Giá cả và thời hạn đối với điện mặt trời (>=10 kW) tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 48 - 52)

Nhật Bản

Năm tài chính 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Giá (Yên/kWh) 42 36 32 29 24 21 18 14

Thời hạn mua 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm 20 năm

Nguồn: Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản

2.1.1.2. Kết quả và bài học rút ra

Về mặt kinh tế, chính sách thuế các-bon của Nhật Bản đã giúp tăng nguồn thu từ thuế, từ 500 triệu USD năm 2012 lên 2,18 tỷ USD năm 2015.

Những năm đầu, thuế các-bon chiếm tỷ trọng 1% trong tổng số thu thuế, tuy nhiên từ 2010 đến 2012, thuế các-bon đã đóng góp hơn 20% trong tổng mức tăng. Thuế các-bon có ảnh hưởng đến giá nhiên liệu của nước này, cụ thể, làm tăng giá xăng 3,73%; dầu diesel 4,47%, Kerosene 6,5%, dầu khí 6,8%, khí đốt tự nhiên 5,88% và than/than bùn 12,8%.

Về mặt môi trường, thuế các-bon có ảnh hưởng tới việc giảm khí thải nhà kính, tuy nhiên tác động vẫn còn nhỏ (Lee và đồng nghiệp, 2012), cụ thể, nếu như lượng khí thải CO2 từ ngành hoá thạch đã giảm từ 1,3 tỷ tấn CO2 năm 2012 xuống còn 1,25 tỷ tấn CO2 vào năm 2015 và 1,23 tỷ tấn CO2 vào năm 20161.

Theo nghiên cứu của Bộ Môi trường Nhật Bản, lượng phát thải CO2 cho năm 2020 so với năm 2013 với kết quả: trong năm 2020, ảnh hưởng của giá – nghĩa là hiệu quả kiểm sốt phát thải CO2 thơng qua thuế là -0,2% và ảnh hưởng của ngân sách – nghĩa là tác động giảm CO2 thông qua sử dụng nguồn thu từ thuế cho các biện pháp giảm và kiểm soát phát thải CO2 có liên quan đến năng lượng là -4,2%. Tức là, trong năm 2020, thuế các-bon đóng góp vào mục tiêu giảm CO2 của Nhật là

17,5%.

Đối với thuế năng lượng, việc áp dụng thuế năng lượng đã khuyến khích những cơng ty năng lượng tái tạo đầu tư ở Nhật Bản. Giá mua điện theo chính sách này của Nhật đắt hơn so với giá của các nước khác. Vì thế, có thể tác động đến cơ hội mở rộng hệ thống điện mặt trời rộng khắp và Nhật Bản đã đi đầu trong ngành cơng nghiệp năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, chính sách này đã thúc đẩy ngành cơng nghiệp năng lượng mặt trời phát triển, từ đó tạo ra việc làm. Về mặt mơi trường, chính sách thuế năng lượng giúp Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hoá thạch, tăng cường an ninh năng lượng. Hiện nay, năng lượng mặt trời chiếm khoảng 4,5% tổng sản lượng điện ở Nhật Bản và con số này được dự báo sẽ đạt 12% vào năm 2030. Về mặt xã hội, chính sách thuế năng lượng đã góp phần khuyến khích người dân tiết kiệm nhiên liệu, coi đây là trách nhiệm của cá nhân và sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để mua các loại máy móc, dụng cụ có thể tiết kiệm năng lượng. Ngồi ra, người dân Nhật Bản ln có thói quen thường xuyên kiểm tra hệ thống điều hồ khơng khí, hệ thống thơng gió để có thể sử dụng các thiết bị này một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Tính trung bình, mức tiêu thụ điện của người dân Nhật Bản chỉ bằng ½ so với mức tiêu thụ điện của dân Hoa Kỳ (Cao Hiền, 2014).

Bên cạnh đấy, số thu từ thuế năng lượng của Nhật Bản được dùng cho mục đích hướng tới kinh tế xanh, ví dụ như trợ cấp cho ngành cơng nghiệp than, dầu khí, xây dựng và bảo trì đường xá, phát triển các cơ sở năng lượng điện tập trung vào sản xuất năng lượng hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch.

Một số vấn đề tồn tại

Mặc dù đạt được một số kết quả trên, nhưng việc áp dụng thuế các-bon tại Nhật Bản gặp phải thách thức từ sự phản đối của doanh nghiệp, khi các doanh nghiệp cho rằng, thuế các-bon làm tăng giá năng lượng, cản trở đổi mới doanh nghiệp, do đó, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, thuế các-bon của Nhật Bản cũng gặp phải chỉ trích, cho rằng các khoản thu từ thuế các- bon không minh bạch, thiếu sự rõ ràng, đặc biệt là khi giá năng lượng tăng nhanh sau khi đóng cửa các nhà máy hạt nhân sau thảm họa vào năm 2011 (Carl và Fedor, 2016).

Chính vì gặp phải phản đối từ doanh nghiệp, nên mức thuế suất đối với thuế các-bon của Nhật Bản khá thấp, thấp hơn so với mức IMF khuyến cáo các nước. Thuế suất thuế các-bon thấp của Nhật Bản chỉ có tác động nhỏ đến lượng khí thải CO2 và tác động nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản. Nếu Nhật Bản áp thuế suất cao hơn thì tác động này sẽ lớn hơn (Kawakatsu, 2017).

Mặc dù thuế các-bon được áp dụng với thuế suất thấp, nhưng bên cạnh sự phản đối của các doanh nghiệp thì việc áp dụng loại thuế này cũng gặp phải sự phản kháng của các hộ gia đình. Theo Bộ Mơi trường Nhật Bản (2012), thuế các-bon mà Nhật áp dụng tạo ra gánh nặng thuế đối với mỗi hộ gia đình là 1.200 JPY/năm. Một số nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, các hộ gia đình có thu nhập thấp ở Nhật Bản thường dành phần lớn thu nhập của họ cho nhu cầu năng lượng, do đó, họ phải chịu gánh nặng thuế các-bon so với các hộ gia đình có thu nhập cao hơn (Parry và Williams, 2011; Haug và các cộng sự, 2018; Diamond và Zadrow, 2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi số thu từ thuế các-bon được sử dụng một phần để giải quyết gánh nặng tài chính bổ sung cho các hộ gia đình có thu nhập thấp thì những tác động tiêu cực này cũng được giảm bớt.

Cũng tương tự như thuế các-bon, thuế năng lượng của Nhật Bản được đánh giá là khơng có tác động trực tiếp đến việc kiểm sốt các tác động tiêu cực từ việc sử dụng năng lượng.

Bài học rút ra

Việc áp dụng thuế các-bon với mức thuế suất thấp khơng có nhiều tác động đến nền kinh tế xanh. Do đó, cần có kế hoạch tăng thuế các-bon cụ thể, trong một thời gian đủ dài để doanh nghiệp kịp điều chỉnh các chiến lược kinh doanh nhằm hướng tới nền kinh tế xanh.

Shiro Takeda và Toshi H.Arimura (2020) cho rằng, để đạt mục tiêu nền kinh tế xanh thì cần áp dụng đồng thời các chính sách thuế như thuế các-bon, thuế năng lượng….

Số thu từ thuế các-bon nên dành một phần để bù đắp gánh nặng về tài chính mà các hộ gia đình có thu nhập thấp phải gánh chịu khi áp dụng thuế các-bon.

2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

2.1.2.1. Chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Trung Quốc

Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Trung Quốc đã khơng cịn duy trì tốc độ tăng liền mạch mà có dấu hiệu chững lại kể từ năm 2012 và kéo theo sự suy kiệt nghiêm trọng về nguồn tài nguyên và các hệ luỵ môi trường. Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đã đề cập đến phát triển bền vững và nền kinh tế xanh trong các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015. Các chính sách nhằm hướng tới nền kinh tế xanh cũng đã được quan tâm đặc biệt như: chính sách phát triển năng lượng gió, năng lượng tái tạo, phát triển ngành cơng nghiệp tái chế…đều thu được nhiều thành quả được thế giới công nhận và để lại nhiều bài học cho các nước. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã có những chính sách thuế khá thành cơng trong việc thúc đẩy thực hiện nền kinh tế xanh, cụ thể:

a. Thuế tài nguyên

Sau khi sửa đổi “Điều lệ tạm thời về thuế tài nguyên”, thí điểm thực hiện tại Tân Cương và 12 tỉnh miền Tây từ năm 2010, Quốc Vụ Viện Trung Quốc thông báo kể từ 1/11/2011 đánh thuế đối với tất cả các sản phẩm tài nguyên, đồng thời mở rộng việc đánh thuế trên doanh thu số bán dầu thơ và khí tự nhiên từ một số khu vực ra phạm vi cả nước. Theo kế hoạch, thuế đối với dầu thơ và khí tự nhiên là 5 – 10% trong tổng doanh số bán. Trung bình một thùng dầu thơ bán với giá 80 USD thì thuế tài nguyên là 4 USD/thùng, gấp 6-13 lần so với mức thuế trước khi có cải cách này. Đối với than cốc, thuế ở mức 8 - 20 NDT/tấn, và thuế đối với đất hiếm là 0,4 – 60 NDT/tấn. Thuế áp dụng đối với than đá ở mức 0,3 – 5 NDT/tấn.

Sau đó, Trung Quốc ban hành Luật Thuế tài nguyên, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2020. Luật Thuế tài nguyên dựa trên các quy định của Điều lệ tạm thời về thuế tài nguyên, làm rõ thẩm quyền xác định thuế suất và tiêu chuẩn hóa các chính sách miễn giảm thuế. Luật Thuế tài nguyên của Trung Quốc đưa ra 164 hạng mục thuế, bao gồm tất cả khoáng sản và muối được khai thác, đồng thời ấn định thuế suất theo từng loại nhằm hợp lý hóa việc kê khai thuế.

Theo quy định của Luật Thuế tài nguyên, tất cả các đơn vị, cá nhân khai thác tài nguyên chịu thuế trên lãnh thổ Trung Quốc và các vùng biển khác thuộc thẩm quyền của Trung Quốc, với tư cách là người nộp thuế tài nguyên, phải nộp thuế tài nguyên.

Các hạng mục thuế và thuế suất thuế tài nguyên được quy định trong “Bảng thuế suất thuế mục”. Trên cơ sở xem xét tình trạng tài nguyên chịu thuế, điều kiện khai thác, tác động đến mơi trường sinh thái…, Chính quyền nhân dân tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Chính phủ trung ương đề xuất mức thuế suất cụ thể của địa phương mình, sau đó báo cáo Ủy ban Thường vụ đại hội đại biểu Nhân dân cùng cấp để quyết định, và báo cáo với Ủy ban Thường vụ đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc và Quốc vụ viện lưu hồ sơ. Trong trường hợp “Bảng thuế suất thuế mục” quy định đối tượng thuế là quặng thô hoặc quặng tinh2, thì sẽ được xác định riêng mức thuế áp dụng cụ thể.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w