của ngành sản xuất ống đồng Việt Nam trong thời gian tới.
3.1.1. Dự báo về thị trường ống đồng thế giới.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG), tình hình sản – xuất tiêu thụ đồng tồn cầu tính đến tháng 3/2021 thì ngành cơng nghiệp sản xuất này tăng trưởng 9,85 % so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 4,13 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng là 13,25 %. Đến cuối quý I năm 2021, thị trường đồng toàn cầu được đánh giá là tương đối ổn định.
3.1.1.1. Tình hình bán hàng.
- Số lượng doanh thu các sản phẩm ống đồng của công ty trong tháng 3/2021 đạt tổng 10.893 tấn, tăng 15,9 % so với tháng trước, và tăng 17,2 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chỉ riêng xuất khẩu ống đồng đã đạt 7.785 tấn, tăng 12,4 % so với tháng 3/2020.
Sơ đồ 3.1: Tình hình bán hàng thành phẩm đồng đầu năm 2021
(Nguồn : Phòng Kinh doanh)
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 Tháng 1/2021 Tháng 2/2021 Tháng 3/2021 Khối lượng các sản phẩm ống đồng (tấn)
3.1.1.2. Tình hình xuất – nhập khẩu.
- Tình hình nhập khẩu:
Ở Việt Nam, tính đến hết 31/03/2021, nhập khẩu đồng thành phẩm và bán thành phẩm các loại đạt hơn 1 triệu tấn, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 3,3 tỷ USD.
Trong tháng 3 năm 2021, Việt Nam nhập khẩu đồng thành phẩm từ Trung Quốc đến 485 nghìn tấn, tăng 10% về lượng, và giảm 5,37% về trị giá so với cùng kỳ 2020; Tỷ trọng đồng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 43,36% tổng lượng đồng thành phẩm nhập khẩu.
Sơ đồ 3.2: Diễn biến khối lượng và giá đồng nhập khẩu vào Việt Nam tính đến tháng 3/2021.
(Nguồn: Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế)
- Tình hình xuất khẩu :
Tính đến 31/03/2021, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 600 nghìn tấn đồng với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 2,7 tỷ USD, tăng 33,65 % về lượng và tăng 18,07% về trị giá xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 Tháng 1/2021 Tháng 2/2021 Tháng 3/2021
Sơ đồ 3.3: Các khu vực nhập khẩu đồng hàng đầu của Việt Nam.
(Nguồn : Theo Ifcmarkets.com)
Dự báo trong thời gian tới, ngành đồng chịu nhiều áp lực do tình hình bảo hộ thương mại đang diễn ra ngày càng nhiều trên thế giới. Hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Châu Âu, đều khởi xướng điều tra, áp dụng thuế bảo hộ thương mại để bảo vệ thị trường trong nước nên gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Cùng lúc đó, thị trường trong nước lại hứa hẹn nhiều triển vọng vì nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và hoạt động đầu tư được chú ý triển khai ngay từ đầu năm.
Các nhà doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồng Việt Nam mong muốn, để đảm bảo tăng trưởng tiêu thụ đồng, các cơ quan Nhà nước cần tiếp tục có những những chính sách, biện pháp kiểm sốt chặt chẽ nguồn đồng nhập khẩu để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, tiếp tục thúc đẩy các chính sách phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô song song với ổn định lãi suất ngân hàng, tạo niềm tin đối với doanh nghiệp.
Trước đó, Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cho biết, nền kinh tế nước ta năm 2021 được dự báo duy trì phát triển ở mức cao; thị trường bất động sản, xây dựng đơ thị năm 2020 có kế hoạch phát triển mạnh khiến nhu cầu về đồng tăng lên. 21% 10% 5% 5% 3% 19% 2% 15% 20% Châu Âu Mỹ Hàn Quốc Nhật Bản Đài Loan Ấn Độ Australia Khác ASEAN
3.1.2. Định hướng phát triển của ngành sản xuất ống đồng.
Trước hết, các doanh nghiệp trong ngành phải nhận thức được rằng hội
nhập kinh tế là một xu thế khách quan, không hội nhập thì khơng thể phát triển được. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải tìm cách vươn lên để tồn tại và phát triển.
Thứ hai, bảo hộ của nhà nước chỉ trong một thời hạn nhất định và trong
một thời gian cố định (theo các hiệp định đã ký kết). Do đó, doanh nghiệp được bảo hộ phải có chương trình, biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững được khi chấm dứt bảo hộ theo cam kết quốc tế.
Ngành sản xuất và xuất khẩu đồng với những đặc điểm nêu trên cần đặt ra lộ trình để chuyển mình bắt kịp với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc tế. Bởi lẽ:
Ngành sản xuất và xuất khẩu đồng là ngành sử dụng nhiều máy móc trang thiết bị nhất. Năm 2015 đã sử dụng 4,5 triệu USD tiền giá thành trang thiết bị, dự đốn năm 2021 có thể sử dụng đến 6,5 triệu USD tiền đầu tư và phát triển để đuổi kịp thời đại. Đồng thời là ngành công nghiệp mang lại kim ngạch xuất khẩu khá cao của cả nước.
Thế nhưng sức ép của thị trường quốc tế lên ngành công nghiệp sản xuất và xuất khẩu kim loại màu là rất lớn. Để tạo điều kiện cho ngành này phát triển, Việt Nam cần phải tạo ra được nguyên liệu tại chỗ, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm bởi sản xuất của ngành sản xuất và xuất khẩu kim loại màu nước ta còn thiếu tập trung, do vậy rất khó đưa ra sản phẩm có chất lượng. Hơn thế về chủng loại hàng hố cịn nghèo nàn, giá trị thấp nên khó tạo ra sự khác biệt đối với khách hàng trong nước và quốc tế. Do vậy vấn đề nâng cao chất lượng và đa dạng hóa là vấn đề mang tính quyết định đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam. Để giải quyết vấn đề tồn tại, nước ta cần phải xây dựng và áp dụng
thống ISO 9000, ISO 14000, SA8000, SWAP, OHSAS. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần áp dụng thương mại điện tử trong việc kinh doanh hàng ngày như: Áp dụng các phần mềm trong thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất và thực hiện các giao dịch thương mại vừa để tiết kiệm thời gian và vừa để bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nhóm sản phẩm.
Trên thực tế, các doanh nghiệp cần chú ý hai vấn đề: Thứ nhất là đầu tư
phát triển tương ứng với các thị trường. Đặc biệt đối với thị trường nhiều tiềm năng đòi hỏi nhu cầu phát triển nhanh và nâng cao. Mặt khác nếu thị trường đó mở cửa và có nhiều điều kiện thuận lợi thì doanh nghiệp nên đầu tư. Đó là cách đầu tư đúng hướng giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển tăng khả năng cạnh tranh. Thứ hai là đầu tư phát triển theo xu hướng của thị trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận biết và có khả năng phân tích xu hướng thị trường đâu là sản phẩm đang phát triển, đâu là sản phẩm đang có chiều hướng bão hồ và đi xuống. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển phù hợp. Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng cần coi trọng việc xây dựng và đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm, coi trọng việc quảng bá tên, nhãn hiệu truyền thống của công ty không những trong thị trường nội địa mà ngay cả các thị trường xuất khẩu.
Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng nên nâng cao hình ảnh và khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế để củng cố vị trí và duy trì sự phát triển. Họ cần xây dựng những chiến lược, chương trình giao tiếp nhằm khắc sâu hình ảnh doanh nghiệp vào tâm trí, thái độ, hành vi của người mua. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể khẳng định được tên tuổi của mình và tận dụng tốt các cơ hội có được.