I. Thực tiễn thực thi chính sách tiền tệ của VN trong thập kỉ 90
1. Nhận định chung
Vượt qua cơn thử thách khắc nghiệt của những năm cuối thập kỉ 80,
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang bước sang giai doạn tạo đà phát triểnvới
tốc độ cao. Đó là nhờ hàng loạt chính sách đổi mới theo cơ chế thị trường
có tác dụng to lớn thu hút lòng tin đối với đầu tư nước ngoài. Liên tục từ năm 1988 đến vay, mọi nỗ lực của chính phủ Việt Nam là làm thế nào để
kiềm chế lạm phát ở mức từ 3 con xuống còn một con số. Thành công đáng
nói là trong khi lạm phát được kéo xuống nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng cao, khá ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân tăng hàng năm từ 7 - 8%. Thêm vào đó, lòng tin của nhân dân đối với đồng tiền Việt
Nam từng bước được khôi phục, tiền tệ ổn định ngày một khuyến khích đầu
tư trong nước và nước ngoài. Tỷ lệ tích luỹ đầu tư cả nước năm 1993 tăng đáng kể so với tỷ lệ tích luỹ 11- 12% của những năm trước đây. Có thể nói, chúng ta đã đạt được những thành quả trên là nhờ những nhân tố sau:
Thứ nhất, pháp lệnh ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh ngân hàng
thương mại qui định cơ sở cho việc thiết lập ngân hàng hai cấp, tạo nền
tảng pháp lí cho hoạt động kinh doanh ngân hàng có hiệu quả.
Thư hai, Ngân hàng Nhà nước thực sự đã tập trung vào điều hành
chính sách tiền tệ, nới lỏng cơ chế kiểm soát giá cả, phi tập trung hoá tiến
trình đưa ra các quyết định kinh tế , thống nhất điều hành tỷ giá theo quan
hệ cung - cầu ngoại tệ, khuyến khích xuất khẩu, đồng thời thi hành chính
sách lãi suất “thực dương”, kết hợp thắt chặt đúng mức việc cung ứng tiền
trung ương. Các giải pháp tình thế mạnh dạn khởi đầu cùng với việc sử
dụng từng bước có hiệu quả các công cụ tài chính đã đem lại những thành quả đáng khích lệ trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa hoà nhập
với cộng đồng tài chính quốc tế, đổi mới hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước và 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, cho phép mở các chi nhánh và đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, thúc đẩy hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và mang tính hội nhập hơn.
Thứ tư, các ngân hàng thương mại đã đổi nới hình thức hoạt động huy động vốn và cho vay vốn theo hướng cơ chế thị trường và kể từ năm
93 trở đi đã có lãi. đem lại hiệu quả cho hoạt động ngân hàng.
Thứ năm, chính phủ luôn chú trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, quan tâm đến chính sách tiền tệ và giữ lạm phát ở mức thấp.
Các nhân tố trên là những động lực cơ bản tạo ra một hệ thống ngân
hàng tuy chưa phát triển hoàn hảo nhưng tương đối ổn định.
Tuy nhiên, sự ổn định này cũng chưa thật vững chắc, vẫn còn một số
Về phương diện kiểm soát lạm phát, tuy tỷ lệ lạm phát dao động
xung quanh 4 - 12%, nhưng ngân hàng Nhà nước chưa có khả năng kiểm
soát theo mong muốn. Một khi có những cơn sốc về phía cung, nền kinh tế
sẽ vấp phải những vấn đề khó khăn khó tránh khỏi.
Chẳng hạn như năm 1993 ngân hàng Nhà nước dự kiến lạm phát ở
mức 10 - 13%, nhưng thực tế chỉ có 5,2%. Sở dĩ như vậy, bởi vì hàng mùa hè của Trung Quốc tràn sang với giá rẻ do chính sách điều tiết tỷ giá của
họ. Điều này dẫn đến giảm phát ở nước ta. Nếu năm 1994 chúng ta dự tính
lạm phát chỉ ở mức một con số thì tình hình lại ngược lại. Lũ lụt ở đồng
bằng sông Cửu longlàm mất mùa khiến giá cả lương thực và thực phẩm tăng cao. Tỷ lệ lạm phát năm 1994 tăng lên. Do đó, có thể nói, khả năng
kiểm soát lạm phát của Nhà nước ta chưa đồng đều, chưa hạn chế được
những trở ngại khách quan. Hơn thế nữa, do nền kinh tế bị ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tiền tệ của khu vực, chính phủ đã cắt giảm chi tiêu, đưa ra các qui định hạn chế nhập khẩu tạm thời. Tiến hành phá giá đồng tiền
Việt Nam khoảng 17% và hạn chế tăng trưởng tiền tệ. Chính vì vậy, nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây giảm sút
nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm từ 8% năm 1990 xuống
còn 5,85% năm 1998. Thêm vào đó, tình hình kinh tế hiện nay đang có dấu
hiệu mau chóng dần đến thiểu phát khiến cho sự phục hồi kinh tế càng trở nên khó khăn. Hệ thống tiền tệ tín dụng ngân hàng hoạt động không hiệu
quả, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém. Ở các doanh nghiệp sản
suất , hàng tồn kho quá nhiều, một bộ phận dân cư còn bị thiếu đói do ảnh hưởng của hạn hán, gây ảnh hưởng xấu đến các vấn đề xã hội.
Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ
cấu và có xuất phát điểm rất thấp so với các nước ngoài. Do đó để tránh tụt
hậu, chúng ta phải đề ra những chính sách tiền tệ phù hợp, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.