Về mục tiêu của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu Luận Văn Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm gần đây doc (Trang 55 - 56)

I. Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ của VN trong thập kỉ 90

1. Về mục tiêu của chính sách tiền tệ

Nếu giai đoạn 1991 - 1995 được coi là giai đoạn kiểm soát lạm phát, giai đoạn 1995 - 2000 là thời kỳ đẩy mạnh tốc độ đưa nền kinh tế sang giai đoạn công nghiệp hoá đất nước, thì giai đoạn 2000 - 2005 được coi là thời

kì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Sở

dĩ ta đề cao mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô vì nó bao hàm nghĩa rộng hơn

nhiều so với mục tiêu kiểm soát lạm phát và đây chính là mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước. Phải hiểu ổn định kinh tế vĩ mô trước hết là ổn định

tiền tệ, cần phải kiểm soát chặt chẽ lạm phát, tăng cường sự ổn định cho đồng tiền, trên cơ sở đó mà huy động nguồn vốn trong và ngoài nước phục

vụ cho phát triển kinh tế vững chắc. Hơn thế nữa, ổn định kinh tế có nghĩa

là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức đồng đều trong các năm gần với năng

lực của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp thấp, tỷ lệ lạm phát không dao động

quá mạnh, cán cân thanh toán quốc tế cân bằng và không có sự dao động

lớn của các biến số qua các năm. Đồng thời phải chú ý giải quyết một cách

thấu đáo mâu thuẫn giữa hai mục tiêu: lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Đây

thực sự là một vấn đề nan giải. Chúng ta biết rằng đặc điểm đặc thù của nền

kinh tế kém phát triển đi vào con đường phát triển là nền kinh tế không bào giờ giữ được ổn định cao vì đầu tư gia tăng, khối lượng tiền tệ gia tăng. Hơn thế nữa, nền kinh tế của các nước này còn bị chia cắt bởi nhiều yếu tố, chưa có một cơ cấu hoàn chỉnh như các nước phát triển, vì vậy sự biến động của một đại lượng sẽ gây phản ứng đối với các đại lượng khác. Giả sử

chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ lãi suất là tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể giảm,

trong khi đó ở những nước công nghiệp một sự tác động lớn trong lĩnh vực

này chưa chắc đã tác động đến lĩnh vực khác. Vì vậy để phát triển kinh tế,

một mặt phải đầu tư cao, một mặt phải thường xuyên nâng cao thu nhập dân chúng và đến lượt nó tạo ra nhu cầu sản xuất, dịch vụ nhằm đáp ứng

nhu cầu gia tăng của dân chúng vì vậy kinh tế phải phát triển với tốc độ

cao.

Như vậy, mục tiêu của chính sách tiền tệ có hai phương án lựa chọn:

Thứ nhất là giữ cho tỷ lệ lạm phát dưới mức 10% và như vậy sẽ hạn

chế đầu tư, tốc độ phát triển kin tế có thể khoảng 6 - 7%. Nền kinh tế sẽ ổn định.

Thứ hai là giữ cho tỷ lệ lạm phát mức 10 - 15%, thậm chí có những năm có thể chấp nhận 17 - 18% và như vậy vốn đầu tư cao khả năng tăng trưởng kinh tế có thể đạt từ 9 - 11%. Nhưng nền kinh tế một lúc nào đó có

của ngân hàng Nhà nước, nếu không sẽ có nguy cơ lạm phát ở mức cao 25-

30% làm xói mòn lòng tin đối với người đầu tư trong nước, như vậy luồng

vốn có thể chuyển ra ngoài.

Hai phương án đều có ưu và nhược điểm. Nhưng với các quốc gia

còn đang phát triển và có nguy cơ tụt hậu thì nên chọn phương án 2. Hàn

Quốc cũng chọn phương án 2cho giai đoạn 1960 - 1979, mãi sau năm 1980

mới nhấn mạnh ổn định kinh tế vĩ mô khi nền kinh tế đã công nghiệp hoá

xong.

Một phần của tài liệu Luận Văn Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm gần đây doc (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)