Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế xanh

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 26)

1.1. Tổng quan về nền kinh tế xanh

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế xanh

Thuật ngữ nền kinh tế xanh được đặt ra đầu tiên bởi nhà kinh tế môi trường David Pearce vào năm 1989, trong một nghiên cứu cho Chính phủ Anh về “Kế hoạch chi tiết cho nền kinh tế xanh” nhằm kiểm tra ý nghĩa của phát triển bền vững để đo lường tiến trình phát triển kinh tế. Kể từ năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới thì thuật ngữ nền kinh tế xanh được đưa vào sử dụng rộng rãi hơn. Một nền kinh tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải các-bon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm toàn xã hội (UNEP, 2011). Nền kinh tế xanh nhằm mục đích cải thiện phúc lợi của con người và bình đẳng xã hội, trong khi giảm đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên (UNEP, 2011).

Xét về mặt học thuật, “Nền kinh tế xanh” là “kinh tế môi trường” nhưng được nâng cấp lên, trong đó “nghiên cứu mối quan hệ tương tác, phụ thuộc và quy định lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường nhằm bảo đảm một sự phát triển ổn định, hiệu quả, liên tục và bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và lấy con người làm trung tâm”.

“Nền kinh tế xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải

thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái” (Armand Kaszterlan, 2017).

“Nền kinh tế xanh là nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất

cả mọi người trong giới hạn sinh thái của trái đất” (United Nations, 2012).

Tổ chức Sáng kiến nền kinh tế xanh của Liên hợp quốc cho rằng “Tăng trưởng xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng để đạt được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và

sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng cho xã hội” (Liên Hợp quốc, 2007).

Như vậy, nền kinh tế xanh được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và về cơ bản nền kinh tế xanh là nền kinh tế giảm thiểu khí nhà kính, bảo vệ mơi trường, kích thích sử dụng hiệu quả tài nguyên trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại hướng tới nâng cao đời sống cho con người. Trong nền kinh tế xanh, tài ngun - mơi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị, đem lại sự ổn định và thịnh vượng lâu dài.

Từ khái niệm về nền kinh tế xanh ở trên, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của nền kinh tế xanh như sau:

Thứ nhất, nền kinh tế xanh là nền kinh tế hướng tới giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu

Để hạn chế những tác động của phát thải khí nhà kính, của biến đổi khí hậu, các quốc gia hiện đang thực hiện nhiều sáng kiến, chính sách và hoạt động thiết thực - trong đó chuyển đổi mơ hình sang nền kinh tế xanh được coi là cách thức hữu hiệu nhất. Trong nền kinh tế xanh sẽ diễn ra sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió, cùng với tăng trưởng kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính. Mục tiêu hướng tới 100% năng lượng tái tạo là giải pháp quan trọng để mang lại những cơ hội, lợi ích kinh tế mới: giúp giảm phát thải khí nhà kính, giảm phụ thuộc vào than nhập khẩu và góp phần đảm bảo nguồn cung năng lượng, tăng cường tiếp cận năng lượng cho người nghèo, giảm thiểu ô nhiễm mơi trường và góp phần bảo đảm an ninh quốc gia.

Trong các khí nhà kính thì CO2 chiếm khoảng hơn 80% lượng khí nhà kính, do đó, CO2 được dùng làm tiêu chí để luận án phân tích chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh.

Thứ hai, nền kinh tế xanh là nền kinh tế khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên

Để hướng tới nền kinh tế xanh thì việc đưa ra các chiến lược khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo có một vai trị đặc biệt quan trọng. Mặc dù tài nguyên thiên nhiên là nền tảng cho sự phát triển, được con người sử

dụng hàng ngày nhưng khơng được tính tốn chi phí trong hệ thống kinh tế của chúng ta. Sử dụng bền vững và phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trị quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.

Do đó, việc tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo được dùng để đánh giá ảnh hưởng của chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh.

Thứ ba, nền kinh tế xanh là nền kinh tế ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường

Ứng dụng KHCN trong bảo vệ mơi trường - có thể coi là yếu tố tiên quyết để xây dựng nền kinh tế xanh. Các công nghệ thân thiện môi trường bao gồm: các hệ thống quản lý chất thải, tái chế và hệ thống vận chuyển sử dụng pin nhiên liệu, động cơ hybrid hoặc nhiên liệu sinh học, xây dựng bền vững… Công nghệ mơi trường đóng một vai trị quan trọng trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế: nông nghiệp, xây dựng, năng lượng, quy trình cơng nghiệp, xử lý rác thải, quản lý tài nguyên, vận chuyển…

Như vậy, các khoản chi, đầu tư vào khoa học công nghệ tiên tiến, số doanh nghiệp đầu tư vào khoa học hay các sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến được dùng để đánh giá ảnh hưởng của chính sách tài chính đối với nền kinh tế xanh. 1.1.2. Mục tiêu của việc hướng tới nền kinh tế xanh

OECD là tổ chức đi tiên phong trong việc đưa ra các Mục tiêu Phát triển Quốc tế trong bản Báo cáo Định hướng Thế kỷ 21 - đây là tiền thân của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (gọi tắt là MDGs). Đến năm 2016, những mục tiêu này đã được thay thế bằng 17 mục tiêu của phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn 2016-2030. Do nền kinh tế xanh là cách thức, là hướng đi để các quốc gia đạt được phát triển bền vững, vì vậy, trong các mục tiêu phát triển bền vững có chứa đựng khá đầy đủ các mục tiêu của nền kinh tế xanh. Theo UN (2015), trong số 17 mục tiêu của phát triển bền vững, có 12 mục tiêu của nền kinh tế xanh, cụ thể:

Bảng 1. 1. Mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh

TT Mục tiêu

1 Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.

2 Đảm bảo nguồn cung cứng và quản lý bền vững nguồn nước và các điều kiện vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người

3 Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người

4 Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững hiệu quả dài hạn, tạo việc làm đầy đủ, năng suất cao và bền vững cho tất cả mọi người

5 Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, khuyến khích q trình cơng nghiệp hóa tồn diện và bền vững, thúc đẩy sự đổi mới.

6 Xây dựng các đô thị và cộng đồng dân cư hiệu quả, an toàn, đồng bộ và bền vững 7 Đảm bảo các hình mẫu sản xuất và tiêu dùng bền vững

8 Triển khai các hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các tác động của nó

9 Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển cho phát triển bền vững

10

Bảo vệ, khơi phục và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất, quản lý bền vững tài nguyên rừng, chống sa mạc hóa, chống xói mịn đất và ngăn chặn sự mất đa dạng sinh học

11

Thúc đẩy xã hội hài hòa và hiệu quả cho phát triển bền vững, tạo ra cơ hội về công bằng và công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp

12 Nâng cao khả năng thực hiện và làm mới mối quan hệ đối tác tồn cầu vì sự phát triển bền vững

Nguồn: United Nations Statistical Commission (2015)

1.1.3. Vai trò của nền kinh tế xanh

Nền kinh tế xanh đóng vai trị quan trọng trong phát triển bền vững: Phát triển bền vững đòi hỏi sự tiến bộ và tăng cường của các yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường nên chuyển đổi sang nền kinh tế xanh có thể là một động lực quan trọng trong quá trình này. Trong nền kinh tế xanh, mơi trường được xem là nhân tố có tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện chuỗi giá trị và đem lại sự ổn định, thịnh vượng lâu dài. Đối với một bộ phận người dân có mức sống dưới mức nghèo khổ phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, và dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, do đó, việc hướng tới nền kinh tế xanh góp phần cải thiện cơng bằng xã hội, và được xem như là một hướng đi tốt để phát triển bền vững. Quá trình hướng tới nền kinh tế xanh tại các quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố về vị trí địa lý

tài nguyên thiên nhiên và tiềm lực con người – xã hội, cũng như giai đoạn phát triển kinh tế. Nhưng những nguyên tắc quan trọng bao gồm đảm bảo phúc lợi cao nhất, đạt mục tiêu công bằng về mặt xã hội và hạn chế tối đa những rủi ro cho mơi trường và hệ sinh thái thì vẫn ln ln khơng thay đổi.

Bên cạnh đó, nền kinh tế xanh có thể giúp xố đói giảm nghèo: Nền kinh tế xanh sẽ tạo điều kiện giúp người dân tiếp cận được với hạ tầng cơ sở cơ bản, như điện, nước, công nghệ năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và các chính sách hỗ trợ năng lượng sẽ đóng góp đáng kể cho việc cải thiện đời sống và sức khỏe cho một bộ phận người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là cho những người đang khơng có khả năng tiếp cận với năng lượng.

Nền kinh tế xanh có thể tạo ra việc làm trong các ngành, lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, nông nghiệp hữu cơ, giao thông công cộng, tái chế… Tuy nhiên, để nền kinh tế xanh có thể tạo thêm việc làm thì cần phải có sự phối hợp các chính sách xã hội, chính sách mơi trường và chính sách kinh tế. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải chú trọng vào việc đầu tư những kỹ năng mới hay chính sách cần thiết để điều chỉnh việc làm trong các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng và giao thông vận tải.

Nền kinh tế xanh bảo vệ sự đa dạng sinh học: Suy giảm đa dạng sinh học làm giảm phúc lợi của một bộ phận dân số thế giới, trong khi một bộ phận dân số khác gặp phải những vấn đề trầm trọng hơn vì đói nghèo. Nếu tình trạng này tiếp tục, nó có thể gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các hệ sinh thái điều hồ khí hậu trong dài hạn và có thể dẫn đến những biến đổi khơng thể lường trước và có thể khơng đảo ngược trong hệ thống trái đất và những thay đổi trong các dịch vụ hệ sinh thái. Hơn nữa, hệ sinh thái là nguồn cung chủ yếu các nguyên liệu phục vụ cho phát triển kinh tế.

1.1.4. Hệ thống chính sách nhằm hướng tới nền kinh tế xanh

Để hướng tới nền kinh tế xanh, các nước ln có hệ thống chính sách dựa trên quan điểm và mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh trong mỗi thời kỳ, trong mỗi giai đoạn. Nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, các nước cần thiết lập các thỏa thuận về thể chế mới nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, khắc phục sức ì của thể chế hiện hành và các lỗ hổng trong việc hoạch định chính sách. Theo OECD thì các vấn đề

cần giải quyết trong nền kinh tế sẽ được nhìn nhận trước, sau đó, các nước sẽ xác định chính sách nhằm để tháo gỡ khó khăn, và như vậy, một chính sách đưa ra có thể tháo gỡ nhiều vấn đề để nền kinh tế hướng tới xanh hơn, bền vững hơn. OECD cũng cho rằng để hướng tới nền kinh tế xanh thì “kinh tế xanh” phải được lồng ghép vào trong các chính sách.

Theo OECD (2011), hệ thống chính sách của các nước nhằm hướng tới nền kinh tế xanh chủ yếu là các chính sách sau:

Bảng 1. 2. Chính sách trong tiến trình hướng tới nền kinh tế xanh

TT Vấn đề cần giải quyết trongnền kinh tế Chính sách

1 Cơ sở hạ tầng khơng đầy đủ

Thuế nội địa, thuế xuất - nhập khẩu, chuyển nhượng, quan hệ hợp tác công - tư.

2 Vốn con người và vốn xã hội thấp, chấtlượng thể chế kém Thuế, cải cách/loại bỏ trợ cấp 3 Quyền sở hữu tài sản chưa đầy đủ

Xem xét tiến hành cải cách hoặc gỡ bỏ đối với những quyền này

4 Sự bất ổn của các quy định Đưa ra mục tiêu và các hệ thống quản trị độc lập 5

Thơng tin bên ngồi và phân chia ưu đãi

Dán nhãn; Phương pháp tiếp cận tự nguyện; Trợ cấp; Tiêu chuẩn công nghệ và tính năng

6 Ảnh hưởng ngoại lai đến mơi trường Thuế, giấy phép giao dịch, trợ cấp 7

Lợi nhuận thấp trong nghiên cứu và phát triển

Trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển, ưu đãi thuế; Tập trung vào các công nghệ đa năng

8 Hiệu ứng mạng

Tăng cường sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp mạng; Trợ cấp hoặc bảo lãnh vay vốn cho các dự án mạng mới

9 Rào cản cạnh tranh Quy định cải cách; Giảm độc quyền của chính phủ

Nguồn: Tools for Delivering on Green Growth (OECD, 2011)

Cịn UNDESA đã đưa ra sáu chính sách để hướng tới nền kinh tế xanh và chỉ rõ với mỗi chính sách thì cơng cụ nào nên được sử dụng.

Bảng 1. 3. Chính sách hướng tới nền kinh tế xanh của UNDESA

TT Danh mục Nội dung

1

Chính sách nội bộ

- Các khoản thuế, phí, lệ phí, thu thuế đối với việc gây ơ nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên …

-Hệ thống chứng chỉ hoặc giấy phép/hạn mức thương mại.

2

Chính sách khuyến khích

-Ưu đãi đầu tư; cho vay lãi suất thấp; tài chính vi mơ; miễn thuế -Trợ cấp, ưu đãi thuế quan và hỗ trợ trực tiếp khác cho hàng hóa

-Loại bỏ các biến dạng do chính sách gây ra và các ưu đãi ngược (ví dụ như các khoản trợ cấp cho các hoạt động có hại)

- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tài chính, bảo lãnh dài hạn, hỗ trợ từng bước, loại bỏ các rào cản đối với FDI, giảm thủ tục hành chính…

3

Chính sách về thể chế

-Các quy định về định mức, tiêu chuẩn, công bố thông tin, ghi nhãn, cấm, phạt tiền và cưỡng chế

- Quyền sở hữu và quyền tài sản, kể cả IPR

-Quản trị và năng lực thể chế - trách nhiệm giải trình, minh bạch, thực thi, chống tham nhũng.

4

Chính sách về đầu tư

-Mua sắm cơng cộng bền vững

-Đầu tư vốn tự nhiên, khu bảo tồn, quản lý trực tiếp và phục hồi chức năng -Đầu tư vào nông nghiệp bền vững

-Đầu tư vốn nhân lực - xây dựng năng lực, đào tạo, kỹ năng -Đầu tư cơ sở hạ tầng - năng lượng, nước, giao thông, chất thải… -Đầu tư đổi mới trong nghiên cứu và phát triển, triển khai, chia sẻ thơng tin.

5

Chính sách về thơng tin

-Cách tiếp cận tự nguyện - cung cấp thông tin, ghi nhãn, CSR, mục tiêu, thỏa thuận, sáng kiến giáo dục

-Đo lường tiến độ - kế toán xanh, chỉ tiêu và chỉ tiêu xanh, trữ lượng các-

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w