Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm gia minh luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ VÀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tiêu thụ sản phẩm

1.5.1. Các nhân tố khách quan

1.5.1.1. Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là các doanh nghiệp, cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh để có hàng

hóa dịch vụ cung ứng trên thị trường. Việc lựa chọn nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ. Nếu nhà cung cấp cung ứng đủ nguyên liệu về số lượng và chất lượng thì quá trình sản xuất của cơng ty diễn ra liên tục đảm bảo kế hoạch kinh doanh và ngược lại. Do đó,doanh nghiệp cần phải lựa chọn nhà cung cấp bảo đảm khả năng tốt nhất về hàng hóa cho doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục và nguyên vật liệu đạt chất lượng cao. Các doanh nghiệp cần tăng trưởng mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tìm và lựa chọn nguồn cung ứng chính, có uy tín cao đồng thời nghiên cứu để tìm ra nguồn nguyên vật liệu thay thế.

1.5.1.2. Khách hàng

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ, là yếu tố quyết định đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng như sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô hay số lượng của khách hàng tạo nên quy mô của doanh nghiệp. Những biến động tâm lý khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động kinh doanh hướng vào nhu cầu khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Một nhân tố quan trọng nữa là mức thu nhập và khả năng thanh tốn của khách hàng có tính quyết định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp. Nếu khách hàng có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và đảm bảo khả năng thanh tốn thì số lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên và ngược lại.

1.5.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Mỗi quyết định của đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp của mình nói riêng. Nhiều

doanh nghiệp cứ lầm tưởng người tiêu dùng có nhu cầu về giá trị hàng hố của mình nhưng về bản chất thì trên thị trường lại có rất nhiều sản phẩm thay thế cho họ lựa chọn, đôi khi các nhu cầu này bị triệt tiêu nhau tức sự thành công của doanh nghiệp này là sự thất bại của doanh nghiệp khác.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Số lượng các công ty trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp. Càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường bị chia nhỏ dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ít đi. Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Đối thủ tiềm năng

Sự xuất hiện của các đối thủ mới có khả năng gây ra những cú sốc mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại và thông thường những người đi sau thường có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định và những chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ.

Đối thủ tiềm năng là những người mà ý tưởng “nhảy vào cuộc” của họ được hình thành trong quá trình theo dõi, chứng kiến, phân tích và đi đến những nhận định cuộc cạnh tranh hiện đại. Tính khơng hiện diện như là một bức bình phong che chắn cho hướng suy tính và hành động của đối thủ tiềm năng.

Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ thêm những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm gia minh luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)