- Về thị trường khách: Giữ vững thị trường khách outbound như thế mạnh của công
3.2.4 Có những phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng với nhà cung cấp
Hợp đồng với nhà cung cấp là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng, có tính chất quan trọng trong việc hợp tác và xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp của công ty lữ hành.
Để các vấn đề pháp lý về hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp của Cơng ty khơng ảnh hưởng đến lợi ích của mình, thì khi xảy ra tranh chấp hoặc 2 bên xảy ra những vi phạm hơp đồng thì cần có các phương án:
Kiểm tra hiệu lực của hợp đồng kinh tế và đánh giá các chứng cứ tài liệu có liên quan ảnh hưởng tới giá trị hợp đồng và nghĩa vụ phải thực hiện của các bên theo thỏa thuận của hợp đồng. Điều này vơ cùng quan trọng bởi vì: hợp đồng vơ hiệu không làm phát sinh nghĩa vụ của các bên tham gia; phụ lục và điều khoản đều vơ hiệu, có thể làm hợp đồng chính vơ hiệu; các điều khoản hợp đồng khơng có khả năng thực hiện hoặc được giao kết khơng tự nguyện đều khơng có giá trị bắt buộc thực hiện.
Cần vận dụng linh hoạt khả năng đối đáp và ứng biến của luật sư để giải quyết nhanh chóng. Nên chốt nhanh các điểm có lợi trong bước đàm phán, thương lượng trước khi khởi kiện. Các thỏa thuận mới được các bên thừa nhận chính là căn cứ hợp pháp và có giá trị ngang với các tài liệu, chứng cứ hiện có.
Ngồi ra, khi Cơng ty có những tranh chấp về hợp đồng mua bán với nhà cung cấp thì dưới đây là một trong những giải quyết giúp Công ty tránh hoặc giảm thiểu tổn thất khi xảy ra tranh chấp hợp đồng:
Kiểm tra lại nội dung hợp đồng mua bán: việc kiểm tra lại cơ sở, mục đích ký kết hợp đồng giúp Cơng ty xác định được nguyên nhân thực sự dẫn đến việc tranh chấp, cũng đồng thời là căn cứ để bạn trình bày trước Pháp luật để họ hiểu được cái lý của bạn trong việc thực hiện hợp đồng với phía nhà cung cấp.
Xác định lại các chế tài, điều khoản mà 2 bên là nhà cung cấp và Công ty đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán: Hợp đồng ký kết càng chặt chẽ, ràng buộc càng nhiều thì khi giải quyết tranh chấp bạn sẽ càng nhiều căn cứ để đàm phán thương lượng. Phương
thức thương lượng để giải quyết tranh chấp đương nhiêu là cách giải quyết tranh chấp nhanh nhất.
Dự tính các rủi ro trong việc tổn thất tài chính khi giải quyết tranh chấp: Trước bất kỳ phương thức giải quyết hợp đồng nào Cơng ty cũng nên dự tính các rủi ro, tổn thất tài chính phải chi trả. Bởi nó giúp Cơng ty hiểu rõ kết quả nào mình sẽ chấp thuận trong quá trình giải quyết tranh chấp. Chấp nhận kết quả giải quyết tranh chấp hợp đồng trong một phạm vi cho phép giúp Cơng ty tiết kiệm thời gian, chi phí giải quyết tranh chấp, đồng thời nhanh chóng kết thúc tranh chấp.