Đề tài được xây dựng chủ yếu trên nền tản lý thuyết của Parasuraman về các nhân tố chính đánh giá chất lượng dịch vụ nói chung. Tuy nhiên khi đi sâu nghiên c ứu một lĩnh vực cụ thể như đối đối với hoạt động kiểm tốn thì các thành phần và các biến trong mơ hình Parasuraman cần thay đổi cho phù hợp với mơ hình nghiên cứu cụ thể. Chẳng hạn như đối với hoạt động kiểm tốn độc lập thì thang đo biến “KTV và CTKT giữ vững nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện dịch vụ” là quan trọng đối với thành phần “Sự tin cậy”, thang đo này cho thấy nếu sự độc lập, khách quan và các nguyên tắc đạo được nghề nghiệp của KTV và CTKT bị chi phối bởi một lợi ích vật chất nào đấy thì sự tin cậy của BCTC đãđược KTkhông thể được chấp nhận bởi công chúng sử dụng BCTC cho những mục đích khác nhau. Đây là điểm khác biệt chủ yếu đối với các dịch vụ khác. Do vậy, điều đó khẳng định lý thuyết của Parasuraman cần đ ược vận dụng phù hợp trong các hoạt động dịch vụ cụ thể khi nghiên cứu.
Ngoài ra, nghiên cứu này đã kiểm định trong thực tế một hệ thống thang đo lường để đo các thành phần nhằm đánh giá sự hài lòng của nhà đầu tư về chất lượng dịch vụ kiểm toán. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị và các cơ quan chức năng có được một hệ thống các thang đo để thực hiện các cuộc nghiên cứu tiếp theo đối với lĩnh vực có nét đặc thù như hoạt động kiểm tốn độc lập.