Những trang lý luận về chính sách tiền tệ đã được các nhà kinh tế đúc kết một cách chặt chẽ và được truyền bá ở nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, ở một số nước sự vận dụng để điều tiết kinh tế là khác nhau. Do
đó, những kinh nghiệm thành bại ở mỗi nước là cả một kho bài học vô
cùng quý giá để các quốc gia khác nhìn vào mà học tập. Đặc biệt là đối với
những nước đang trên con đường xây dựng một nền kinh tế thị trường như nước ta, thực tiễn các nước là tấm gương giải thích lý thuyết một cách điển
hình. Vậy ta hãy xem xét những khía cạnh nổi bật của chính sách tiền tệ
của Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, ba nước được đánh giá là có nền tài chính tiền
tệ mạnh nhất trên thế giới trong những thập kỷ qua để tìm cho mình những
giải pháp phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.
1. Kinh nghiệm của quỹ dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)
Ta biết rằng, Fed cũng ấn định các chỉ tiêu tổng lượng tiền tệ và sử
dụng lãi suất thị trường giữa các Ngân hàng làm mục tiêu hoạt động của
mình. Chính sách tiền tệ của Fed là: Dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu,
nghiệp vụ thị trường mở. Nhưng nét đặc trưng cần học tập của Fed là cách
thay đổi các mục tiêu hoạt động hoàn hảo để tạo nên những thay đổi trong
cung ứng tiền tệ.
Trong những năm 70, cứ 6 tháng một lần, Fed ấn định các chỉ tiêu cho tỷ lệ tăng của các tổng lượng tiền tệ và quy định lãi suất nào của vốn
liên bang mà Fed cho rằng là phù hợp với những mục tiêu đó. Các khoảng
cách chỉ tiêu cho việc tăng trưởng của tổng lượng tiền tệ của Fed thì rất
rộng. Chẳng hạn như khoảng cách của sự tăng trưởng M1 là từ 3 - 6%, M2 từ 4 - 7%. Mà chỉ tiêu lãi suất và tổng lượng tiền tệ không thể dung hoà với
nhau, cho nên một khi M1 tăng lên quá nhanh thì Fed chỉ thị ưu tiên cho
chỉ tiêu lãi suất vốn liên bang, tìm mọi cách để chi tiêu vốn liên bang nằm
trong khoảng cách chỉ tiêu quy định đó. Fed thật sự đã sử dụng chỉ tiêu lãi suất liên bang như một chỉ tiêu hoạt động. Tất cả đều diễn biến tốt đẹp nếu
dội từ 12 xuống còn 5% và đứng mãi ở mức cuối cùng của dãy chỉ tiêu của nó. Trước tình huống đó, Fed đã tiến hành các nghiệp vụ bán trên thị trường mở để giữ cho lãi suất của vốn liên bang khỏi tụt xuống. Tuy nhiên,
điều đó làm cho mức tăng trưởng của tiền tệ giảm xuống nhanh chóng, thực
sự trở thành số âm vào đầu năm 1975. Rõ ràng đây là một sai lầm nghiêm trọng trong khi nước Mỹ đang thu hẹp nền kinh tế tồi tệ của mình sau chiến tranh. Do đó, trong những năm 80, Fed đã thay đổi chính sách của mình. Chỉ tiêu hoạt động đầu tiên của dự trữ không vay. Chỉ tiêu này tạo ra một
sự êm dịu của lãi suất gây nên mối liên hệ với thu nhập quốc dân. Bởi lẽ
khi nền kinh tế tăng trưởng, lãi suất tăng, kích thích các Ngân hàng đi vay, như vậy dự trữ đi vay tăng. Để tránh cho dự trữ đi vay tăng vượt mức chỉ
tiêu, Fed phải hạ thấp lãi suất bằng cách mua trái khoán trên thị trường tự
do để nâng giá trái khoán lên. Do đó, kết quả của chỉ tiêu hoá dự trữ là Fed
ngăn không cho dự trữ tăng. Tuy nhiên, việc Fed mua trên thị trường tự do làm tăng cơ số tiền tệ của mình và dẫn đến cung ứng tiền tệ tăng. Do vậy,
một lần nữa Fed đã thay đổi chính sách của mình. Các nhà chính sách của
Mỹ đã không còn nhấn mạnh đến M1 mà nhằm vào M2 nhiều hơn. Với M1
các nhà chính sách còn thấy nhiều khiếm khuyết không thể điều chỉnh được. Thứ nhất, bước đi nhanh chóng của việc cải cách và tháo gỡ những
quy chế tài chính làm cho việc xác định và đo lường tiền tệ khó khăn hơn.
Thứ hai, có một sự rạn nứt trong mối quan hệ ổn định của M1 và hoạt động
kinh tế. Do đó, Fed thấy về lâu dài M1 không là người dẫn đường đáng tin
cậy mà chỉ có M2 mới làm được điều đó.
Như vậy cho thấy, việc xác định mục tiêu hoạt động của Fed rất uyển
chuyển phù hợp với từng thời kỳ biến động kinh tế khác nhau của nền kinh
tế Mỹ. Đây là điều mà chúng ta phải học tập, tức là không nên quá cứng
nhắc trong việc xác định mục tiêu của chính sách tiền tệ mà phải thay đổi
một cách phù hợp để nền kinh tế vận động một cách trơn tru và có hiệu
quả.
2. Kinh nghiệm của NHTW Đức
So với NHTW các nước trên thế giới, sau Fed, có lẽ, NHTW Đức có
thể được coi là Ngân hàng điển hình nhất. Thành công của Fed là việc sử
dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả.
Trước hết là công cụ cho vay tái chiết khấu: Không những Đức sử
dụng cửa sổ chiết khấu như là phương tiện điều tiết lãi suất và khối lượng
tín dụng của các NHTM mà còn là một cửa ngõ, từ đó NHTW Đức trực
tiếp rót vốn vào thị trường đầu tư trung hạn và dài hạn. Cụ thể chúng ta biết
rằng, những năm cuối thập kỷ 80 ở Đức, lạm phát lên gần như tột đỉnh, xấp
Lãi suất chiết khấu đã được huy động để tăng lãi suất thị trường nhằm thắt
chặt cung ứng tiền tệ và tín dụng. Nhưng khi nhận ra một số dấu hiệu
chứng tỏ lạm phát đã được khống chế, để nền kinh tế không bị trì trệ lâu vì chính sách thắt chặt tiền tệ, NHTW đã hạ lãi suất chiết khấu. Đặc biệt là chỉ trong năm 93, lãi suất chiết khấu được hạ 7 lần để hãm tính suy thoái tiềm năng quốc gia. Một quá trình chưa từng có trong lịch sử của hệ thống
NHTW. Chính vì vậy, lượng tiền mặt ngoài lưu thông tăng lên đột ngột đã
đẩy tổng cầu lên như một cơn sốt. Hệ quả thật ấn tượng. Nền kinh tế đã
tăng trưởng trở lại. Qua đó, ta thấy lãi suất chiết khấu là đèn hướng dẫn lượng tín dụng cấp phát từ NHTW đến các NHTM và các lĩnh vực chủ chốt
của nền kinh tế Đức. Với việc sử dụng lãi suất một cách khôn ngoan và linh
động, Ngân hàng Đức đã gặt hái những thành công rực rỡ trong việc liên tục mở rộng sản lượng, nâng giá DM và kiểm soát lạm phát ở mức ổn định.
Nét đặc trưng thứ hai là việc sử dụng công cụ điều tiết tín dụng
Lombard Loans: Ngay từ những ngày đầu hoạt động, những doanh nghiệp
của Đức phải chủ yếu dựa vào vốn vay của NHTM và NHTM đến lượt nó
lại phụ thuộc chặt chẽ vào vốn cấp từ cửa sổ chiết khấu và cửa ngõ
Lombard. Như vậy, cửa ngõ Lombard tăng cường khả năng cho vay của
NHTM , nhờ đó sự cải tổ thiết bị công nghệ trở nên dễ dàng hơn, nới rộng
đường giới hạn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế Đức.
Đối với nghiệp vụ thị trường mở: NHTW Đức vận dụng chính sách
khác biệt với NHTW khác và Fed. Nếu các NHTW khác nhằm vào hai mục
tiêu chính: 1/ Thắt chặt hoặc nới lỏng tiền mặt ngoài lưu thông; 2/ nới lỏng
hoặc thắt chặt dự trữ bắt buộc trong các kho của ngân hàng trung gian. Cả hai đều tác động vào cơ số tiền tệ và nhằm vào hai mục tiêu: giảm hoặc tăng cung ứng tiền mặt; giảm hoặc tăng tín dụng được cấp phát từ hệ thống
ngân hàng trung gian. Với NHTW Đức, ngoài mục tiêu phổ biến trên, nghiệp vụ thị trường mở còn tác động tới lượng chiết khấu mà ngân hàng
trung gian đầu tư vào cuối mỗi kỳ. Gần như tất cả ngân hàng trung gian đều
sử dụng tiền mặt thừa vào cuối mỗi thời điểm để đầu tư vào một loại chứng
khoán tiện lợi nhất. Mà chứng khoán là một loại ký quỹ cho NHTW khi
ngân hàng trung gian muốn vay tại cửa ngõ Lombard. Kết quả là khi
NHTW Đức muốn điều tiết bằng nghiệp vụ thị trường mở, nó đồng thời hỗ
trợ cho việc thắt chặt hay nới rộng vốn cấp từ cửa ngõ này. Do đó, nghiệp
vụ thị trường mở của NHTW Đức ảnh hưởng đến tín dụng của toàn bộ nền
kinh tế.
Cuối cùng là cách quản lý chặt chẽ đối với công cụ dự trữ bắt buộc:
thật vậy, nếu ngân hàng trung gian này bị phát hiện là thiếu công cụ dự trữ
thiếu hụt theo quy định với mức lãi suất phạt cao hơn vốn vay từ Lombard đến 3%. Ngoài ra, dự trữ bắt buộc còn được coi như là còi hiệu cho sự tăng
hay giảm lượng tín dụng được cấp phát vào nền kinh tế Đức từ hệ thống
ngân hàng trung gian. Mỗi khi dự trữ bắt buộc được Đức đưa lên, trong
vòng nửa năm sau đó, nguồn cho vay đối với các đơn vị kinh doanh đều
giảm. Điều ngược lại, khi dự trữ bắt buộc bắt đầu hạ, tín dụng cấp phát lập
tức tăng lên. Sự thay đổi trong dự trữ bắt buộc kéo theo một cách rõ ràng
và chắc chắn sự thay đổi của lượng tín dụng được phép cho vay của ngân
hàng trung gian qua thừa số tiền tệ. Công cụ điều tiết tỷ lệ dự trữ bắt buộc
giống như một chiếc hàn thử biểu đo lường giữa áp suất dự trữ bắt buộc và nhiệt độ tín dụng, phản ánh sự thay đổi của tín dụng một cách rõ nét khi dự
trữ bắt buộc thay đổi.
Ngoài ra, với tham vọng giành được quyền lực ở Châu Âu thay cho
Hoa Kỳ, người Đức coi xuất khẩu là con đường bành trướng kinh tế nhanh
nhất. Chính sách tiền tệ của Đức, vì vậy, phục vụ một cách đắc lực cho
công thức xuất khẩu - hướng ngoại - tăng trưởng. Chính vì lý do đó, bằng
việc điều tiết cơ số cung ứng DM trên thị trường, NHTW Đức đã điều tiết
tỷ giá theo từng mục tiêu bộ phận, theo từng thời điểm trong năm, trong
khuôn khổ chiến lược nói trên, tiến tới điều tiết xuất nhập khẩu và sản lượng nền kinh tế Đức.
Có thể nói, kinh nghiệm của Đức để lại một bài học vô cùng quý giá.
Đó là sự quan hệ mật thiết giữa việc ổn định mức tăng giá cả, sản lượng thông qua cơ chế tiền tệ và tín dụng. NHTW Đức thật sự là nền tảng của
nền kinh tế Đức bằng việc kiểm soát mức cung tiền tệ qua các công cụ hữu
hiệu của mình. Tín dụng qua công cụ lãi suất chiết khấu và Lombard diễn
xuất những vai rất thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư.
Chính sách tỷ giá và điều tiết cơ số tiền tệ là các công cụ gắn bó với nhau
để ổn định cán cân thanh toán và phòng ngừa rủi ro. Đặc biệt, riêng đối với Đức, không bao giờ việc cấp tín dụng ưu đãi bị coi là lạc hậu. Bởi lẽ có
những khu vực cần được cấp phát tín dụng một cách ưu tiên để phát triển
phù hợp với chiến lược chung.
3. Kinh nghiệm của NHTW Nhật
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế qua đó NHTW muốn xác định các mục tiêu như tiền tệ ổn định, tăng trưởng kinh tế hoặc cân
bằng cán cân thanh toán. Ở đây NHTW Nhật coi bình ổn giá là mục tiêu
quan trọng nhất. Mục tiêu này được thực hiện bằng việc thực hiện các công
cụ chính sách như thay đổi mức chiết khấu chính thức, hoạt động chứng
khoán và hối phiếu, hoạt động tỷ lệ dự phòng.
Tỷ lệ chiết khấu chính thức là tỷ lệ gốc được ngân hàng Nhật áp
dụng khi cho các tổ chức tài chính tư nhân vay. Tỷ lệ chiết khấu chính thức
có tác dụng hiệu ứng thông báo. Một sự thay đổi trong tỷ lệ chiết khấu được xem như thay đổi trong quan điểm cơ bản về chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến các hoạt động cho vay của các tổ chức tài chính, khoản đầu tư
và tiêu thụ của hộ gia đình. Ngân hàng Nhật thực hiện việc cho vay trực
tiếp đối với các tổ chức tài chính cần tài trợ ngắn hạn như một phương tiện điều chỉnh tiền tệ. Tỷ lệ chiết khấu chính thức được áp dụng cho việc vay
này. Ngân hàng Nhật không cho tất cả các tổ chức tài chính vay. Khoản
vay này chỉ thực sự được cấp cho các tổ chức tài chính đủ tiêu chuẩn do
ngân hàng Nhật quy định. Có ba loại cho vay của ngân hàng Nhật: chiết
khấu tín phiếu thương mại, vay tín phiếu và hệ thống thanh toán tín phiếu
nhập khẩu. Việc vay tín phiếu được thực hiện như một phương tiện điều
chỉnh tiền tệ của ngân hàng Nhật nhưng việc cấp và rút các khoản vay tự do hơn. Tại Nhật, việc vay bằng tín phiếu được hiểu là có một hệ thống các tổ
chức tài chính vay tiền từ ngân hàng Nhật bằng tín phiếu được ngân hàng
Nhật công nhận là thế chấp đủ tiêu chuẩn. Cơ sở pháp lý của việc vay ngân
hàng Nhật được quy định tại điều 20 Luật ngân hàng Nhật.
Đối với việc quản lý chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhật
Ngân hàng Nhật quản lý chính sách tiền tệ mà không cần bộ trưởng
tài chính thông qua. Ngoài ra Lombard, để giảm sự phụ thuộc của các
khách hàng là các tổ chức tài chính vào khoản vay của ngân hàng Nhật,
ngân hàng Nhật đã lập ra giới hạn tối đa được vay và các nguyên tắc không
được phép vượt quá giới hạn này. Mức tín dụng trên được xây dựng trên cơ
sở từng quý đối với mỗi ngân hàng. Trong trường hợp khoản vay vượt quá
mức trần là không thể tránh khỏi thì khoản vay phải chịu lãi suất 4% trên tỷ
lệ chiết khấu. Nhưng trên thực tế không có khoản vay nào vượt quá mức
trần. Giới hạn vay hầu hết dựa vào vị thế vốn của các tổ chức tài chính
nhưng chi tiết thì không được công bố công khai. Đối với việc mua bán chứng khoán và tín phiếu:
Hoạt động chứng khoán và tín phiếu khác các giao dịch cho vay
bằng đàm phán ở chỗ là những giao dịch của thành viên thuộc nhiều thị trường hoặc hoạt động thị trường mở. Về mặt chức năng, chúng được xem như là phương tiện ra hạn tín dụng hoặc rút tín dụng từ khu vực tư nhân
cũng giống như việc cho vay. Ngân hàng Nhật kiểm soát lãi suất trên thị trường tiền tệ bằng cách thay đổi khối lượng và điều kiện thế chấp và hoạt động tín phiếu. Tín phiếu trên thị trường là hối phiếu được rút ra, mua bán
và trả cho ngân hàng Nhật. Hệ thống bán tín phiếu là một hệ thống qua đó
chính. Ngoài Nhật, các hệ thống tương tự cũng có ở Bồ Đào Nha, Đan
Mạch....
Đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc :
Hệ thống yêu cầu dự trữ bắt buộc là một hệ thống mà theo nó các tổ
chức tài chính được yêu cầu nhận tiền gửi không lãi suất tại ngân hàng Nhật, trong đó số tiền gửi và các khoản nợ của mình được gọi là dự trữ bắt
buộc. Vì các tổ chức tài chính gửi tiền vào tài khoản không hưởng lãi suất
do vậy họ chịu các chi phí. Bằng cách thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngân
hàng Nhật có thể tác động đến các quan điểm cho vay của các tổ chức tài
chính thông qua tác động chi phí.v.v...
PHẦN B:
THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT
NAM.
I. THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG
THẬP KỈ 90.
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam thời gian qua.việc đổi mới cải cách hoạt động Ngân hàng là khâu rất cơ bản, được coi là mũi “Đột phá khẩu” tạo những bước tiến vững chắc đưa nền kinh tế chuyển