Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đông dương luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 25 - 28)

1.3.1 Nhân tố bên trong

Thứ nhất là nguồn nhân lực

Có thể nói, trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thì con người là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Yếu tố con người được coi là tài sản vô cùng quý báu cho sự phát triển thành công của mỗi doanh nghiệp. Nguồn lực con người được thể hiện thông qua cả về số lượng và chất lượng lao động của doanh nghiệp biểu hiện ở trình độ học vấn, sức khỏe, văn hóa lao động,…Với một đội ngũ nhân lực tốt, doanh nghiệp có thể hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra, đồng thời có thể làm gia tăng các nguồn lực khác cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Nó tạo ra các sản phẩm với chất lượng tốt mà giá thành lại thấp, đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng nhờ đó mà doanh nghiệp có thể vượt qua được các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần phải có sự đồng bộ giữa đội ngũ nhân viên về trình độ tay nghề, sự đam mê và ý thức trong công việc, sức khỏe,…để làm sao đảm bảo tăng được năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ hai là nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính bao gồm quy mơ tài chính của doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn, đầu tư,…Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng sản xuất và là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ giúp doanh nghiệp đó mở rộng được quy mơ sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới máy móc và trang thiết bị, đầu tư vào các chương trình PR, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm,…Nhờ đó doanh nghiệp có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nguồn vốn lớn giúp doanh nghiệp có thể tự chủ về tài chính, giảm bớt rủi ro do hạn chế các khoản vay giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh. Do đó mà tài chính được coi là phương tiện chủ yếu, là vũ khí sắc

SV: Nguyễn Thu Trang Lớp CQ55/31.02

bén để tấn công, đánh thắng các đối thủ cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp nào khơng đủ khả năng tài chính sẽ bị thơn tính bởi các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn hoặc tự rút lui khỏi thị trường.

Thứ ba là trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp

Doanh nghiệp mà muốn tổ chức và quản lý tốt thì trước hết cần phải có ban lãnh đạo giỏi có tâm và có tài. Họ chiếm vai trị rất quan trọng bởi ban lãnh đạo chính là bộ phận điều hành, nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của tổ chức do mình quản lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Do đó người lãnh đạo, người đứng đầu cần phải hội tụ đủ các tiêu chuẩn để có thể điều hành quản lý doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao. Bởi vậy mà trình độ tổ chức quản lý là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên tính cạnh tranh cao của sản phẩm.

Thứ tư là cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ

Để sử dụng cơng nghệ một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cơng nghệ thích hợp để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường đồng thời phải đào tạo người lao động có đầy đủ trình độ để điều khiển và kiểm sốt cơng nghệ. Bởi cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh, tránh để công nghệ hiện đại nhưng sử dụng không hiệu quả. Nếu máy móc thiết bị và trình độ cơng nghệ thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hay chất lượng của sản phẩm, làm tăng các chi phí sản xuất đồng thời sản phẩm sẽ không đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn. Các chỉ tiêu có thể dùng để đánh giá về năng lực máy móc thiết bị và cơng nghệ như tính hiện đại, tính đồng bộ, tính hiệu quả, tính đổi mới.

SV: Nguyễn Thu Trang Lớp CQ55/31.02

Một trong các căn cứ quan trọng đầu tiên khi mà người tiêu dùng quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp chính là chất lượng sản phẩm. Vì vậy chất lượng sản phẩm trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng có vai trị quan trọng trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, nó thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp. Khách hàng càng thỏa mãn hài lòng với sản phẩm sẽ kéo theo sản lượng tiêu thụ cùng tăng. Đặc biệt là hiện nay, khi thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao, đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng tốt về mọi mặt chứ khơng đơn giản là tốt - bền - đẹp như trước kia. Như vậy chất lượng và cạnh tranh là hai phạm trù ln đi cùng và gắn bó chặt chẽ với nhau, chất lượng làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngược lại năng lực cạnh tranh cao lại tạo cơ sở tài chính và vật chất cần thiết cho nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ sáu là hoạt động nghiên cứu thị trường Marketing

Hoạt động Marketing tốt tức là doanh nghiệp có thể thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đảm bảo được cung cấp sản phẩm dịch vụ ổn định với chất lượng theo yêu cầu, giá cả phù hợp giúp doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn. Ngoài ra nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được thị trường mục tiêu từ đó lựa chọn được khách hàng, xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, khuyếch trương được hình ảnh uy tín của doanh nghiệp mình trên thị trường. Một hoạt động Marketing của doanh nghiệp có chất lượng càng cao, phạm vi càng rộng thì lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng lớn.

SV: Nguyễn Thu Trang Lớp CQ55/31.02 1.3.2 Nhân tố bên ngoài

Thứ nhất là môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến mọi ngành nghề kinh tế. Tùy vào đặc

điểm từng ngành mà ảnh hưởng của nó có thể đem lại lợi ích hay rào cản cho từng ngành. Do đó việc đem phân tích các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm: các yếu tố môi trường kinh tế, các yếu tố văn hóa xã hội nhân khẩu, các yếu tố mơi trường chính trị - luật pháp, các yếu tố khoa học công nghệ, các yếu tố môi trường địa lý tự nhiên.

Thứ hai là môi trường ngành

Các yếu tố thuộc mơi trường ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp xác định được vị thế cạnh tranh của mình trong ngành đó. Nhờ vậy mà doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược hợp lý tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc môi trường ngành cần kể đến bao gồm: khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm ẩn, các sản phẩm thay thế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đông dương luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)