1.1. Tổng quan về nền kinh tế xanh
1.1.4. Hệ thống chính sách nhằm hướng tới nền kinh tế xanh
Để hướng tới nền kinh tế xanh, các nước ln có hệ thống chính sách dựa trên quan điểm và mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh trong mỗi thời kỳ, trong mỗi giai đoạn. Nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, các nước cần thiết lập các thỏa thuận về thể chế mới nhằm hướng tới nền kinh tế xanh, khắc phục sức ì của thể chế hiện hành và các lỗ hổng trong việc hoạch định chính sách. Theo OECD thì các vấn đề
cần giải quyết trong nền kinh tế sẽ được nhìn nhận trước, sau đó, các nước sẽ xác định chính sách nhằm để tháo gỡ khó khăn, và như vậy, một chính sách đưa ra có thể tháo gỡ nhiều vấn đề để nền kinh tế hướng tới xanh hơn, bền vững hơn. OECD cũng cho rằng để hướng tới nền kinh tế xanh thì “kinh tế xanh” phải được lồng ghép vào trong các chính sách.
Theo OECD (2011), hệ thống chính sách của các nước nhằm hướng tới nền kinh tế xanh chủ yếu là các chính sách sau:
Bảng 1. 2. Chính sách trong tiến trình hướng tới nền kinh tế xanh
TT Vấn đề cần giải quyết trongnền kinh tế Chính sách
1 Cơ sở hạ tầng không đầy đủ
Thuế nội địa, thuế xuất - nhập khẩu, chuyển nhượng, quan hệ hợp tác công - tư.
2 Vốn con người và vốn xã hội thấp, chấtlượng thể chế kém Thuế, cải cách/loại bỏ trợ cấp 3 Quyền sở hữu tài sản chưa đầy đủ
Xem xét tiến hành cải cách hoặc gỡ bỏ đối với những quyền này
4 Sự bất ổn của các quy định Đưa ra mục tiêu và các hệ thống quản trị độc lập 5
Thơng tin bên ngồi và phân chia ưu đãi
Dán nhãn; Phương pháp tiếp cận tự nguyện; Trợ cấp; Tiêu chuẩn cơng nghệ và tính năng
6 Ảnh hưởng ngoại lai đến môi trường Thuế, giấy phép giao dịch, trợ cấp 7
Lợi nhuận thấp trong nghiên cứu và phát triển
Trợ cấp cho nghiên cứu và phát triển, ưu đãi thuế; Tập trung vào các công nghệ đa năng
8 Hiệu ứng mạng
Tăng cường sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp mạng; Trợ cấp hoặc bảo lãnh vay vốn cho các dự án mạng mới
9 Rào cản cạnh tranh Quy định cải cách; Giảm độc quyền của chính phủ
Nguồn: Tools for Delivering on Green Growth (OECD, 2011)
Cịn UNDESA đã đưa ra sáu chính sách để hướng tới nền kinh tế xanh và chỉ rõ với mỗi chính sách thì cơng cụ nào nên được sử dụng.
Bảng 1. 3. Chính sách hướng tới nền kinh tế xanh của UNDESA
TT Danh mục Nội dung
1
Chính sách nội bộ
- Các khoản thuế, phí, lệ phí, thu thuế đối với việc gây ơ nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên …
-Hệ thống chứng chỉ hoặc giấy phép/hạn mức thương mại.
2
Chính sách khuyến khích
-Ưu đãi đầu tư; cho vay lãi suất thấp; tài chính vi mơ; miễn thuế -Trợ cấp, ưu đãi thuế quan và hỗ trợ trực tiếp khác cho hàng hóa
-Loại bỏ các biến dạng do chính sách gây ra và các ưu đãi ngược (ví dụ như các khoản trợ cấp cho các hoạt động có hại)
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tài chính, bảo lãnh dài hạn, hỗ trợ từng bước, loại bỏ các rào cản đối với FDI, giảm thủ tục hành chính…
3
Chính sách về thể chế
-Các quy định về định mức, tiêu chuẩn, công bố thông tin, ghi nhãn, cấm, phạt tiền và cưỡng chế
- Quyền sở hữu và quyền tài sản, kể cả IPR
-Quản trị và năng lực thể chế - trách nhiệm giải trình, minh bạch, thực thi, chống tham nhũng.
4
Chính sách về đầu tư
-Mua sắm công cộng bền vững
-Đầu tư vốn tự nhiên, khu bảo tồn, quản lý trực tiếp và phục hồi chức năng -Đầu tư vào nông nghiệp bền vững
-Đầu tư vốn nhân lực - xây dựng năng lực, đào tạo, kỹ năng -Đầu tư cơ sở hạ tầng - năng lượng, nước, giao thông, chất thải… -Đầu tư đổi mới trong nghiên cứu và phát triển, triển khai, chia sẻ thông tin.
5
Chính sách về thơng tin
-Cách tiếp cận tự nguyện - cung cấp thông tin, ghi nhãn, CSR, mục tiêu, thỏa thuận, sáng kiến giáo dục
-Đo lường tiến độ - kế toán xanh, chỉ tiêu và chỉ tiêu xanh, trữ lượng các- bon.
6
Chính sách khác
-Chính sách thị trường lao động - kỹ năng (đào tạo lại), hỗ trợ tìm kiếm việc làm, hỗ trợ thu nhập và lợi ích…
-Chính sách bảo trợ xã hội - bảo hiểm thất nghiệp và lương hưu, chăm sóc sức khỏe…
Nguồn: UNDESA (2012c)