CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU
1.3. Dự định nghỉ việc của nhân viên
1.3.2. Tầm quan trọng của sự hòa hợp cá nhân – tổ chức
Các nhà nghiên cứu trên thế giới thường dựa vào học thuyết ASA (Attraction – Selection- Attrition) của tác giả Schneider (1987) để giải thích hành vi từ bỏ cơng việc của một cá nhân (individual withdrawal behaviors).
Học thuyết này mô tả cơ chế mà một cá nhân bị hấp dẫn bởi văn hóa của một tổ chức. Các cá nhân bị thu hút bởi một tổ chức hoặc cơng việc vì họ tin tưởng sẽ đạt sự hịa hợp (substantial fit). Nếu như sự thật khơng đúng với những gì họ mong đợi hoặc nếu họ khơng thích ứng tốt với mơi trường làm việc mới thì họ sẽ có xu hướng nghỉ việc. Kết quả là, những cá nhân ở lại với tổ chức sẽ là những cá nhân có
cùng tư tưởng, niềm tin và họ sẽ cùng nhau xây dựng nên một tổ chức đồng nhất, gắn bó hơn ban đầu. Chính điều này sẽ cản trở cá nhân mới gia nhập vào tổ chức. Theo Oreilly và cộng sự (1991) nếu những nhân viên mới có giá trị cá nhân tương đồng với tổ chức thì họ sẽ gắn bó hơn với cơng ty. Ở những cá nhân này sẽ có mức độ thỏa mãn với công việc cao hơn nên khả năng rời bỏ tổ chức cũng sẽ thấp hơn. Sự hòa hợp cá nhân – tổ chức đạt được khi có sự tương thích giữa mong muốn của đơn vị thuê mướn lao động (organization needs) và mong muốn của người lao động (individual needs). Chatman (1991) khẳng định có mối tương quan nghịch biến giữa sự hòa hợp cá nhân – tổ chức (individual – organization fit) và dự định nghỉ việc của nhân viên. Vandenberghe (1999) cũng cho rằng sự hòa hợp cá nhân – tổ chức là nhân tố dự báo quan trọng nhất đối với ý định nghỉ việc của nhân viên. Dưới đây là bảng liệt kê những mong muốn của tổ chức khi thuê mướn lao động và mong muốn của cá nhân người lao động theo tổng hợp của Silverthorn (2004):
Bảng 1.1: Mong muốn của tổ chức thuê mƣớn lao động và mong muốn của cá nhân ngƣời lao động
Mong muốn của tổ chức Mong muốn cá nhân
- Trung thành với tổ chức (Loyalty to the organization)
- Làm việc chăm chỉ (Hard work) - Nhân viên hợp tác tốt trong công việc
(Employee cooperation)
- Tuân theo sự chỉ dẫn của cấp trên (Following directions)
- Hồn thành tốt cơng việc (Good quality of work outcomes)
- Cam kết hoàn thành mục tiêu của tổ chức (Commitment to the
organization’s objectives) - Thân thiện với đồng nghiệp
(Comradeship with colleagues)
- Tôn trọng lãnh đạo (Respect authority) - Hài lịng với cơng việc (Employee
satisfaction)
- Lương cao (Good salary) - Cơng việc an tồn (Job security) - Hòa hợp với mọi người trong tổ chức
(Being with other people) - Cấp trên tốt (Good supervision) - Có cơ hội thăng tiến (Opportunity for
promotion)
- Công việc nhiều thử thách (Challenging work)
- Được công nhận (Feeling of achievement)
- Điều kiện làm việc tốt (Good working conditions)
- Được tham gia vào các hoạt động của tổ chức (Being involved in the
organization climate)
- Được chia sẻ trách nhiệm (Ability to take responsibility)