CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ VÀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
2.4. Đánh giá chung về tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.4.1. Thành tựu
- Sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín đối với thị trường.
- Có dịch vụ hỗ trợ bán hàng và đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm.
- Thương hiệu dược Gia Minh có sự ủng hộ và tin dùng của nhiều khách hàng trên thị trường trong nước.
2.4.2. Hạn chế
- Sản phẩm: Danh mục sản phẩm của công ty hiện chưa có nhiều sản phẩm đặc trị là một hạn chế của công ty TNHH dược phẩm Gia Minh khi muốn mở rộng kênh tiêu thụ ở mảng sản phẩm đặc trị và phát triển thị trường ở hệ điều trị. Việc liên kết phát triển đề tài nghiên cứu với các Viện, Trường tiến độ cịn chậm nên chưa nhanh chóng ra đời nhiều sản phẩm mới khác biệt, mang hàm lượng khoa học kĩ thuật cao.
- Thị trường tiêu thụ: Những biến động của nền kinh tế, sức mua của người tiêu dùng giảm nhất là đối với các mặt hàng mang tính chất bổ trợ, thực phẩm chức năng làm ảnh hưởng đến doanh thu, khả năng thanh toán của khách hàng chạm là những khó khăn và thách thức không chỉ của công ty dược phẩm Gia Minh mà còn là của ngành dược nói chung. Đối với kinh doanh dược, khách hàng chỉ lựa chọn những sản phẩm thật sự cần thiết trong điều trị bệnh; nhu cầu các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng giảm nhiều, công ty phải điều chỉnh kế hoạch, cơ cấu sản xuất và tiêu thụ.
- Cạnh tranh: Cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm trong nước ngày càng gay gắt, một số doanh nghiệp đang có tốc độ tăng trưởng bứt phá nên nguy cơ có thể làm cho cơng ty bị giảm thị phần trong các năm tới.
Các doanh nghiệp nước ngồi có cơng nghệ hiện đại, tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quốc tế, nguồn nhân lực có trình độ, cùng với tâm lý chuộng hàng ngoại của đại bộ phận người dân là những nguyên nhân mà thuốc trong nước chỉ chiếm gần 50% thị phần cả nước và rất khó tăng thị phần. Con số này vừa thể hiện cơ hội, tiềm năng cho các công ty dược trong
nước nói chung và cơng ty TNHH dược phẩm Gia Minh nói riêng trong việc tăng thêm thị phần nhưng mặt khác là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp dược trong nước để đưa giá trị thuốc sản xuất trong nước chiếm 70% thị phần theo chủ trương của chính phủ.
- Vấn đề quản trị, nhân sự: Quy mô công ty tăng nhanh, nhân sự đông, áp lực cho Ban quản trị trong việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế quản lý điều hành nhằm đảm bảo tính nhất quán, linh hoạt, chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời. Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực còn thiếu, đội ngũ kế thừa vẫn đang là vấn đề các nhà đầu tư, khách hàng và đối tác quan tâm.
- Quy định của nhà nước: Thông tư 11/2016/TT – BYT ngày 11/05/2016 của Bộ Y tế ban hành về việc hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế theo hướng hạn chế về giá thuốc trúng thầu vơ hình chung các nhà cung cấp (đơn vị tham dự thầu) sẽ có xu hướng lựa chọn những thuốc của các nhà sản xuất khơng có uy tín và chính những nhà sản xuất lựa chọn nguyên liệu chất lượng không cao để hạ giá thành sản phẩm điều này sẽ gây khó khăn cho những doanh nghiệp dược đầu tư theo chiều sâu chất lượng, uy tín thương hiệu. Bên cạnh đó việc thanh tốn cơng nợ của hầu hết các bệnh viện tinh thành ngày càng kéo dài với quy mô lớn hơn cũng gây khó khăn trong phát triển tiêu thụ cho doanh nghiệp.
Các quy định về ngành dược: quy chế đăng ký thuốc, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý mơi trường, … ngày càng gắt gao địi hỏi doanh nghiệp phải tập trung đầu tư nhiều hơn chi phí, thời gian thực hiện và kiểm soát để đáp ứng các yêu cầu... Những quy định này đều ít nhiều tác động đến chi phí, nguồn lực và khả năng phát triển tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Chiến lược Marketing, quảng bá sản phẩm của cơng ty cịn yếu
- Công tác Marketing chưa được coi trọng, cụ thể là những người làm công tác này mới chỉ có kinh nghiệm thực tế chứ chưa được đào tạo đúng chuyên ngành Marketing.
- Bên cạnh đó, trong những năm qua do ảnh hưởng của nền kinh tế và yếu tố điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Công ty chưa thiết lập được kế hoạch kinh doanh dài hạn, chưa có phương hướng cụ thể đối phó với sự biến động thất thường của thị trường có thể xảy ra.
- Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh không ngừng cải tiến đưa ra thị trường những sản phẩm mới. Sự đa dạng về chủng loại sản phẩm cũng gây khó khăn cho Công ty trong việc phát triển các sản phẩm mới do việc tăng chi phí.
- Cơng ty chưa có chính sách thu mua và bao tiêu sản phẩm nên nhiều lúc bị động về nguồn hàng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giá cả khơng ổn định dẫn đến khó khăn trong việc tính tốn kinh doanh và tình hình tài chính của Cơng ty.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước của cơng ty cịn rất nhỏ hẹp, chủ yếu ở một số thành phố lớn, cơng ty gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường, khai thác và mở rộng thị trường do nguồn lực của cơng ty cịn thiếu.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM GIA MINH