Biểu thuế bảo vệ môi trường đối với tài nguyên hóa thạch

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 89)

Hàng hóa Đơn vịtính

Mức thuế (đồng/ 1 đơn vị hàng hóa) Trước 1/5/2015 (NQ 1269/2011) Từ 1/5/2015- 31/12/2018 (NQ 888a/2015) Từ 1/1/2019 (NQ 579/2018) Xăng, dầu, mỡ nhờn Xăng, trừ etanol Lít 1.000 3.000 4.000

Nhiên liệu bay Lít 1.000 3.000 3.00011

Dầu diesel Lít 500 1.500 2.000 Dầu hỏa Lít 300 300 1.000 Dầu mazut Lít 300 900 2.000 Dầu nhờn Lít 300 900 2.000 Mỡ nhờn Kg 300 900 2.000 Than đá Than nâu Tấn 10.000 10.000 15.000

Than an - tra - xít (antraxit) Tấn 20.000 20.000 30.000

Than mỡ Tấn 10.000 10.000 15.000

Nguồn: Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12; Nghị quyết số 888a/2015/UBTVQH13; Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14

b. Thuế tài nguyên

Để đảm bảo cho tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách thuế khác nhau, trong đó chính sách thuế tài ngun là chính sách có tác động trực tiếp và lớn nhất đến hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên tại Việt Nam.

Nội dung của chính sách thuế Tài nguyên với mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh

Chính sách thuế Tài nguyên được áp dụng theo quy định của Luật tài nguyên số 45/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/7/2010 và Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

Đối tượng chịu thuế Tài nguyên được quy định trong Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 là các loại tài nguyên bao gồm khoáng sản kim loại, khoáng sản khơng kim loại, dầu thơ, khí thiên nhiên, khí than; sản phẩm của rừng tự nhiên, hải sản tự nhiên, nước thiên nhiên, yến sào thiên nhiên và tài nguyên khác do Ủy ban

11 mức thuế này là 2.100 đồng/lít kể từ ngày 01/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020, sau đó quay lại mức 3.000 đồng/lít kể từ ngày 01/01/2021

Thường vụ Quốc hội quy định.

Mức thuế suất thuế tài nguyên được quy định trong khung thuế suất thuế tài nguyên, và được điều chỉnh tăng dần để khuyển khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới dây chuyền cơng nghệ, hạn chế và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nhằm bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh.

Ngày 10/12/2015 Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQH13 về biểu mức thuế suất thuế tài nguyên theo khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định tại điều 7 của Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 71/2014/QH13) đã điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế tài nguyên của hầu hết các loại tài nguyên, mức tăng phổ biến là từ 2%-5%. Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành theo Nghị quyết số 1084/2015/UBTVQU13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016 và thay thế cho biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành theo Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mức thuế suất thuế tài nguyên được điều chỉnh tăng dần lên nhằm khuyến khích doanh nghiệp khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường. Mục tiêu của các lần tăng thuế suất này là nhằm hạn chế khai thác tài nguyên trong nước và tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu thơ ở nước ngồi để đảm bảo nguồn cung cho sản xuất trong nước.

Quy định về mức thuế suất thuế tài nguyên của Việt Nam được xây dựng theo ngun tắc tài ngun khơng có khả năng tái tạo thì áp dụng mức thuế suất cao, tài ngun có khả năng tái tạo thì áp dụng mức thuế suất thấp.

Để hướng tới nền kinh tế xanh, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là phải chuyển đổi quá trình sử dụng năng lượng từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng năng lượng tái tạo: gió, mặt trời, thủy điện, địa nhiệt, sinh khối12. Để thực hiện mục tiêu này thời gian qua nhà nước đã tiến hành điều chỉnh liên tục mức thuế suất đối với tài nguyên hóa thạch.

Đối với dầu thơ, khí thiên nhiên và khí than cần được khuyến khích đầu tư vì mức thuế suất thuế tài nguyên còn được áp dụng ở mức rất thấp.

12 củi gỗ, trấu, phụ phẩm nơng nghiệp và lâm nghiệp khí sinh học, nhiên liệu sinh học, và năng lượng thủy triều/đại dương/sóng

Bảng 3. 2. Biểu thuế suất thuế tài ngun đối với dầu thơ, khí thiên thiên, khí than áp dụng đối với các dự án khuyến khích đầu tư

Đơn vị: %

TT Nhóm, loại nguyên liệu Thuế suất ưu đãi

I Đối với dầu thô

1 Đến 20.000 thùng/ngày 7 2 Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày 9 3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 11 4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 13 5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 18 6 Trên 150.000 thùng/ngày 23

II Đối với khí thiên nhiên, khí than

1 Đến 5 triệu m3/ngày 1

2 Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 3

3 Trên 10 triệu m3/ngày 6

Nguồn: Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13

Cịn đối với dầu thơ, khí thiên nhiên khác được duy trì mức thuế suất khá ổn định, cụ thể dầu thơ mức thuế suất thấp nhất là 10% và cao nhất là 29%; khí thiên nhiên, khí than mức thấp nhất là 2%, cao nhất là 10%.

Thuế suất đối với than - nhiên liệu hóa thạch được điều chỉnh tăng liên tục kể từ năm 2010 với mức thuế cao, do nhu cầu sử dụng than và nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam ở mức lớn. Năm 2014, nhà nước điều chỉnh so với năm 2010 tăng với tỷ lệ từ 28,5% lên tới 40% (tùy theo loại than). Năm 2016 nhà nước tiếp tục điều chỉnh tăng và mức thuế suất đối với than an-tra-xit hầm lò và một số loại than khác bằng 200% so với năm 2010; than an-tra-xít lộ thiên, than nâu, than mỡ năm 2016 cũng được điều chỉnh bằng 171,4% so với năm 2010.

Bảng 3. 3. Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với tài nguyên hóa thạch

Đơn vị: %

TT Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất Từ 1/7/2010 (Nghị quyết 928) Từ 1/2/2014 (Nghị quyết 712) Từ 1/7/2016 (Nghị quyết 1084) I Than

1 Than an-tra-xít (antraxit) hầm lị 5 7 10

2 Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên 7 9 12

3 Than nâu, than mỡ 7 9 12

4 Than khác 5 7 10

II Đối với dầu thô

1 Đến 20.000 thùng/ngày 10 10 10

3 Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày 14 14 14 4 Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày 19 19 19 5 Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày 24 24 24 6 Trên 150.000 thùng/ngày 29 29 29

III Đối với khí thiên nhiên, khí than

1 Đến 5 triệu m3/ngày 2 2 2

2 Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày 5 5 5

3 Trên 10 triệu m3/ngày 10 10 10

Nguồn: Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 và Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13, NQ1084/2015/UBTVQH13

Việt Nam sử dụng phương thức thu thuế tài nguyên dựa vào giá trị tài nguyên. Theo đó, số thuế tài nguyên phải nộp được tính trên sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất.

c. Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế TTĐB là loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ được cho là “đặc biệt”.

Nội dung của chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt nhằm hướng tới nền kinh tế xanh

Đối tượng chịu thuế TTĐB: là những loại hàng hố, dịch vụ khơng thật cần thiết cho nhu cầu của con người, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhưng hiện tại nhà nước không thể cấm tiêu thụ (rượu, bia, thuốc lá…) và có tác động xấu đến mơi trường (thuốc lá, xăng, vàng mã, hàng mã…) (11 loại hàng hoá và 6 loại dịch vụ).

Thuế suất thuế TTĐB được điều chỉnh theo lộ trình đã được nhà nước cơng bố và tính đến thời điểm hiện tại thuế suất thuế TTĐB có mức dao động từ 5-150%, trong đó 5% áp dụng đối với loại xe ô tô thân thiện với môi trường, chạy bằng điện và chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ và cao nhất là 150% áp dụng đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi lanh trên 6000 cm3 và có tỷ trọng xăng sử dụng từ 70% trở lên số năng lượng sử dụng.

91

Bảng 3. 4. Mức thay đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của một số loại hàng hóa

TT Tên mặt hàng Thuế suất (%)

Từ 1/1/2016 Từ 1/1/2017 Từ 1/1/2018 Từ 1/1/2019 I Hàng hóa có thuế suất thuế tăng

1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 70 70 70 75

2 Rượu

- Rượu từ 20 độ trở lên 55 60 65 65

- Rượu dưới 20 độ 30 30 35 35

3 Bia 55 60 65 65

4 Xe ô tô dưới 24 chỗ

a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống tỷ trọng xăng sử dụng từ 70% trở lên số năng lượng sử dụng, có có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

55 (từ 1/7/2016)

55 60 60

b) Xe mơ-tơ-hơm (motorhome) khơng phân biệt dung tích xi lanh (từ 1/7/2016)70 70 75 75

II Hàng hóa có thuế suất giảm

Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng:

- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 40

(từ 1/7/2016) 40 35 35

- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 45

(từ 1/7/2016) 45 40 40

Nguồn: Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số 70/2014/QH13; Luật số 106/2016/QH13; Nghị định 108/2015/NĐ-CP và tác giả tự tổng hợp.

1

d. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN được quy định trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi một số điều của Luật thuế TNDN, thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 151/2014/TT-BTC, thơng tư 119/2014/TT/BTC, thơng tư 96/2015/TT-BTC, thơng tư 130/2016/TT-BTC.

Nhằm khuyến khích đầu tư và sản xuất hướng tới nền kinh tế xanh, Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, bao gồm cả ưu đãi về thuế suất và thời gian miễn, giảm thuế và về thu nhập miễn thuế.

Ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với:

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sơng; sân bay, nhà ga và cơng trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác.

- Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực BVMT, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích mơi trường; xử lý ơ nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.

- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao.

Việt Nam cũng quy định rất cụ thể các trường hợp được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi nhưng không quá 15 năm: Đối với dự án đầu tư có quy mơ lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư; dự án sử dụng thường xuyên bình quân trên 6.000 lao động; Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu….

Đối với thu nhập miễn thuế:

- Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật về KHCN được miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ được miễn thuế tối đa khơng q 05 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm; Thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật.

- Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ban hành ngày 1/2/2019 (có hiệu lực từ 20/3/2019) thì thu nhập của doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và cơng nghệ được miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.

Khuyến khích doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và cơng nghệ của doanh nghiệp, qua đó giảm nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp.

Thông qua các ưu đãi về thuế suất, thu nhập miễn thuế, thời gian miễn giảm thuế, Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến, giúp q trình sản xuất giảm lượng khí thải, và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng năng suất lao động.

e. Phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải

Phí BVMT đối với nước thải được quy định tại Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/5/2020, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020.

Đối tượng chịu phí BVMT đối với nước thải là nước thải công nghiệp được thải ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản và nước thải sinh hoạt ra môi trường từ các hộ gia đình, tổ chức khác.

Đối tượng nộp phí BVMT đối với nước thải là các tổ chức, cá nhân xả nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt ra môi trường, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải, thì việc nộp phí do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung thực hiện.

Mức phí BVMT đối với nước thải được quy định là 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch chưa bao gồm thuế GTGT. Đối với nước thải công nghiệp từ 2,5-4 triệu đồng/năm áp dụng cho các cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20m3/ngày. Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20m3/ngày trở lên thì chịu mức phí từ 2.000-20.000.000 đồng/kg. f. Phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn

Chất thải rắn chủ yếu được thu gom và xử lý bởi các công ty môi trường đô thị và các doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và môi trường hoặc Sở Tài nguyên và môi trường cấp tỉnh cấp giấy phép thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Mức

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w