Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của lao động

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH (Trang 89 - 97)

Tận dụng thời gian và sử dụng hợp lý thời gian lao động là một bộ phận quan trọng của quản lý lao động ở doanh nghiệp. Việc sử dụng thời gian lao động

cần tuân theo quy định của bộ luật lao động. Tại Công ty Việt Thành, hiện nay đang áp dụng hai chế độ sử dụng thời gian lao động sau;

- Đối với khối văn phòng (lao động quản lý): Hiện tại Công ty áp dụng chế độ làm việc theo giờ hành chính; làm việc 8h mỗi ngày, buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h đến 17h.

- Đối với khối sản xuất: Công ty áp dụng chế độ làm việc theo ca, một ngày ba ca, mỗi ca 8 giờ và trong quá trình làm việc người lao động được nghỉ 30 phút để nghỉ ngơi, ăn uống. Ngoài ra để đảm bảo thời giờ làm việc Công ty yêu cầu người lao động phải có mặt tại nơi làm việc trước 15 phút để chuẩn bị giao nhận ca và về khi kết thúc giờ làm việc

* Cơ cấu thời gian lao động của Công ty

- Số ngày nghỉ lễ, tết: 8 ngày (được hưởng 100% lương) - Số ngày nghỉ chủ nhật: 52 ngày

- Số ngày nghỉ phép năm: 12 ngày (được hưởng 100% lương)

- Nghỉ ốm (được hưởng 75% lương), Công ty căn cứ vào số năm kinh nghiệm mà quy định ngày nghỉ ốm tối đa cho công nhân. Ngoài ra công ty còn thực hiện chế độ nghỉ ốm theo quy định của luật lao động.

Hộp 4.2 Thời gian làm việc của Công ty

Chị Nguyễn Thị Nhẫn, công nhân may chuyền 7 cho ý kiến: Công ty áp dụng chế độ làm việc theo ca sẽ đảm bảo máy móc thiết bị của Công ty được hoạt động liên tục, công suất đạt được là cao nhưng thời gian làm việc theo ca như vậy tôi thấy là chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu về thời gian làm việc của nhiều lao động. Như hoàn cảnh của tôi, con còn nhỏ rất hay khóc vào ban đêm vì vậy mà tôi chỉ muốn làm việc vào ca sáng hay ca chiều để dành thời gian ban đêm chăm sóc, dỗ dành con cái. Thời gian tới tôi rất mong Công ty có thể xem xét cho những lao động có hoàn cảnh tương tự tôi được đăng ký thời gian làm việc phù hợp với hoàn cảnh gia đình của mình.

4.2.3.4 Vấn đề an toàn và vệ sinh lao động

Với đặc điểm của một Công ty sản xuất hàng may mặc, nên phần lớn công nhân làm việc trong nhà xưởng. Người công nhân (đặc biệt là công nhân

trực tiếp sản xuất) phải tiếp xúc trực tiếp với máy móc liên tục để tạo ra sản phẩm. Do vậy môi trường làm việc rất nhiều bụi.

Do môi trường làm việc như vậy nên 1 năm Công ty đã trang bị cho 100% công nhân khối trực tiếp sản xuất các đồ bảo hộ lao động như sau: 1 bộ quần áo lao động mùa đông, 1 bộ quần áo lao động mùa hè, 1 đôi giầy lao động, 2 khẩu trang, ngoài ra 1 tháng Công ty cung cấp 1 đôi gang tay cho những lao động thực hiện công việc rỡ và vận chuyển nguyên vật liệu. Riêng đối với những lao động mới tuyển thì được cấp lần đầu như sau: 1 bộ quần áo lao động mùa đông, 2 bộ quần áo lao động mùa hè, 1 đôi giầy lao động, 2 khẩu trang.

Những đồ bảo hộ này nhằm bảo vệ cho người lao động khỏi bị tác động của môi trường lên cơ thể thông qua những tiếp xúc: bụi từ vải, mùi thuốc nhuộm... Số bảo hộ này được trang bị cho công nhân trong suốt 1năm. Tuy vậy, về số lượng thì không đủ vì trong quá trình làm việc, nhiều khi không có đủ hoặc bị hỏng rách, để có thể thay đổi.

Ngoài ra để đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động, Công ty còn tổ chức huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.

* Đánh giá của người lao động về vấn đề an toàn vệ sinh lao động của Công ty

Bảng 4.16 cho thấy tình hình cấp phát bảo hộ lao động của Công ty được thực hiện khá nghiêm túc và đầy đủ, 100% số lao động được hỏi là được cấp phát bảo hộ lao động và không phải mất chi phí cho các bảo hộ đó. Vấn đề an toàn và vệ sinh lao động của Công ty là khá tốt, 56,25% lao động được hỏi rất hài lòng và -không có lao động nào là không hài lòng. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, 1 số lao động chia sẻ rằng các bảo hộ lao động của Công ty là bắt buộc phải có khi tham gia lao động tại Công ty nhưng có nhiều người do mất hay do vấn đề thời tiết…mà không có, không đủ bảo hộ để tham gia lao động thì Công ty chưa có chính sách giải quyết cấp lại, cấp thêm cho lao động.

Bảng 4.16 Đánh giá của người lao động về vấn đề an toàn và vệ sinh lao động của Công ty

Tổng số lao động được điều tra 80 100,00

1 Cấp, phát thiết bị bảo hộ

Quần áo lao động mùa đông 80 100,00

Quần áo lao động mùa hè 80 100,00

Giầy lao động 80 100,00 Khẩu trang 80 100,00 2 Chi phí cấp phát Được phát miễn phí 80 100,00 Phải trả chi phí 0 0,00 3 Đánh giá về vấn đề an toàn vệ sinh lao động của Công ty

Rất hài lòng 45 56,25

Hài lòng 35 43,75

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013) 4.2.3.5 Vấn đề kỷ luật lao động tại công ty

Kỷ luật lao động có vai trò quan trọng, nó đảm bảo cho mọi khâu hoạt động của doanh nghiệp được ăn khớp, nhịp nhàng, doanh nghiệp hoạt động bình thường góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhận thức được vấn đề này Việt Thành đã xây dựng nên quy định về luật lao động, thỏa ước lao động tập thể của Công ty với người lao động và thực hiện sử phạt lao động khi vi phạm với các hình thức sau:

- Khiển trách bằng miệng áp dụng với người lao động vi phạm lần đầu nhưng với mức độ nhẹ như: vi phạm về quy định nghỉ phép từ 1 đến 2 ngày; làm việc riêng trong giờ làm, tự ý sử dụng các thiết bị không thuộc quyền mình quản lý; đi làm muộn hoặc về sớm; sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân…

- Khiển trách bằng văn bản khi người lao động vi phạm mức độ nhẹ lần 2 - Chuyển sang việc khác với mức thu nhập thấp hơn áp dụng vơi những lao động tái phạm lần 3 sau khi bị khiển trách; vi phạm nội quy an toàn lao động dẫn đến tai nạn lao động từ 2% trở lên; nhiều lần không hoàn thành nhiệm vụ được phân công do thiếu tinh thần trách nhiệm; trộm cắp tham ô tài sản có giá trị gây hậu quả nghiêm trọng, trộm căp có tổ chức…

- Sa thải: áp dụng với các hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gian chưa xóa kỷ luật. Tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.

* Tình hình thực hiện kỷ luật lao động tại Công ty

Bảng 4.17 Kết quả thực hiện kỷ luật lao động tại Công ty trong 3 năm 2010 - 2012 ĐVT: Người Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ phát triển (%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) 2011/2010 2012/2011 BQ Tổng số 1266 100,0 0 1310 100,0 0 1374 100,0 0 103,4 8 104,8 9 104,18 Số lao động vi phạm 45 3,55 37 2,82 29 2,11 82,22 78,38 80,28 - Vi phạm nhẹ 43 3,40 36 2,75 28 2,04 83,72 77,78 80,69 -Vi phạm nặng 2 0,16 1 0,08 1 0,07 50,00 100,00 70,71 -Vi phạm nghiêm trọng 0 0,00 1 0,08 0 0,00 0,00 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính nhân sự)

Bảng 4.17 cho thấy tổng số lao động vi phạm kỷ luật trong Công ty chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số lao động và có xu hướng giảm dần, từ năm 2010 - 2012 giảm từ 3,55% xuống còn 2,11%, trung bình mỗi năm giảm 19,72%. Những vi phạm của người lao động đa số là vi phạm nhẹ, tỷ lệ này chiếm tới 2,04% trên tổng số 2,11% lao động vi phạm năm 2012, những vi phậm này chủ yếu là đi làm muộn và làm việc riêng trong giờ. Số lao động vi phạm nặng của Công ty là không đáng kể, năm 2010 đạt tỷ lệ vi phạm cao nhất là 0,16% trong tổng số lao động toàn Công ty. Đặc biệt là lao động vi phạm kỷ luật nghiêm trọng của Công ty hầu như không có, trong ba năm duy nhất chỉ có một trường hợp của chị Nguyễn Thị Hằng thuộc tổ lắp ráp phạm tội chộm cắp tài sản, ngoài ra chị còn nhiều lần bị khiển trách do vi phạm nhiều nội quy lao động của Công ty, cho nên khi chị phạm lỗi trộm cắp tài sản thì đã bị lập hồ sơ và chuyển hội đồng kỷ luật Công ty sa thải. Sau vụ việc này, sang năm 2012 tỷ lệ vi phạm của Công ty giảm đi đáng kể. Điều này chứng tỏ, kỷ luật lao động của Công ty khá chặt chẽ, công tác thực hiện tốt và một phần cũng là do bản thân người lao động ngày càng có ý thức tốt hơn.

Bảng 4.18 Tỷ lệ vi phạm kỷ luật lao động phân theo độ tuổi và giới tính của người lao động năm 2012

Chỉ tiêu Vi phạm nhẹ Vi phạm nặng Tính chung SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Độ tuổi < 25 tuổi 24 82,76 0 0,00 24 82,76 25 - 35 tuổi 4 13,79 1 3,45 5 17,24 36 - 45 tuổi 0 0,00 0 0,00 0 0,00 > 45 tuổi 0 0,00 0 0,00 0 0,00 Giới tính Nam 6 20,69 0 0,00 6 20,69 Nữ 22 75,86 1 3,45 23 79,31 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính nhân sự)

Bảng 4.18 cho thấy phần lớn số lao động vi phạm kỷ luật của Công ty là thuộc đối tượng lao động trẻ có tuổi đời nhỏ hơn 25 tuổi, tỷ lệ này chiếm tới 82,76% số lao động vi phạm, số lao động vi phạm có độ tuổi từ 25 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ thấp là 13,79%, số lao động có độ tuổi lớn hơn 36 là hoàn toàn không vi phạm. Về tỷ lệ lao động vi phạm phân theo giới tính thì chủ yếu là lao động nữ, nó chiếm 79,31%, điều này là hoàn toàn hợp lý vì cơ cấu lao động nữ trong Công ty là rất lớn, nó chiếm 79,33% trong tổng số lao động toàn Công ty năm 2012.

4.3 Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng lao động của Công ty

4.3.1 Đánh giá về hiệu quả quản lý và sử dụng lao động

Để đánh giá về hiệu quả quản lý và sử dụng lao động của Công ty tôi xem xét các chỉ tiêu sau (bảng 4.19):

Bảng 4.19 cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng lao động của Công ty là không ổn định. Doanh thu của Công ty là có xu hướng tăng, từ năm 2010 đến năm 2012 tăng từ 130,405 tỷ đồng lên 158,61 tỷ đồng, điều này làm cho doanh thu trên một lao động cũng gia tăng tương ứng là từ 0,10301 tỷ lên 0,11544 tỷ đồng. Lợi nhuận của Công ty. Lợi nhuận của Công ty cũng có xu hướng tăng qua 3 năm, tăng từ 5,09 lên 7,58 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận trên một lao động lại biến động bất ổn, từ năm 2010 đến năm 2011 tăng từ 0,3716 tỷ đồng lên 0,4240 tỷ đồng, đến năm 2012 nó lại giảm xuống còn 0,03945 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2011 giá các mặt hàng mà Công ty xuất khẩu sang bạn

hàng Mỹ có xu hướng tăng, bên cạnh đó Công ty còn nhận được nhiều đơn hàng từ các bạn hàng mới như Hàn Quốc, Đài Loan vì thế mà doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty là gia tăng, qua đó cũng làm cho lợi nhuân trên một lao động tăng theo. Nhưng đến giai đoạn cuối năm 2011, bước sang năm 2012, với khó khăn vĩ mô chung và chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công, các đơn hàng từ Mỹ với công ty có xu hướng sụt giảm, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được diễn ra bình thường Công ty đã phải nhận nhiều đơn hàng nhỏ lẻ từ bên ngoài với giá không cao cho nên mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng lợi nhuận trên một đơn vị lao động bị sụt giảm. Về hiệu quả đào tạo cũng biến động bất ổn, từ năm 2010 đến năm 2011 có xu hướng giảm, năm 2011 hiệu quả đào tạo đạt 637,32 (lần) tức là khi bỏ ra 1 đồng chi phí đào tạo Công ty thu được 637,32 đồng doanh thu, nhưng đến năm 2012 hiệu quả đào tạo lại tăng lên tới 1046,94 (lần). Nguyên nhân là do năm 2012 số lượng lao động tuyển mới của Công ty là 173 lao động, nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2011 là 321 lao động, Công ty không phải mất nhiều chi phí cho việc đào tạo mới như năm 2011 nên có hiện tượng hiệu quả đào tạo tăng cao nhưng lợi nhuận trên một lao động lại giảm vào năm 2012.

Bảng 4.19 Hiệu quả quản lý và sử dụng lao động của Công ty

Chỉ tiêu ĐVT Năm2010 Năm2011 Năm 2012

Doanh thu thuần Tỷ đồng 130,40513 150,91622 158,61066 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 5,09000 7,49000 7,58000

Quỹ lương Tỷ đồng 47,04237 55,54628 54,20317

Số lao động Người 1266 1310 1374

Chi phí đào tạo hằng năm Tỷ đồng 0,18730 0,23680 0,15150 Số lao động được đào

tạo/năm Người 1149 1192 1248

Doanh thu/1 lao động Tỷ đồng/lđ 0,10301 0,11520 0,11544 Lợi nhuận/1 lao động Tỷ đồng/lđ 0,00402 0,00572 0,00552 Thu nhập bình quân/1 lao

động Tỷ đồng/lđ 0,03716 0,04240 0,03945

Hiệu quả đào tạo 696,23666 637,31513 1046,93506

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY VÀ THƯƠNG MẠI VIỆT THÀNH (Trang 89 - 97)