Một số tồn tại khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sử dụng dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan TP HCM (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT – MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Đánh giá kết quả thực hiện

2.5.3 Một số tồn tại khác

Về việc sử dụng hệ thống

Trong quá trình thực hiện, do đây là một quy trình thủ tục cịn mới cho nên việc hiểu và thực hiện của cán bộ cơng chức HQ và doanh nghiệp có những hạn chế nhất định. Nhiều tình huống phát sinh ngoài quy định chưa được cập nhật. Tình trạng nhân viên của một số doanh nghiệp không biết sử dụng hệ thống khai báo điện tử, chưa hiểu rõ những tính năng của hệ thống và quy trình thực hiện thủ tục. Việc chỉnh sửa tờ khai, khai báo sai, khai báo thiếu nội dung yêu cầu thường hay xảy ra, nhất là những doanh nghiệp mới tham gia, chưa có điều kiện tập huấn và sử dụng hệ thống nhiều hoặc các doanh nghiệp có lực lượng cơng nghệ thơng tin ít, trình độ tin học hạn chế.

Đối với cán bộ công chức cũng vậy, thường hay chuyển luồng để kiểm tra thực tế hàng hóa do nghi ngờ doanh nghiệp khai không đúng. Việc chuyển luồng

mất rất nhiều thời gian vì cơng chức đăng ký tờ khai phải chuyển đề xuất lên cho Phó Chi Cục ký duyệt chuyển luồng dẫn đến kéo dài thời gian thông quan làm thiệt hại cho doanh nghiệp.

Về việc tổ chức thực hiện

- Kế hoạch triển khai công việc của TCHQ chưa cụ thể, rõ ràng và đồng bộ, nhiều lúc khơng có việc, nhiều lúc cơng việc dồn dập, làm cho các đơn vị triển khai bị động.

- Việc khảo sát thực tế trước khi xây dựng quy trình và chương trình cịn mang tính chủ quan của người thực hiện, không căn cứ đúng thực tế nghiệp vụ phát sinh tại các Chi cục, đối với từng loại hình xuất nhập khẩu.

- Các Chi cục HQ TP.HCM thường tổ chức tập huấn chương trình thơng quan điện tử cho cán bộ và doanh nghiệp, nhưng quy trình này đã bị thay thế hầu như tồn bộ ngay sau đó khiến cho việc tập huấn trở nên vơ nghĩa và lãng phí.

- Việc phối hợp giữa các cơ quan với TCHQ trong việc xây dựng quy trình, kế hoạch thực hiện thiếu sự đồng bộ.

Về trang thiết bị máy móc, dụng cụ hỗ trợ kiểm tra:

Khi thực hiện thủ tục HQĐT, mục đích chính của ngành HQ là nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông quan nhanh hàng hóa. Theo đó, phần lớn hàng hóa sẽ được thơng quan mà khơng phải kiểm tra. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện sau q trình thơng quan và thực hiện theo xác xuất. Trong thời gian qua, phần lớn các doanh nghiệp tham gia thủ tục HQĐT đều được chấp hành tốt pháp luật và một số doanh nghiệp cũng lợi dụng sự thơng thống để gian lận cho nên để giải phóng nhanh hàng hóa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cần phải tăng cường trang bị các loại máy móc, phương tiện phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát hàng hóa như máy soi container, máy soi kiện hàng, cân trọng lượng xe, hàng, cân container hiện đại tại các đơn vị trọng điểm.

Về liêm chính Hải quan

Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng cao. Những năm qua, tuy đã có nhiều nỗ lực trong phịng, chống tham

nhũng, nhất là nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơng khai, minh bạch các thông tin về quy định và thực hiện thủ tục hành chính nhưng Việt Nam vẫn thuộc nhóm cuối của bảng xếp hạng. (Trần Thoang, 2012)

Chi phí bơi trơn để làm thủ tục HQ làm giảm đáng kể sự minh bạch trong xuất nhập khẩu hàng hóa, chiếm khoảng 13% trong tổng chi phí của một container xuất khẩu hàng hóa thơng thường. (Trần Tâm, 2013)

Tóm tắt chương 2

Chương này giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục HQ TP.HCM, thực trạng về thủ tục HQĐT tại Cục HQ TP.HCM, từ đó đánh giá tình hình, nêu ra các ưu điểm và nhược điểm, yếu kém cần khắc phục để làm hài lòng doanh nghiệp làm thủ tục HQĐT. Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 2 đã giới thiệu thực trạng về thủ tục HQĐT tại Cục HQ TP.HCM, từ đó đánh giá tình hình, nêu ra các ưu điểm và nhược điểm, yếu kém cần khắc phục để làm hài lòng doanh nghiệp làm thủ tục HQĐT. Chương 3 sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, tiến độ thực hiện nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính. Trên cơ sở đó, thang đo cho nghiên cứu định lượng được xác định chính thức.

3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng thảo luận nhóm và khảo sát thử nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát và đo lường các khái niệm nghiên cứu. Dựa trên cơ sở lý thuyết về dịch vụ công, chất lượng dịch vụ công, mơ hình và thang đo SERVQUAL; mơ hình và thang đo của Mohammed và cộng sự (2010), mơ hình và thang đo của Nguyễn Thị Hồng Lam (2011) và nghiên cứu định tính, thang đo và bảng câu hỏi khảo sát được xác định chính thức cho nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát với mẫu nghiên cứu là n = 185 bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Thông tin để nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn mặt đối mặt. Mẫu này được sử dụng để kiểm định độ tin cậy và giá trị các thang đo lường chất lượng dịch vụ thủ tục HQĐT và sự hài lòng của doanh nghiệp thơng qua phân tích hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá cũng như kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết bằng phân tích hồi qui tuyến tính bội thơng qua phần mềm SPSS 16.0.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sử dụng dịch vụ hải quan điện tử tại cục hải quan TP HCM (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)