Tổng quan về chính sách tài chính

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 32 - 35)

1.2.1. Khái niệm chính sách tài chính

Theo OECD (2002) thì “Chính sách tài chính đề cập đến các chính sách liên

quan đến quy định, giám sát, giám sát hệ thống tài chính và thanh tốn, bao gồm thị trường và thể chế, nhằm thúc đẩy sự ổn định tài chính, hiệu quả thị trường và bảo vệ khách hàng-tài sản và người tiêu dùng”.

Trong nghiên cứu này, chính sách tài chính tiếp cận theo cách hiểu chính sách là tập hợp mục tiêu, phương thức, chủ trương và hành động để thực hiện các mục tiêu do Chính phủ đưa ra. Chính sách tài chính quốc gia là bộ phận của chính sách kinh tế, nó sử dụng tổng thể các cơng cụ của hệ thống tài chính nhằm khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Chính sách tài chính quốc gia mang đặc điểm của chính sách kinh tế - xã hội, do đó, nó gồm tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và cơng cụ mà Chính phủ một quốc gia sử dụng để tác động

lên các đối tượng và khách thể quản lý nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của xã hội (Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội, 2012).

Chính sách tài chính, do đó, sẽ giải quyết những vấn đề và thực hiện những mục tiêu liên quan tới tài chính, trong định hướng mục tiêu tổng thể của xã hội. Tài chính ở đây là các quan hệ tài chính trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức tổng giá trị, thơng qua đó tạo lập các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, chính sách tài chính điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính thơng qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền.

Theo cách giải thích trên, chính sách tài chính được định nghĩa là tập hợp các mục tiêu, biện pháp được chính phủ mỗi quốc gia đề ra để tác động tới chức năng huy động và phân phối các nguồn tài chính của một quốc gia, để hệ thống tài chính quốc gia đó phục vụ hữu hiệu việc thực hiện các mục tiêu phát triển đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Đối với Việt Nam, phạm vi chính sách tài chính quốc gia bao trùm cả lĩnh vực tài chính cơng, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính và tài chính hộ gia đình hay dân cư.

Nội dung chính sách tài chính quốc gia bao gồm các chính sách cơ bản sau: (i) Chính sách tài chính nhà nước (tài chính cơng): Trong hệ thống tài chính

quốc gia, NSNN có vị trí quan trọng. Hoạt động quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước phụ thuộc vào khả năng và hiệu quả hoạt động của ngân sách. Do đó, chính sách tài chính nhà nước nhằm hướng vào việc huy động vốn cho NSNN một các vững chắc, ổn định đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.

(ii) Chính sách tài chính doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp, chính sách tài

chính của Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ, tăng quy mơ vốn đầu tư, nhanh chóng đổi mới công nghệ, từng bước nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.

(iii) Chính sách phát triển thị trường tài chính: Là bộ phận rất quan trọng

của hệ thống tài chính quốc gia. Thị trường tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ những người có vốn sang những người cần vốn thông qua hoạt động tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp. Hoạt động dẫn vốn trực tiếp được thực hiện bằng cách những người cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổ phiếu hoặc thực hiện các món vay thế chấp. Hoạt động tài chính gián tiếp thực hiện thơng qua các trung gian tài chính. Nhà nước cần hướng vào sử dụng các cơng cụ trực tiếp và gián tiếp tác động vào thị trường tài chính, qua đó tác động vào hoạt động kinh tế.

(iv) Tài chính dân cư: Nguồn vốn của khu vực tài chính dân cư đóng góp hệ

thống tài chính quốc gia dưới hình thức nộp thuế, phí, lệ phí của dân cư, tham gia vào các quỹ bảo hiểm, tham gia vào thị trường tài chính qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc nhà nước, gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng. Nguồn tích lũy tài chính dân cư được hình thành từ tiền tích lũy được từ thu nhập của tầng lớp dân cư do kinh doanh sản xuất hoặc tiền công sau khi đã chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, ở một số gia đình cịn có nguồn tài sản kế thừa, tài sản biếu tặng, kiều hối của người dân ở nước ngoài trở về nước…

1.2.2. Vai trị của chính sách tài chính

Chính sách tài chính có vai trị đáng kể đối với phát triển kinh tế, cụ thể: Thứ nhất, chính sách tài chính trên lý thuyết là một cơng cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thơng qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách. Chẳng hạn, chính phủ sử dụng ngân sách để cải thiện các dịch vụ công như: dịch vụ pháp lý; chống độc quyền, tội phạm, nâng cấp hệ thống thông tin, thanh tốn... qua đó làm tăng năng suất và hiệu quả của khu vực tư nhân.

Thứ hai, chính sách tài chính có chức năng như một cơng cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân, tạo lập sự ổn định về mặt xã hội để tạo ra môi trường ổn định cho đầu tư và tăng trưởng.

Thứ ba, chính sách tài chính hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển. Điều chỉnh tăng hoặc giảm thuế suất hay ban hành thuế mới cũng là cơng cụ nhằm kích thích hay hạn chế phát triển một ngành hay lĩnh vực kinh tế nào đó.

Thứ tư, chính sách tài chính có thể được áp dụng nhằm ổn định kinh tế vĩ mơ. Vào thời kỳ kinh tế suy thối, sản xuất đình trệ, thất nghiệp tăng cao thì một chính sách tài chính mở rộng với liều lượng đủ lớn được thực thi đúng thời điểm có thể giúp sản lượng của nền kinh tế nhanh chóng phục hồi.

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w