Tình hình chi NSNN cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 99)

Đơn vị: nghìn Tỷ đồng Stt Nội dung Dự tốn 2013 Dự tốn 2014 Dự tốn 2015 Dự toán 2016 Dự toán 2017 Dự toán 2018 Dự toán 2019 Dự toán 2020

1 Tổng chi cân đối ngân sách

nhà nước 978 1.007 1.147,1 1.273 1.390 1.523 1.633 1.747

2 Chi ngân sách nhà nước cho

sự nghiệp bảo vệ môi trường 9,7 9,9 11,4 12,3 13,9 15,1 16,19 17,0

3 Tỷ lệ % so với tổng chi NSNN 1,0% 1,0% 1,0% 1,0% 1,0% 1,0% 1,0% 1,0% Nguồn: Viện Chiến lược và chính sách tài chính (2020)

Bảng 3. 6. Tình hình chi NSNN cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở ViệtNam Nam

Đơn vị: nghìn Tỷ đồng

Nội dung Năm

2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Chi thường xuyên ngân sách nhà nước

cho sự nghiệp bảo vệ môi trường 11,0 11,6 13,6 14,7 18,7 18,4 20,4 21,4

Tỷ trọng chi sự nghiệp môi trường của cả nước so tổng chi NSNN

(đơn vị: %) 1,1 1,2 1,2 1,2 1,34 1,21 1,25 1,23 Trong đó:

- Chi sự nghiệp môi trường Ngân sách

trung ương (dự toán) 1,2 1,5 1,7 1,7 1,9 2,1 2,3 2,5

- Chi sự nghiệp môi trường Ngân sách địa phương (số Hội đồng nhân dân thông qua)

9,9 10,1 11,9 13,0 16,8 16,3 18,2 18,9

Tỷ trọng chi sự nghiệp môi trường Ngân sách địa phương so tổng chi sự nghiệp môi trường cả nước

(đ/v: %)

89,4 87,5 87,5 88,4 89,9 88,6 88,8 88,6

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 3. 1. Dự tốn phân cấp chi Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Viện Chiến lược và chính sách tài chính (2020)

Hình 3. 2. Tình hình phân cấp chi NSNN cho bảo vệ mơi trường ở Việt Nam

Có thể nói trong thời gian qua, mặc dù NSNN cịn nhiều khó khăn, nhưng chi NSNN cho sự nghiệp BVMT luôn được ưu tiên hơn so với lĩnh vực chi khác, đảm bảo đúng quy định. Công tác BVMT, việc lồng ghép các yêu cầu BVMT trong các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển đã được quan tâm nhiều hơn. 3.2.1.3. Chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh

a. Tín dụng xanh

Để triển khai theo Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20-3-2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014

– 2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Cùng với đó Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản để thực hiện Quyết định 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định số 1552/QĐ- NHNN ngày 06/08/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 của Ngân hàng NHNN về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, nhằm tăng cường nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng với việc bảo vệ mơi trường, chống biến đổi khí hậu, từng bước xanh hoá hoạt động ngân hàng, hướng dịng vốn tín dụng vào việc tài trợ những dự án thân thiện với mơi trường. Theo đó, Ngân hàng nhà nước được giao phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ số 47 tại Quyết định 2053/QĐ-TTg: “Đẩy nhanh việc áp dụng các cơng cụ tài chính như chương trình tín dụng xanh, trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh và theo đó có bộ tiêu chí về dự án xanh”. Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của TTCP phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh.

b. Trái phiếu xanh

Các văn bản pháp lý về trái phiếu xanh đã được ban hành như: Nghị định số 95/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên TTCK, trong đó có nội dung về việc phát hành TPCP xanh; Nghị định 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương, trong đó bao gồm các quy định về việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh; Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp xanh theo thơng lệ quốc tế. Theo đó, việc phát hành trái phiếu xanh về cơ bản phải tuân thủ các quy định phát hành trái phiếu thông thường và bổ sung một số điều kiện theo thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay trái phiếu xanh mới được phát hành thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu theo Đề án phát hành thí điểm trái phiếu xanh của chính quyền địa phương trong chương trình hợp tác giữa Ủy ban Chứng khốn Nhà

nước với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) được Bộ Tài chính phê duyệt năm 2016. Trái phiếu được phát hành dưới dạng trái phiếu chính quyền địa phương, kỳ hạn từ 3 - 5 năm. Theo thống kê sơ bộ, TP. Hồ Chí Minh đã phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu cho 34 dự án, trong đó lập danh mục 11 dự án xanh dựa trên “Danh mục dự án xanh” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành; Bà Rịa - Vũng Tàu phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu xanh với kỳ hạn 5 năm cho 8 dự án. Đây đều là các dự án phục vụ phát triển bền vững tại địa phương. Đợt 2 diễn ra vào năm 2017, huy động được 2.000 tỉ đồng cho bảy dự án xanh được chọn lọc.

c. Thị trường tín chỉ các-bon

Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện Nghị định thư Tokyo của Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu. Sau hơn 10 năm thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định, tạo chuyển biến trong việc thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường trao đổi tín chỉ các-bon cho các dự án đầu tư theo CDM với công nghệ mới, thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định; qua đó, góp phần quan trọng trong thực thi cam kết của Việt Nam theo Nghị định thư Kyoto.

Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án CDM trên cơ sở tự nguyện. Trên cơ sở đó, tại Quyết định cũng quy định rõ CERs thu được từ hoạt động của dự án CDM thuộc sở hữu của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án. Nhà đầu tư có tồn quyền quyết định về việc bán hoặc chuyển CERs về nước để thực hiện cam kết giảm phát thải. Đồng thời, nhà đầu tư cũng có tồn quyền lựa chọn quyết định thời điểm bán, chuyển CER và giá bán CER. Nhà nước chỉ đóng vai trị hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, thông qua việc quy định các biện pháp ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chính sách khấu hao nhanh, trợ giá… cũng như cung cấp thông tin cần thiết.

3.2.2. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính hướng tới nềnkinh tế xanh kinh tế xanh

Với những nội dung phân tích ở trên, có thể thấy thời gian qua Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc ban hành và điều chỉnh chính sách tài chính nhằm

hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam. Bước đầu, chính sách tài chính của Việt Nam đã mang lại một số kết quả tích cực, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các chính sách tài chính nêu trên đã bám sát và thể chế hóa các

chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về bảo vệ mơi trường, góp phần thực hiện các cam kết của Chính phủ với Cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực mơi trường; góp phần nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường của tồn xã hội, từ đó góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và tiêu dùng nhằm giảm phát thải ô nhiễm tại nguồn.

Thứ hai, các chính sách tài chính nhằm thúc đẩy nền kinh tế xanh đã được

ban hành tương đối đầy đủ, bao gồm các chính sách liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và các chính sách tài chính khác. Các chính sách tài chính được lồng ghép và thống nhất với chính sách phát triển của các ngành khác nhau (nông nghiệp, công nghiệp, thủy lợi, xây dựng, giao thông, môi trường…) đã bao quát tương đối đầy đủ nên đã phần nào đáp ứng yêu cầu của tăng trưởng xanh, giảm ô nhiễm mơi trường, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Thứ ba, chính sách thu thơng qua cơng cụ thuế, phí đã được ban hành đồng

bộ, được bổ sung, điều chỉnh qua từng giai đoạn, một mặt có tác động thay đổi hành vi bảo vệ mơi trường theo chiều hướng tích cực, đồng thời động viên hợp lý đóng góp của xã hội, tạo thêm nguồn thu để giải quyết vấn đề môi trường.

Thứ tư, chi NSNN cho hoạt động BVMT đã được coi trọng, quy mô chi tăng

dần qua các năm và tăng ở cả cấp trung ương và cấp địa phương.

Thứ năm, các chính sách tài chính khác, đặc biệt là chính sách thị trường các-

bon đã hỗ trợ khắc phục phần nào sự thất bại của thị trường trong việc cung cấp cơng nghệ hoặc sản phẩm các-bon thấp. Theo đó, đã giảm bớt hoặc loại bỏ trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch, cung cấp trợ giá cho năng lượng tái tạo hoặc hình thức chi tiêu khác của Chính phủ cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

3.2.2.1. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh

a. Về mặt kinh tế

Số thu thừ các khoản thu liên quan đến BVMT được mở rộng qua các năm. Năm 2018, số thu từ thuế BVMT tương đương 0,88% GDP, chiếm 3,4% tổng NSNN và xu hướng ngày càng tăng. Theo dự toán ngân sách năm 2020 đã được Quốc hội phê duyệt, số thu thuế BVMT năm 2020 đạt khoảng hơn 68 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 4,6% tổng thu NSNN.

Bảng 3. 7. Tỷ lệ thu thuế BVMT so với GDP và thu NSNN giai đoạn 2012-2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tổng thu thuế BVMT 11.160 11.512 11.970 27.020 44.323 45.133 47.923

Tỷ lệ thu từ thuế BVMT so với GDP

(%) 0,34 0,32 0,3 0,64 0,98 0,90 0,86

Tỷ lệ thu từ thuế BVMT so với tổng

thu NSNN (%) 1,48 1,39 1,36 2,71 4,27 3,44 3,34

Tỷ lệ thu từ thuế BVMT so với tổng

thu thuế nội địa (%) 2,64 2,24 2,22 3,65 5,35 4,517 4,17

Nguồn: Bộ Tài chính

Số thu từ thuế BVMT liên tục tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến năm 2018 (tổng số thu thuế BVMT năm 2012 là khoảng 11.160 tỷ đồng, năm 2013 là khoảng 11.512 tỷ đồng, năm 2014 là khoảng 11.970 tỷ đồng, năm 2015 là khoảng 27.020 tỷ đồng, năm 2016 là khoảng 44.323 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng khoảng 1,36%- 4,27% tổng thu NSNN và chiếm tỷ trọng khoảng 0,34%-0,98% trên GDP hàng năm; trong đó, số thu thuế BVMT đối với nhóm xăng dầu, than đá chiếm chủ yếu (khoảng 99%) tổng số thu thuế BVMT qua các năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu thu NSNN theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng thu nội địa từ 59% (giai đoạn 2006-2010) lên 68% (giai đoạn 2011-2015), đến năm 2015 chiếm 74% tổng thu NSNN theo đúng định hướng Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 là tăng dần tỷ trọng nguồn thu trong nước.

Như vậy, số thu từ thuế BVMT tăng liên tục qua các năm đã góp phần ổn định nguồn thu thuế nội địa trong giai đoạn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn do phải cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế.

khoáng cho tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ đóng góp của ngành khai khống vào tăng trưởng GDP kể từ năm 2016 đã bắt đầu giảm so với giai đoạn từ 2015 trở về trước. Trong năm 2016, ngành chế biến - chế tạo đóng góp cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng 11,2%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,5%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2% và ngành khai khoáng giảm sâu ở mức 5,9%; năm 2017 ngành chế biến, chế tạo tăng 14,5%, ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,7%, đặc biệt ngành khai khống giảm sâu 7,1%; năm 2018 ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là điểm sáng đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm 2012-2016. Kết quả tăng trưởng cho thấy nền kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào khai thác khoáng sản và tài nguyên khi năm 2018 là năm thứ ba liên tiếp công nghiệp khai khống tăng trưởng âm (giảm 3,11%).

Tỷ trọng đóng góp của ngành khai khống giảm dần cho thấy nền kinh tế đang ngày càng giảm mức độ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên. Và điều này cũng cho thấy chính sách thuế hiện hành của nhà nước đang có tác động tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Số doanh nghiệp đầu tư cho bảo vệ môi trường

Trong số các doanh nghiệp có hoạt động đầu tư BVMT thì 74% số DN có tỷ lệ chi đầu tư cho hoạt động BVMT nhỏ hơn 10% so với chi đầu tư ban đầu của doanh nghiệp. Trung bình tỷ lệ chi thường xuyên cho hoạt động BVMT của các DN chỉ chiếm khoảng hơn 1% so với tổng chi phí sản xuất, kinh doanh. Nhìn chung tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư đổi mới cơng nghệ sản xuất cịn ít và cơng nghệ nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất.

Bên cạnh đó, xét tỷ lệ doanh nghiệp có đầu tư đổi mới cơng nghệ theo quy mơ doanh nghiệp thì khối doanh nghiệp quy mơ lớn có tỷ lệ cao hơn hẳn so với khối doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Xét theo tỷ lệ doanh nghiệp có đầu tư đổi mới cơng nghệ trong từng loại hình doanh nghiệp thì kết quả cho thấy tỷ lệ DNNN (50%) và doanh nghiệp FDI (24%) đầu tư đổi mới công nghệ cao hơn so

với khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (16%). Điều này là phù hợp với tỷ lệ số thuế TNDN được ưu đãi của các doanh nghiệp lớn được phân tích ở trên.

b.Về mặt môi trường

Hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên

Việc điều chỉnh chính sách thuế tài ngun đã có tác động đến lượng tài nguyên được khai thác. Trong giai đoạn 2011-2018, sản lượng khai thác tài nguyên (trừ than sạch) từ 2011-2015 thì sản lượng có xu hướng tăng, nhưng từ năm 2015 đến 2018 thì có xu hướng giảm. Đối với than sạch thì sản lượng khai thác có xu hướng giảm từ 46,6 triệu tấn năm 2011 xuống còn 42 triệu tấn năm 2018.

Bảng 3. 8. Sản lượng khai thác than, dầu thơ và khí tự nhiên

Năm Sản lượng khai thác

2011 2012 201 3 2014 2015 2016 2017 2018

Than sạch ( triệu tấn) 46,6 42,1 41,1 41,1 41,7 38,7 38,2 42,0

Dầu thô (triệu tấn) 15,2 16,7 16,7 17,4 18,7 17,2 15,5 14,0

Khí tự nhiên dạng khí (tỷ

m3) 8,5 9,4 9,78 10,2 10,7 10,6 9,9 10,0

Nguồn: Số liệu thống kê ngành Công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2018

Như vậy, có thể thấy, việc thực thi Nghị quyết 712/2013/UBTVQH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2014, điều chỉnh tăng mức thuế suất đối với một số loại tài nguyên đã không tác động nhiều đến hoạt động khai thác tài nguyên của các

Một phần của tài liệu Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w