I. Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ của VN trong thập kỉ 90
2. Về việc điều hành khối lượngtiền cung ứng
Khối lượng tiền cunh ứng trong nền kinh tế phải được kiểm soát, điều hành chủ động và có hiệu lực, bám sát các tín hiệu thị trường để vừa đảm bảo cung ứng đủ phương tiện thanh toán cần thiết cho nhu cầu phát
triển kinh tế vừa tạo ta sức ép đối với giá cả, thực hiện được mục tiêu ổn định tiền tệ trên cơ sở đảm bảo các cân đối kinh tế vĩ mô. Trong các đại lượng về khối tiền, đại lượng M2 ở Việt Nam được định nghĩa bao gồm
tiền mặt ngoài hệ thốn ngân hàng và tiền gửi các loại của công chúng tại
các tổ chức tín dụng, có tính cả tiền gửi bằng ngoại tệ - là đại lượng tổng
quát nhất biể hiện tổng cung về tiền, cần đượcc theo dõi, dự báo và điều
hành sát sao với tính cáchất lượngà mục tiêu trung gian để kiểm soát tiền tệ
và lạm phát. Ngoài ra cung ứng tiền còn chú ý đầy đủ hơn các yếu tỗ đặc
biệt tác động vào cầu tiền như tình hình đất đai nhà cửa, luồng ngoại tệ từ bê ngoài vào đòi chuyển ta ngoại tệ.
Trong nghiệp vụ có cuả ngân hàng Nhà nước, thời hạn cho vày tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng cần đưởc rút ngắn, tiến tới cho vay trên cơ sở tái chiết khấu hối phiếu thương mại hoặc cầm cố các loại giấy tờ có đủ tiêu chuẩn mà ngân hàng Nhà nước qui định, chú ý đảm bảo vốn đối ứng cho ngoại tệ với định hướng tiếp tục nâng cao ngoại tệ quốc gia.
Ngoài ra, để thực hiện tốt việc cung ứng tiền, ngân hàng Nhà nước
cần phải cần phải hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hơn nữa các công cụ
của chính sách tiền tệ.Thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi điều hành
chính sách tiền tệ của ngân hàng Nhà nước từ công các công cụ tiền tệ trực
tiếp sang điều hành bằng các công cụ gián tiếp nghằm giữ ổn định tiền tệ,
kiểm soát lạm phát phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện và cơ sở điều
hành chính sách tiền tệ một cách năng động linh hoạt. Cụ thể là:
Thứ nhất, nâng cao hiệu lực của công cụ dự trữ bắt buộc trong việc
kiểm soát khả năng cho vay và tạo tiền gửi của các tổ chức tín dụng, xử lí nghiêm các trường hợp không duy trì mức qui định, đồng thời tạo điều kiện
cho các tổ chức tín dúng sử dụnglinh hoạt dự trữ của mình tại ngân hàng
trung ương.
Thứ hai, duy trì hạn mức tín dụng đối với tổ chức tín dụng nhằm
khống chế tổng phương tiện thanh toán trong phạm vi cho phép, hướng các
khoản vay vào các mục tiêu có hiệu quả cao, nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ ba, hinh thành và sử dụng công cụ tái chiết khấu của ngân hàng
trung ương trên cơ sở đưa hối phiếu thương mại vào sử dụng trong nền
kinh tế, thu hẹp dần việc cho vay tái cấp vốn không có đảm bảo bằng giấy
có chất lượng cao, thiết lập lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước có
hiệu lực, tham gia ngày cang mạnh vào điều tiết lãi suất trên thị trường,
thay thế dần vai trò của biên pháp can thiệp lãi suất trực tiếp.
Thứ tư, nghiên cứu áp dụng phương thức cho vay cầm cố giấy tò có gía với thời gian rất ngắn, lãi suất cao hơn lãi suất tái chiết khấu để xử lí
thiếu khả năng thanh toán tạm thời của các tổ chức tín dụng khi hạn mức
tái chiết khấu đã sử dụng hết.
Thứ năm, cần đầu tư phát triển mạnh mẽ nghiệp vụ thị trường mở,
bắt đầu bằng việc thực hiện thường xuyên tín phiếu kho bạc, phát triển thị trường thứ cấp tín phiếu kho bạc, tiến tới nghiệp vụ thị trương mở đối với
các loại giấy tờ có giá khác để mở rộng phạm vi điều tiết;
Thứ sáu, xem xét áp dụng hình thức hợp đông mua bán có thời hạn
giữa ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại để nâng cấp nghiệp
vụ ngân hàng thương mại đơn thuần thành một công cụ điều tiết ngân hàng
trung ương mềm dẻo linh hoat.