K tốn bán bn hàng hóa ế
3.2.3. Giải pháp về hoàn thiện phương pháp kế toán
3.2.3.1. Giải pháp về hồn thiện tài khoản kế tốn
Theo quy định của Bộ Tài chính các doanh nghiệp dựa trên hệ thống tài khoản kế tốn do Bộ ban hành, cơng ty nên xây dựng hệ thống tài khoản kế tốn riêng sao cho phù hợp với hoạt động của mình mà vẫn tuân thủ với các chế độ kế toán hiện hành. Điều này khắc phục được những trường hợp hạch tốn sai, khơng đầy đủ; giúp việc định khoản kế tốn chính xác và thống nhất trong suốt kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay tại công ty, tài khoản doanh thu mới chỉ mở chi tiết tới 2 là TK 5111 “Doanh thu bán hàng hóa” dùng để phản ánh khoản doanh thu của các nhóm hàng hóa bán ra trong kỳ mà chưa chi tiết cho từng mã hàng. Tương ứng tài khoản giá vốn (TK 632), hàng hóa (TK 156) mới dừng ở TK cấp 1 để ghi nhận giá vốn cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Do vậy khơng theo dõi được doanh thu theo từng nhóm hàng, nhóm hàng nào bán chạy, nhóm nào tiêu thụ chậm, nhóm nào cho tỷ suất sinh lời cao.
Cơng ty nên mở chi tiết tài khoản doanh thu tới cấp 3 theo từng đối tượng hàng hóa: - TK 5111. VKD107: Doanh thu từ bán túi vải không dệt VKD107
- TK 5111. SH68: Doanh thu từ bán túi vải dệt SH68 - TK 5111. VB008: Doanh thu từ bán túi vải bố VB008
Tương ứng TK 632 cũng mở chi tiết theo từng đối tượng hàng bán ra: - TK 632. VKD107: Giá vốn túi vải không dệt VKD107
- TK 632. SH68: Giá vốn túi vải dệt SH68 - TK 632. VB008: Giá vốn túi vải bố VB008
3.2.3.2. Giải pháp về hoàn thiện sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán được thiết kế phù hợp, lưu trữ đúng quy định không chỉ đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế mà cịn là cơng cụ để lập các báo cáo cuối kỳ, là tài liệu đắc lực cho các nhà quản lý có thể dựa vào số liệu trên các sổ để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ đưa ra những phương án chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, nhưng Công ty Phương Nam chưa mở sổ chi tiết bán hàng cho từng nhóm mặt hàng, nên cơng tác tổng hợp phân tích ảnh hưởng doanh thu của từng mặt hàng trong tổng doanh thu bán hàng của nhà quản trị sẽ gặp khó khăn. Mục đích của việc mở sổ kế tốn chi tiết là để hỗ trợ cho kế toán trong việc theo dõi, quản lý và tổng hợp báo cáo, thơng tin một cách nhanh chóng từ đó giúp nhà
quản trị bao quát được tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty và có phương hướng điều chỉnh kịp thời. Cụ thể:
Kế tốn bán hàng tại cơng ty nên mở sổ chi tiết bán hàng cho từng mặt hàng để xác định được lợi nhuận gộp của từng mã hàng, từ đó giúp cơng ty biết được nên bán mã hàng nào để có tỷ lệ lợi nhuận gộp cao nhất nhằm xây dựng kế hoạch kinh doanh và chính sách bán hàng để đẩy mạnh bán mặt hàng đấy. Cơng ty có thể thực hiện mở sổ chi tiết theo mẫu dưới đây:
Phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, các chứng từ kế toán liên quan đến các nghiệp vụ doanh thu bán hàng được kế toán bán hàng kiểm tra và dùng làm căn cứ ghi sổ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật vào phần mềm trong phần hành: “Bán hàng – phải thu”, phần mềm sẽ tự động cập nhật lên sổ nhật ký chung và các sổ cái theo các tài
khoản kế toán liên quan. Đồng thời cũng phản ánh trên các sổ kế toán chi tiết liên quan đến các phần hành kế toán, đối tượng cụ thể.
Căn cứ ghi sổ:
– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
– Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. – Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
– Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.
– Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
– Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi doanh thu bán hàng của kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 phù hợp.
Đồng thời mở thêm sổ chi tiết doanh thu bán hàng theo từng đại lý mua buôn để theo dõi đánh giá hiệu quả tiêu thụ hàng bán để có kế hoạch phân phối mở rộng thị trường.
Ngồi ra, cơng ty nên mở chi tiết sổ kế tốn cơng nợ phải thu của khách hàng có thêm cột thơng tin số dư cuối kỳ và cột “thời hạn nợ” chia thành ngắn hạn, dài hạn để trên sổ có thêm thơng tin thời hạn nợ của từng khách hàng, số dư chi tiết để giúp doanh nghiệp có kế hoạch thu hồi cơng nợ phù hợp. Cơng ty có thể tham khảo theo mẫu sổ dưới đây:
Phương pháp ghi sổ: Hàng ngày, các chứng từ kế toán liên quan đến các phần hành kế tốn bán hàng, phải thu được kế tốn cơng nợ kiểm tra và dùng làm căn cứ ghi sổ. Các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật vào phần mềm theo từng phần hành, phần mềm sẽ tự động cập nhật lên sổ nhật ký chung và các sổ cái theo các tài khoản kế toán liên quan. Đồng thời cũng phản ánh trên các sổ kế toán chi tiết liên quan đến các phần hành kế toán, đối tượng cụ thể.
Căn cứ ghi sổ:
– Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
– Cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ. – Cột D: Ghi diễn giải tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. – Cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
– Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có.
– Cột 3, 4: Ghi số dư bên Nợ hoặc bên Có sau mỗi nghiệp vụ phát sinh.
– Dòng Số dư đầu kỳ: Được lấy số liệu từ sổ chi tiết theo dõi công nợ của kỳ trước (dòng “Số dư cuối kỳ”) để ghi vào Cột 3 hoặc Cột 4 phù hợp.
– Cột 5 – Thời hạn nợ: Được lấy số liệu theo mốc thời gian tính theo tháng kể từ thời điểm phát sinh công nợ của khách để theo dõi, chia thành 2 loại ngắn hạn và dài hạn.
Trong từng sổ chi tiết này vẫn đảm bảo các thông tin về số dư đầu kỳ, ngày phát sinh và số hiệu của chứng từ, diễn giải, tài khoản đối ứng, số phát sinh nợ có để ln cập nhật và thống kê chính xác về tình hình xuất bán ra từng mã hàng, nhóm hàng trong doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Việc mở sổ chi tiết theo dõi như vậy vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý vừa xác định chính xác hiệu quả doanh thu cho cơng ty.