.2.2.2. Giải pháp về quản lý tài nguyên bền vững

Cùng việc khai thác DLST thì các VQG cũng phải tổ chức bảo vệ rừng, đây là nguồn tài nguyên cho phát triển DLST. Việc quản lý ở đây đòi hỏi phải được tổ chức một cách hợp lý vừa đảm bảo giữ được tài nguyên đồng thời đem lại hiệu quả cho người dân địa phương. ơ hình đồng quản lý tài ngun là một mơ hình phù hợp cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên tại các VQG.

Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hoà nhập về văn hóa - xã hội cũng càng ngày càng tăng điều này đã làm mai một khơng ít những bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng người địa phương. Những bộ quần áo đa dạng, những sinh hoạt văn hóa dân gian và cả những tri thức hiểu biết về quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị thiếu vắng. Bởi vậy, bảo tồn bản sắc văn hóa, kiến thức bản địa cũng là một trong những chiến lược lâu dài của đất nước. Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ khuyến khích người dân sử dụng những kiến thức, sáng kiến và thể chế cộng đồng, giúp chúng tồn tại và phát triển. Những hỗ trợ của kiến thức mới, của cơ chế tài chính trong quản lý rừng đặc dụng kết hợp với việc sử dụng kiến thức và sáng kiến sẽ giúp cộng đồng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng con đường tự vận động với sự hỗ trợ tích cực từ các bên liên quan.

110

Thông qua trao đổi với cộng đồng dân cư địa phương kết hợp với tham vấn ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và lãnh đạo Ban quản lý các VQG thì trong quản lý tài nguyên có thể tổ chức thực hiện theo mơ hình đồng quản lý rừng. [hình 4.1]

Trong mơ hình tổ chức đồng quản lý tài nguyên tại các VQG thì ngồi các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý rừng thì vai trị của các thành viên khác có liên quan đến tài ngun rừng đó là chính quyền địa phương và người dân là rất quan trọng. Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên thì việc thành lập một Hội đồng quản lý tài nguyên rừng mà thành viên là các bên có liên quan cùng tham gia là rất cần thiết.

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu đồng quản lý tài nguyên VQG

Các tổ chức, đơn vị hoạt động bảo tồn trên địa bàn BAN QUẢN LÝ VQG

HỘI ĐÔNG QUẢN LÝ CÂP XÃ Hội đồng quản lý cấp thôn Đại diện hộ gia đình Quản lý Tài nguyên ở VQG CƠ QUAN QUẢN LÝ CHỨC NĂNG UBND xã HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT CÁC CÔNG TY DU LỊCH

111

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đồng quản lý tài nguyên có thể được quy định gồm các nội dung cơ bản sau:

Hội đồng quản lý tài nguyên cấp xã

Theo sơ đồ trên, hội đồng quản lý sẽ được thành lập ở cấp xã, là cơ quan tập hợp tất cả các bên tham gia. Hội đồng quản lý chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban quản lý VQG, chính quyền địa phương và được tư vấn về cơ chế chính sách của các cơ quan chức năng. Thành viên tham gia Hội đồng đồng quản lý tài nguyên cấp xã gồm: Cán bộ Ban quản lý VQG; Đại diện cho chính quyền xã; Đại diện cộng đồng; Đại diện kiểm lâm.

Chức năng nhiệm vụ:

- Hội đồng quản lý tài nguyên chịu trách nhiệm về quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn xã.

- Xây dựng cơ chế, chính sách cho các hoạt động đồng quản lý, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, hàng chu kỳ trình Ban quản lý VQG phê duyệt.

- Tổ chức chỉ đạo các Hội đồng quản lý tài nguyên tại các thôn triển khai các hoạt động bảo tồn như: bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, trồng rừng, tuần tra kiểm soát lâm sản, tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường…

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ bảo tồn như hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trong xã, nghiên cứu thành lập các câu lạc bộ sở thích trong hoạt động bảo tồn thiên nhiên…

- Phối hợp tích cực với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, các đoàn thể, phối hợp với các hội đồng các xã khác trong trong các hoạt động quản lý tài nguyên.

Quyền hạn: Hồi đồng đồng quản lý tài nguyên cấp xã: Được ra các quyết định xử lý các vụ việc liên quan đến tài nguyên rừng trong VQG và vùng đệm trong phạm vi chính sách cho phép; Được hợp tác với các cơ quan tư vấn trong

112

và ngoài nước về khoa học k thuật bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng, du lịch sinh thái; Được tiếp nhận các khoản tài trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên của các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, cá nhân trong nước và quốc tế.

Hội đồng quản lý cấp thôn

Mỗi thơn có một Hội đồng quản lý trực thuộc Hội đồng quản lý cấp xã, chịu sự chỉ đạo của chính quyền thơn, chính quyền các cấp và Ban quản lý VQG.

Chức năng nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn thôn và các địa bàn khác được phân công. Lập kế hoạch hàng năm.

- Triển khai các hoạt động như: xây dựng quy ước bảo vệ rừng cấp thôn, triển khai các hoạt động tuần tra kiểm soát lâm sản, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng, tuyên truyền về công tác bảo tồn thiên nhiên.

- Hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội của người dân trong thơn.

- Báo cáo tình hình thực hiện cơng tác, báo cáo cấp có thẩm quyền những vụ việc mà Hội đồng không đủ năng lực và thẩm quyền giải quyết.

- Phối hợp với các hội đồng quản lý rừng thôn khác trong các hoạt động.

Quyền hạn: Được quyền ra các quyết định xử lý các vụ việc vi phạm trái phép tài nguyên thiên nhiên trong trong phạm vi quy định, ra quyết định chia sẻ lợi ích cho những người tham gia trong phạm vi quy định; Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý tài nguyên dựa trên phong tục tập quán của cộng đồng, không trái với pháp luật hiện hành.

Hội đồng giám sát đánh giá

Hội đồng giám sát được thành lập độc lập với Hội đồng quản lý tài nguyên, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã, Ban quản lý VQG. Thành viên Hội đồng giám sát đánh giá nòng cốt là cán bộ của Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng giám sát đánh giá ở các thơn có thể là: già làng hoặc người có uy tín nhất thơn, thành viên từ hội phụ nữ, thành viên từ hội cựu chiến binh.

113

định kỳ các hoạt động của Hội đồng quản lý rừng. Tham gia xây dựng các tiêu chí giám sát đánh giá đồng quản lý rừng. Báo cáo điều chỉnh các hoạt động theo tiến độ và kế hoạch thực hiện, đề xuất các giải pháp mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn cho Hội đồng quản lý rừng.

4.2.2.3. Giải pháp về cơ chế thực hiện

Để tổ chức quản lý hệ thống VQG và khu BTTN hiệu quả, kết hợp khai thác được lợi ích từ tài nguyên DLST, bảo vệ đa dạng sinh học và thực hiện được sứ mệnh của VQG thì:

- Bộ NN&PTNT, cơ quản chủ quản về quản lý lâm nghiệp nên thống nhất phân loại các loại rừng phù hợp, thống nhất giữa các văn bản luật và theo thông lệ quốc tế với các tiêu chí rõ ràng để thuận lợi cho việc quản lý và điều hành thống nhất hệ thống VQG và khu BTTN.

- Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND các tỉnh phân định cơ chế quản lý thống nhất, rõ ràng đối với tất cả các VQG và khu BTTN. Cơ chế phân bổ vốn, quy hoạch, chuyển quyền sử dụng rừng....cần được phân định nguồn và cấp quyết định rõ ràng. Điều này sẽ thuận lợi cho các VQG chủ động khai thác các nguồn thu và sử dụng có hợp lý.

- Bộ NN&PTNT và Bộ Tài Chính nên bổ sung và hồn thiện cơ chế tài chính cho các VQG theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các VQG hoạt động. Các VQG cần xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao và các khoản thu từ các dịch vụ đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả. Tăng thu từ hoạt động DLST để bổ sung nguồn thu cho VQG đồng thời giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

- Các VQG cần phân biệt rõ ràng giữa những lao động làm công tác bảo tồn và lao động trong khai thác du lịch. Cần nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn để kết hợp giữa lao động khai thác du lịch với bảo tồn. Những lao động trong hoạt động kinh doanh DLST có thể ký kết hợp đồng lao động dài hạn hoặc thuê theo thời vụ du lịch để đảm bảo lực lượng lao động có chuyên môn về du lịch và kinh doanh du lịch.

114

- Chính sách quản lý vùng đệm phải đảm bảo được tính thống nhất, do vậy các VQG và chính quyền địa phương phải có sự hợp tác, phối hợp trong cơng tác quản lý bảo vệ. Khi quy hoạch cần phân rõ ranh giới, trách nhiệm và quyền hưởng lợi giữa VQG, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư xung quanh.

- Bộ NN&PTNT nên rà soát và phân loại các VQG và khu BTTN để có những cơ chế chính sách và phân định mục đích phù hợp.

4.3. Giải pháp khai thác du lịch sinh thái bền vững ở các vườn quốc gia

4.3.1. ô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững cho các vườn quốc gia

Sơ đồ 4.2 là ơ hình tổ chức phát triển DLST bền vững được đề xuất. Để mơ hình phát triển DLST tại các VQG vận hành bền vững, cần phải đề ra những yêu cầu của từng nhóm có liên quan như sau:

Sơ đồ 4.2: Mơ hình phát triển DLST theo hướng bền vững tại VQG

Cộng đồng cư dân địa phương: Đây là tác nhân chủ chốt trong hoạt động du

lịch và dịch vụ trong VQG, bao gồm cộng đồng dân cư đang sinh sống trong vườn và các bản làng ở ngồi vườn. Họ là những người có khả năng tham gia trực tiếp vào một

BQL VQG Khách DL Cộng đồng dân cư địa phương Các DN du lịch Tài nguyên Du lịch ở các VQG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI

115

phần của quy trình hoạt động du lịch và dịch vụ tại VQG, như lưu trú tại nhà, hướng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững (Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương) (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)