Là doanh nghiệp sản xuất Việt Thành luôn quan tâm đến việc đầu tư tài sản cố định bởi nó sẽ đảm bảo quá trình sản xuất của Công ty được diễn ra liên tục và có hiệu quả. Một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại kết hợp với trình độ công nhân viên cao dẫn tới một hệ quả tất yếu là chất lượng sản phẩm tăng, chi phí giảm, năng suất lao động cao hơn, giá thành hạ.
Bảng 3.1 Tình hình trang thiết bị công ty năm 2012
ĐVT: Chiếc
STT Tên thiết bị Nhãn hiệu Năm
nhập Số hiện có Số đang sử dụng 1 Máy giặt Đức 1996 2 2 2 Máy sấy Đức 1997 2 2
3 Máy vẽ sơ đồ Đài Loan 1998 5 5
4 Máy may 1 kim Đài Loan 1996 600 598
5 Máy may 2 kim Đài Loan 1996 47 47
6 Máy may móc xích Đài Loan 1996 5 5
7 Máy Vắt sổ Nhật 1996 51 51
8 Máy chạy zích zắc Nhật 1996 40 40
9 Máy thùa khuyết Đức 1999 10 10
10 Máy dập cúc Đức 1999 25 25
11 Máy cắt vòng Đài Loan 1997 2 2
12 Máy cắt gọt Đài Loan 1997 2 2
13 Máy thổi lông Nhật 2001 1 1
14 Máy cân lông Nhật 2001 1 1
15 Máy cắt bìa Đài Loan 1997 2 2
16 Máy đánh chỉ Đức 1999 7 7
17 Máy hút chỉ Đức 1999 1 1
18 Máy kiểm vải Nhật 2002 2 2
19 Máy đếm vải Nhật 2002 2 2
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng 3.1 cho thấy số lượng máy móc thiết bị như vậy là khá đầy đủ. Hầu hết vẫn đang được sử dụng chứng tỏ chất lượng máy móc vẫn còn đảm bảo. Tuy nhiên,
trên thực tế Công ty vẫn không ngừng đổi mới, trang bị máy móc thiết bị hiện đại và song song với nó là bảo trì, bảo dưỡng nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất.
Máy móc của Công ty được nhập từ các nước có uy tín (Đức, Nhật), đảm bảo về chất lượng, công nghệ hiện đại. Mỗi công đoạn của dây truyền sản xuất đều có những máy móc chuyên dụng đảm bảo quá trình chuyên môn hóa sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Tuy nhiên để có thể tận dụng đến mức cao nhất công suất sử dụng của máy móc thiết bị này đòi hỏi trình độ người lao động cũng phải cao. Vì vậy đi đôi với việc đổi mới trang thiết bị thì Công ty cần quan tâm đến chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho người lao động và các vấn đề về an toàn lao động.
3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 3.4 cho thấy lợi nhuận của Công ty có xu hướng tăng, trung bình mỗi năm tăng 22,11%. Trong đó, lợi nhuận năm 2011 là 7,49 tỷ đồng tăng 47,35% so với năm 2010, nguyên nhân là do năm 2011 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra mạnh mẽ, Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các bạn hàng nước ngoài làm cho doanh thu bán hàng của Công ty tăng nhanh so với năm 2010, con số này là 152,72 tỷ đồng, tăng 16,14% so với năm 2010. Sang năm 2012, tỷ lệ tăng lợi nhuận của Công ty là không cao đạt 101,20% so với năm 2011, tức là tăng 1,2%, nguyên nhân là do năm 2012 đối tác chính của Công ty là người Mỹ giảm đơn hàng, Công ty phải nhận thêm nhiều đơn hàng nhỏ lẻ từ bên ngoài với mức giá không cao cho lên doanh thu đạt được từ bán hàng là tăng lên không đáng kể so với năm 2011, nó đạt 160,59 tỷ đồng, tăng 5,15% so với năm 2011.
Bên cạnh đó cũng phải đánh giá cao sự góp sức nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý trong Công ty, nhờ vào sự quản lý hiệu quả mà trong năm 2012 khi Công ty phải đối mặt với khó khăn lớn đó là việc đối tác chính của Công ty là Mỹ giảm đơn hàng thì Công ty vẫn hoạt động bình thường và lợi nhuận vẫn gia tăng. Cũng chính vì thế mà trong những năm qua Công ty luôn chú trọng đến công tác quản lý trongdoanh nghiệp, điều đó được chứng minh rất rõ qua sự gia tăng mạnh mẽ về chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty, năm 2012 Công ty chi 7,64 tỷ đồng vào công tác quản lý doanh nghiệp, tăng 33,33% so với năm 2011 và tỷ lệ gia tăng trung bình của nó trong 3 năm đạt 34,08%.
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH May và thương mại Việt Thành giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Tỷ đồng
STT Các chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012 So sánh (%)
2011/2010 2012/2011 BQ
1 Doanh thu bán hàng (1) 131,50 152,72 160,59 116,14 105,15 110,51
2 Các khoản giảm trừ doanh thu (2) 1,10 1,81 1,98 164,55 109,39 134,16
3 Doanh thu thuần (3) = (1) – (2) 130,40 150,91 158,61 115,73 105,10 110,29
4 Giá vốn hàng bán (4) 111,50 125,42 131,31 112,48 104,70 108,52
5 Lợi nhuận gộp (5) = (3) – (4) 18,90 25,49 27,30 134,87 107,10 120,19
6 Doanh thu hoạt động tài chính (6) 0,48 0,48 0,50 100,00 104,17 102,06
7 Chi phí tài chính (7) 1,76 1,62 1,76 92,05 108,64 100,00
8 Chi phí bán hang (8) 7,07 9,08 9,51 128,43 104,74 115,98
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp (9) 4,25 5,73 7,64 134,82 133,33 134,08
10 Lợi nhuận thuần (10) = (5) + (6-7)-(8) - (9) 6,30 9,54 8,89 151,43 93,19 118,79
11 Thu nhập khác (11) 0,96 0,83 1,43 86,46 172,29 122,05
12 Chi phí khác (12) 0,48 0,38 0,52 79,17 136,84 104,08
13 Lợi nhuận khác (13) = (11) – (12) 0,48 0,45 1,22 93,75 271,11 159,43
14 Tổng lợi nhuận trước thuế (14) = (10) + (13) 6,78 9,99 10,11 147,35 101,20 122,11
15 Thuế TNDN phải nộp (15) 1,70 2,50 2,53 147,35 101,20 122,11
16 Tổng lợi nhuận sau thuế (16) = (14) – (15) 5,09 7,49 7,58 147,35 101,20 122,11
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Là phương pháp chúng tôi dùng để
thu thập tài liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm của Công ty, đồng thời thu thập thông tin qua sách, báo, internet…
+ Đối với cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng lao động: phương pháp này sẽ giúp chúng tôi thu thập được những tài liệu liên quan đến cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng lao động như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa, chức năng, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng lao động…để từ đó hệ thống hóa những kiến thức liên quan đến việc quản lý và sử dụng lao động.
+ Đối với kết quả nghiên cứu về quản lý và sử dụng lao động của Công ty: phương pháp này giúp chúng tôi có được những số liệu cần thiết về kết quả kinh doanh, về tình hình tuyển dụng, đào tạo cũng như những số liệu cần thiết có liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng lao động của Công Ty để từ đó tổng hợp và phân tích thực trạng trong công tác quản lý và sử dụng lao động của Công Ty.
- Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: Để thu thập tài liệu sơ cấp chúng tôi thực hiện phỏng vấn trực tiếp những con người đang hoạt động và làm việc tại Công Ty về thực trạng quản lý và sử dụng lao động của Công Ty như: phỏng vấn giám đốc để biết được các thông tin về sự hình thành và phát triển của Công Ty, phỏng vấn trưởng phòng tổ chức hành chính để thu thập các thông tin về số lượng lao động tuyển dụng mỗi năm, hình thức tuyển dụng, thông tin về hợp đồng lao động và đào tạo lao động…, phỏng vấn người lao động trực tiếp về những vấn đề liên quan đến thực trạng quản lý và sử dụng lao động của Công ty.
+ Điều tra 80 lao động gồm cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp với nội dung điều tra chủ yếu là đưa ra cả những câu hỏi mở và những câu hỏi đóng liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng lao động như: Yêu cầu tuyển dụng, đào tạo, sa thải lao động của Công ty? Tỷ lệ hoặc số lao động có trình độ chuyên môn đạt yêu cầu? Công ty đã có những chính sách gì để khuyến khích người lao động? Người lao động có tự giác chấp hành những quy định của Công ty hay không? Số lượng người chưa chấp hành là ít hay nhiều? bố trí lao động đã phù hợp với năng lực của họ chưa? Độ tuổi? giới tính? trình độ? số năm kinh nghiệm? Lý do gắn bó
với công ty? Đánh giá của công nhân về thu hút, đào tạo và phát triển nguồn lao động của Công ty? Người lao động có những mong muốn gì? Có muốn làm việc lâu dài ở Công ty hay không?...
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin
Là phương pháp tiến hành xử lý số liệu trên các phần mềm tin học như Excel, các phương pháp thống kê, toán học để từ đây đưa ra được những kết quả từ bẳng số liệu thu thập được
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả được chúng tôi sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Nghiên cứu việc tổng hợp, số hóa. Sau đó tính các tham số đặc trưng cho tập dữ liệu như: Số trung bình, số tuyệt đối, Số tương đối…nhằm làm rõ thực trạng, kết cầu nguồn lao động của Công ty.
- Phương pháp thống kê so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê các chỉ tiêu liên quan đến lực lượng lao động và tiến hành so sánh các chỉ tiêu đó theo thời gian cụ thể là qua 3 năm (2010 – 2012).
- Phương pháp phân tổ thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân lao động theo từng tiêu chí như: nhóm tuổi, bậc thợ, theo lĩnh vực công việc (nhân viên quản lý, kĩ thuật, công nhân…), theo tính chất công việc (tổ may, là, tổ chuẩn bị sản xuất…), theo độ tuổi của lao động…Khi phân tổ chúng ta có thể thấy rõ hơn cách bố trí lao động theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách cụ thể và chính xác hơn.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia am hiểu về tình hình quản lý và sử dụng lao động của Công ty. Qua đó sẽ có những đánh giá phù hợp hơn và đề xuất các giải pháp tốt nhất.
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình lao động
- Số lượng lao động có mặt tại thời điểm nghiên cứu - Chất lượng lao động
+ Trình độ học vấn của lao động như: Trên ĐH, đại học, cao đẳng, trung cấp, trường dạy nghể, THPT và khác.
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật
+ Kinh nghiệm của người lao động hay thâm niên công tác + Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch công việc được
- Tuổi, tỷ lệ nhóm tuổi - Giới tính: tỷ lệ nam/nữ
3.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý và sử dụng lao động
- Số lượng, tỷ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. - Số lượng lao động đảm nhận các chức năng quản lý.
- Số lượng, tỷ lệ giữa lao động nữ với lao động nam. - Số lượng, tỷ lệ giữa lao động theo nhóm tuổi
- Số lượng lao động và nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận lao động trực tiếp
- Tỷ lệ lao động phân theo nguồn tuyển dụng
3.2.4.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả quản lý và sử dụng lao động
- Tỷ lệ lao động theo các công đoạn sản xuất.
- Chỉ tiêu thu nhập bình quân trên một lao động: Thu nhập của người lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thoả mãn các nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho chính người lao động. Ngoài ra nó còn là yếu tố quan trọng trong việc bù đắp tái sản xuất sức lao động cho người lao động.
Tổng quỹ lương Thu nhập bình quân trên một lao động =
Tổng số lao động - Chi phí đào tạo bình quân:
Thể hiện mức độ đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công ty càng quan tâm đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Chi phí đào tạo hàng năm Chi phí đào tạo bình quân =
Số người được đào tạo trong năm
- Chỉ tiêu hiệu quả đào tạo phát triển nguồn nhân lực: là doanh thu hoặc lợi nhuận thu được trên một đơn vị chi phí cho đào tạo.
Tổng doanh thu (hoặc lợi nhuận) Hiệu quả đào tạo =
Tổng chi phí đào tạo
- Doanh thu/lao động: cho ta biết một lao động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho Công ty
- Lợi nhuận/lao động: cho biết một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng sử dụng lao động tại Công ty TNHH May và thương mại Việt Thành
4.1.1 Khái quát thực trạng lao động của Công ty
Công ty TNHH May và thương mại Việt Thành có quy mô lớn hơn 1000 lao động. Số lượng lao động của Công ty có xu hướng tăng, tuy nhiên lượng tăng này là không đáng kể, từ năm 2010 đến năm 2012 tăng từ 1266 lao động lên 1374 lao động, trung bình mỗi năm tăng lên 4,18%
Với đặc thù là ngành nghề may, số lao động nữ của Công ty luôn chiếm ưu thế, chiếm tới 80,88% trong cơ cấu lao động toàn Công ty năm 2010 và đến năm 2012 con số này là 79,33%, như vậy, cơ cấu lao động của lao động nữ đã có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ lệ này là không đáng kể. Tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ trong Công ty là khá lớn, số lao động nữ luôn gấp từ 3,8 đến 4,2 lần số lao động nam.
Theo tiêu chí trình độ học vấn, Bảng 4.1 cho thấy trình độ học vấn của lao động mà Công ty đang sử dụng là không cao, nhìn chung lao động của Công ty chủ yếu là THCS, THPT chiếm tới 60,74% năm 2010 và có xu hướng giảm dần còn 53,20% năm 2012. Lao động thuộc trung cấp và trường dạy nghề ngày càng được chú trọng, cơ cấu của lao động này trong Công ty là 34,42% năm 2010 và tăng lên đến 41,05% năm 2012, bình quân mỗi năm tăng là 14,26%.
Theo tiêu chí về độ tuổi của lao động trong Công ty, bảng 4.1 cho thấy, qua 3 năm phần lớn số lao động của Công ty là những người có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi, cơ cấu của lao động này chiếm tới 40,76% tổng số lao động toàn công ty và đến năm 2012 con số này tăng lên đến 41,78%. Đứng thứ hai trong cơ cấu lao động theo độ tuổi là nhóm tuổi <25 tuổi, cơ cấu của nó là 28,59% năm 2010 và là 27,37% năm 2012. Chỉ có 4,8% lao động có độ tuổi trên 45 năm 2012. Như vậy, Công ty đang sở hữu một đội ngũ lao động trẻ, đây là lực lượng có sự năng động, nhiệt tình, có sức khỏe, nhanh chóng thích nghi với những môi trường làm việc khác nhau. Chính điều này sẽ tạo cho Công ty những thuận lợi khi sử dụng lao động. Tuy nhiên cũng phải kể đến khó khăn trong việc quản lý lao động mà lực lượng này chính là yếu tố then chốt vì họ rất dễ thay đổi công việc nếu điều kiện làm việc của Công ty không đáp ứng yêu cầu của họ. Điều này, đòi hỏi Công ty phải có phương pháp quản lý phù hợp, đặc biệt là trong vấn đề về thù lao lao động và những chính sách đãi ngộ đối với người lao động để có thể duy trì nhân viên của mình.
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012
ĐVT: người
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát triển (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 Bình quân 1. Theo giới tính 1266 100,00 1310 100,00 1374 100,00 103,48 104,89 104,18 Nam 242 19,12 275 20,99 284 20,67 113,64 103,27 108,33 Nữ 1024 80,88 1035 79,01 1090 79,33 101,07 105,31 103,17 2. Theo trình độ 1266 100,00 1310 100,00 1374 100,00 103,48 104,89 104,18