Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 49 - 51)

4.4. Kiểm định thang đo

4.4.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo

Các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Công cụ này giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994). Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, 257) cho rằng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì có thang đo lường là tốt; từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu” (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Ngoài ra, nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (lớn hơn 0,95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha của các thang đo thành phần riêng biệt của Giá trị cảm nhận và Giá trị cảm nhận tổng thể đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu. Cụ thể, Cronbach’s Alpha của Cảm nhận về Giá/ Chi phí giao dịch là 0,835; Chất lượng dịch vụ là 0,783; Năng lực của đội ngũ nhân viên tiếp xúc khách hàng là 0,893; Môi trường giao dịch là 0,769; Giá trị cảm xúc là 0,885; Giá trị xã hội là 0,794; và Giá trị cảm nhận tổng thể là 0,901. Các biến đều có hệ số tương quan với biến tổng khá cao và đều lớn hơn 0,3. Vì vậy tất cả các biến đo lường các khái niệm nghiên cứu đều được sử dụng trong phân tích nhân tố (EFA).

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Cảm nhận về Giá/ Chi phí giao dịch – P: (Cronbach’s Alpha = 0,835)

P1 0,681 0,787

P2 0,679 0,790

P3 0,732 0,738

Chất lượng dịch vụ – SQ: (Cronbach’s Alpha = 0,783)

SQ1 0,637 0,690

SQ2 0,642 0,685

SQ3 0,596 0,738

Năng lực của đội ngũ nhân viên tiếp xúc khách hàng – CPC: (Cronbach’s Alpha = 0,893)

CPC1 0,756 0,865

CPC2 0,828 0,837

CPC3 0,794 0,851

CPC4 0,681 0,892

Môi trường giao dịch – PE: (Cronbach’s Alpha = 0,769)

PE1 0,510 0,789

PE2 0,688 0,587

PE3 0,618 0,674

Giá trị cảm xúc – EV: (Cronbach’s Alpha = 0,885)

EV1 0,628 0,891

EV2 0,818 0,841

EV3 0,822 0,839

EV4 0,785 0,848

EV5 0,632 0,882

Giá trị xã hội – SV: (Cronbach’s Alpha = 0,794)

SV1 0,600 0,750

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này

SV4 0,553 0,762

SV5 0,559 0,760

Giá trị cảm nhận tổng thể – PV: (Cronbach’s Alpha = 0,901)

PV1 0,694 0,888 PV2 0,778 0,879 PV3 0,740 0,883 PV4 0,604 0,897 PV5 0,802 0,877 PV6 0,707 0,886 PV7 0,669 0,893

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định các thang đo lý thuyết bằng Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm định chi tiết được trình bày tại Phụ lục 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)