Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm gia minh luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ VÀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tiêu thụ sản phẩm

1.5.2. Các nhân tố chủ quan

1.5.2.1. Bộ máy quản trị

Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có những mối liên kết chặt chẽ với nhau hướng tới mục tiêu. Một hệ thống là một tập hợp những phần tử (bộ phận, chức năng, nghiệp vụ) thỏa mãn 3 điều kiện:

- Hoạt động của mỗi phần tử trong tập hợp có thể ảnh hưởng đến hành vi của toàn bộ tập hợp.

- Cách thức hành động và kết quả thực hiện của của mỗi phần tử thực tế có ảnh hưởng đến kết quả của tồn bộ hệ thống nhưng khơng chỉ mình nó mà ít nhất phụ thuộc vào cách thức và kết quả của phần tử khác.

- Hệ thống ln được hình thành bởi những phần tử đã được tập hợp thành các tập hợp con. Các tập hợp con này xuất hiện trong các tập hợp lớn.

Tóm lại, một hệ thống là một tổng thể mà nó khơng thể chia cắt được thành các bộ phận có ảnh hưởng độc lập với nó. Và như vậy, kết quả thực hiện của một hệ thống (doanh nghiệp không chỉ là tổng kết quả của thực hiện của các bộ phận, chức năng, nghiệp vụ được xem xét riêng biệt mà nó là hàm số của những tương tác giữa chúng).

Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến trình độ tổ chức, quản lý tương xứng. Bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mọi hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nếu bộ máy tổ chức quản lý tốt sẽ làm cho hoạt động tiêu thụ diễn ra tốt và ngược lại.

1.5.2.2. Người lao động

Trong kinh doanh, yếu tố lao động hay yếu tố con người là yếu tố trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Kenichi Ohmae - chuyên gia tư vấn quản lý

người Nhật - đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Chính con người với năng lực thật của mình mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật cơng nghệ,... một cách có hiệu quả để khai thác cơ hội. Đánh giá và phát triển tài năng của con người trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh. Một doanh nghiệp có sức mạnh về con người là doanh nghiệp có khả năng (và thực hiện) lựa chọn đúng và đủ số lượng lao động cho từng vị trí cơng tác và sắp xếp đúng người trong một hệ thống thống nhất đáp ứng nhu cầu công việc.

Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực cho thấy khả năng chủ động phát triển con người nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và đổi mới thường xuyên. Chiến lược này liên quan không chỉ vấn đề về đội ngũ lao động hiện tại mà còn tạo khả năng thu hút nguồn lao động xã hội nhằm kiến tạo được cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động:

Trung thành và luôn hướng về doanh nghiệp. Có khả năng chun mơn cao, lao động giỏi, năng suất và sáng tạo.

Có sức khỏe, có khả năng hịa nhập, và đồn kết tốt. 1.5.2.3. Tình hình tài chính

Đây là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Yếu tố này gắn liền với hoạt động kinh doanh của công tác tiêu thụ sản phẩm vì tài chính có liên quan đến mọi kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp. Chức năng, bộ phận này bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát, thực hiện kế hoạch tài chính, và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.5.2.4. Sản phẩm của doanh nghiệp

Sản phẩm của doanh nghiệp có sự khác biệt so với các sản phẩm cùng loại, tạo dựng được uy tín và có thương hiệu sẽ có khả năng thu hút được khách hàng nhiều hơn và giúp doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường tốt hơn.

Thế lực của doanh nghiệp trên thương trường: Tất cả các nhà sản xuất kinh doanh trên thương trường đều mong muốn công việc kinh doanh của doanh nghiệp luôn tăng trưởng và phát triển. Thế lực trong kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ: sự tăng trưởng của số lượng hàng hoá (thể hiện ở doanh số bán trên thị trường), những phân khúc thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thoả mãn tốt nhu cầu, khả năng liên doanh và liên kết, mức độ phụ thuộc của các doanh nghiệp khác trên thị trường vào doanh nghiệp và ngược lại...khi đã có thế lực trên thương trường thì sự cạnh tranh của hàng hóa của doanh nghiệp cũng luôn chiếm vị thế so với đối thủ giúp doanh nghiệp luôn gia tăng mức tiêu thụ và phát triển mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM GIA MINH

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm gia minh luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)