Quan điểm quản lý thuế của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 89 - 111)

7. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Quan điểm quản lý thuế của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo

Công tác quản lý thuế trên địa bàn phải bám sát sát sự chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Thuế, của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về thực hiện kế hoạch Kinh tế-Xã hội và dự toán NSNN, các giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường. Tích cực chủ động tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh các giải pháp về tăng cường chỉ đạo chống thất thu NSNN trên địa bàn tỉnh, huyện.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế phải gắn với nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân tích, dự báo một cách tích cực, chủ động và thường xuyên để kịp thời phát hiện những nhân tố tác động làm tăng giảm nguồn thu NSNN trên địa bàn tỉnh, cũng như ở huyện nhằm xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi khai thác nguồn thu, chống thất thu có hiệu quả .

Nâng cao kết quả và hiệu quả quản lý thuế phải dựa trên thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy trình quản lý thuế theo các chức năng cơ bản trong quản lý thuế, cụ thể: Tăng cường công tác TT-HT người nộp thuế (NNT), xây dựng hệ thống báo cáo để thường xuyên cập nhật kiểm soát được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và đăng ký, kê khai thuế nhằm theo dõi giám sát chính xác, đầy đủ trạng thái hoạt động của cơ sở SXKD, phục vụ công tác chỉ đạo của UBND tỉnh, Tổng cục Thuế và công tác quản lý thuế của ngành. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với cơ sở SXKD, chống thất thu NSNN. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo luật quản lý thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phải tập trung kiểm tra việc thực hiện các quy trình quản lý thuế, luật quản lý thuế, luật cán bộ công chức, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan và nội quy quy chế của đơn vị; thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc thi đua khen thưởng, đầu tư, mua sắm tài sản, vật tư và chi tiêu tài chính.

Nâng cao kết quả và hiệu quả quản lý thuế TNDN phải gắn liền với việc xây dựng đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lương nguồn nhân lực, tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng quản lý cho cán bộ, công chức, bồi dưỡng phải gắn kết với đề án kiểm tra sát hạch công chức theo từng kỹ năng, xem xét để bố trí sử dụng, bổ nhiệm, luân phiên, luân chuyển điều động cán bộ nhằm khuyến khích, thu hút cán bộ có ý thức tự giác tăng cường học tập và tự học tập. Tăng cường quán triệt chủ trương, chính sách, nhắc nhở công chức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ. Thủ trưởng cơ quan thuế cần thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho công chức, viên chức, đẩy mạnh học tập các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành; cùng với các tổ chức Đoàn thể tổ chức phát đông các phong trào thi đua,văn hóa thể thao, kịp thời động viên giúp đỡ và tạo môi trường làm việc thuận lợi nhằm phát huy tối đa sở trường, năng lực của mỗi cán bộ, công chức.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015. Với truyền thống và bề dày thành tích đã đạt được trong nhiều năm qua. Cục Thuế Vĩnh Phúc và Chi cục thuế Tam Đảo cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đồng lòng quyết tâm, vượt qua khó khăn, thách thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế, góp phần hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội mà Nghị quyết HĐND tỉnh, huyện đã đề ra.

4.2. Phƣơng hƣớng đổi mới và nhiệm vụ công tác quản lý thu thuế hiệu quả đối với hộ kinh doanh cá thể thời gian tới

4.2.1. Phương hướng đổi mới

Để đạt được mục tiêu đã định cần đề ra phương hướng đổi mới quản lý thu thuế hiệu quả đối với hộ kinh doanh cá thể như sau;

- Đổi mới quản lý thu thuế hiệu quả đối với hộ kinh doanh cá thể phải gắn với đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công chức ngành thuế đồng thời nâng cao nhận thức cho người nộp thuế.

- Đổi mới quản lý thu thuế hiệu quả đối với hộ kinh doanh cá thể trên cơ sở có căn cứ khoa học, hiệu quả, phù hợp với khả năng của người nộp thuế và cơ quan thuế, phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế của địa phương.

- Đổi mới quản lý thu thuế hiệu quả đối với hộ kinh doanh cá thể phải tiến hành đồng bộ và toàn diện trên tất cả các mặt từ bộ máy tổ chức, quy trình quản lý đến biện pháp hành thu, đôn đốc, kiểm tra giám sát các đối tượng nộp thuế.

4.2.2. Nhiệm vụ chủ yếu công tác quản lý thu thuế hiệu quả đối với hộ kinh doanh cá thể doanh cá thể

Để đưa công tác quản lý thu thuế hiệu quả đối với hộ kinh doanh cá thể đi vào nề nếp và có chất lượng, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật thuế, đa dạng hoá công tác tuyên truyền thuế, chú trọng đến giáo dục nghĩa vụ của công dân trong việc nộp thuế. Tranh thủ phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền đại chúng để định hướng dư luận một cách kịp thời, triệt để. Phấn đấu để mỗi cán bộ thuế đều là người tuyên truyền, giáo dục tích cực nhất đối với đối tượng nộp thuế và mọi người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị Trấn, Hội đồng tư vấn thuế các xã, thị trấn, các ban ngành có liên quan trong việc quản lý thu thuế. Tiếp tục thực hiện kiểm tra rà soát trên địa bàn xã, thị trấn, quản lý chặt chẽ các đối tượng sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường hơn nữa việc kiểm tra rà soát lại các ngành hàng, các hộ lớn để đảm bảo thu sát thực tế về doanh thu, để qua đó chuẩn bị cho công tác ổn định thuế cho các hộ kinh doanh.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán thống kê và sử dụng hoá đơn tài chính để hạn chế việc trốn lậu thuế.

- Tiếp tục đẩy mạnh khai thác các nguồn thu mà các hộ cá thể chưa kê khai nộp thuế như cho thuê nhà làm văn phòng, trụ sở giao dịch, cửa hàng, thu xây dựng,…

- Tích cực đẩy mạnh các biện pháp thu nợ, rà soát lại các hộ trong địa bàn quản lý.

- Rà soát xong toàn bộ danh sách nợ đọng, triển khai tốt công việc đôn đốc thu hồi nợ đọng của các hộ đang kinh doanh cá thể, phối hợp với các lực lượng để thu nợ dây dưa của các hộ sản xuất kinh doanh.

- Củng cố tổ chức, kiện toàn bộ máy cán bộ, sắp xếp lực lượng cho phù hợp với năng lực công tác, phát động phong trào thi đua đoàn kết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu của cấp trên giao.

4.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

4.3.1. Thường xuyên rà soát diện hộ kinh doanh thực tế để đưa vào quản lý thuế

Những công việc cụ thể cần phải thực hiện

- Tổ chức kiểm tra điển hình tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể trên một số địa bàn, qua đó đánh giá mức độ thất thu về hộ kinh doanh, rút kinh nghiệm và giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đội thuế số hộ đưa thêm vào quản lý. Căn cứ chỉ tiêu đã giao hàng tháng có kiểm điểm, đánh giá phân tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những tồn tại, tìm biện pháp khắc phục ngay trong tháng sau. Kiên quyết chống thất thu triệt để về đối tượng kinh doanh.

- Tổ chức đối chiếu giữa số lượng đối tượng đã được cấp mã số thuế với số lượng đối tượng được phản ánh trên sổ bộ thuế môn bài, thuế GTGT + TNCN bổ sung ngay những đối tượng đã được cấp mã số thuế nhưng chưa được phản ánh trên sổ bộ thuế môn bài, thuế GTGT + TNCN, chấm dứt tình trạng hộ quản lý trên bộ thuế thấp hơn số hộ đã được cấp mã số.

- Từng đội thuế phải tự phối hợp với các ngành cấp đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, thống kê, hội đồng tư vấn thuế để điều tra, nắm lại số đối tượng thực tế có kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý, đối chiếu với số đối tượng đã có mã số thuế và đã quản lý thuế, xác định những đối tượng chưa có mã số thuế, chưa quản lý thuế hướng dẫn họ lập tờ khai xin cấp mã số thuế và đưa ngay vào sổ bộ để quản lý. Căn cứ vào kết quả điều tra, từng đội thuế phải lên sơ đồ các cơ sở kinh doanh theo đường, ngõ, số quầy hàng, xác định chính xác hộ kinh doanh do đội quản lý, chú ý đến địa bàn giáp ranh giữa các xã khác. Thông báo cho Chi cục Thuế những cơ sở kinh doanh trên địa bàn ngoài phạm vi phân công quản lý của đội thuế. Yêu cầu: đối với các hộ kinh doanh có cửa hàng, cửa hiệu, quầy hàng cố định phải quản lý thu thuế 100%, đối với hộ kinh doanh lưu động, kinh doanh tranh thủ sáng tối, kinh doanh vãng lai, kinh doanh vận tải, xây dựng tư nhân… phải quản lý được từ 95% trở lên. Nếu không đạt được yêu cầu trên thì cán bộ quản lý, đội trưởng đội thuế và lãnh đạo Chi cục Thuế phụ trách địa bàn phải chịu trách nhiệm.

Riêng đối với những hộ kinh doanh vận tải, đội thuế phải phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế nắm lại số hộ có phương tiện vận tải, phân loại hộ đang kinh doanh nhưng không nộp thuế. Đối với những hộ cho thuê nhà, thuê cửa hàng, cửa hiệu, phải phối hợp với hội đồng tư vấn thuế và trưởng thôn của các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thôn xóm, để xác định trường hợp nào thực chất là cho thuê nhưng núp dưới danh nghĩa cho người nhà ở nhờ, lợi dụng trốn thuế.

Tăng cường công tác kiểm tra hộ xin nghỉ kinh doanh đã miễn giảm thuế theo quy định. Để tiện cho việc kiểm tra, khi hộ báo nghỉ kinh doanh, Chi cục Thuế có thể yêu cầu hộ đó phải treo biển "Nghỉ kinh doanh" để trước cửa, vừa tiện kiểm tra vừa hạn chế tiêu cực. Đối với những hộ đã có đơn xin nghỉ nhưng thực tế vẫn kinh doanh phải kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số thuế đã miễn giảm. Đội thuế phải chịu trách nhiệm nếu địa bàn có hộ kinh doanh xin nghỉ, đã miễn giảm thuế nhưng thực tế vẫn đang kinh doanh mà không phát hiện được. Để hỗ trợ, Chi cục cần phân công cụ thể mỗi cán bộ kiểm tra phải chịu trách nhiệm trên một số địa bàn và phải cùng chịu trách nhiệm với đội thuế nếu có các hộ xin nghỉ nhưng thực tế vẫn đang kinh doanh.

Để quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, chống thất thu về hộ, Chi cục cần chỉ đạo Đội kiểm tra, tập trung kiểm tra đối tượng kinh doanh trên từng địa bàn phát hiện hộ mới ra kinh doanh chưa kê khai nộp thuế, các hộ kinh doanh sáng tối, kinh doanh không có cửa hàng… kết quả kiểm tra phải được thông báo thường xuyên cho Lãnh đạo Chi cục để xử lý kịp thời và đưa ngay vào diện quản lý thu thuế.

4.3.2.Tập trung xác định lại doanh thu kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ vào tình hình tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, Chi cục tiến hành xem xét lại doanh thu kinh doanh cho phù hợp. Yêu cầu: doanh thu kinh doanh phải là doanh thu thực tế, nếu phát hiện doanh thu, mức thuế quản lý mới chỉ bằng hoặc dưới 70% doanh thu thực tế thì cán bộ quản lý, đội trưởng đội thuế và Lãnh đạo Chi cục Thuế phụ trách địa bàn phải chịu trách nhiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chi cục phải tổ chức điều tra thí điểm doanh thu kinh doanh của một số hộ, kết hợp với doanh thu kê khai của hộ thực hiện chế độ kế toán để đánh giá mức độ thất thu về doanh thu hiện nay của hộ thu khoán, giao chỉ tiêu phấn đấu tăng so với mức thuế khoán hiện nay cho từng đội thuế. Mức thuế mới phải đảm bảo tăng tối thiểu 15% so với mức thuế đang thực hiện.

- Việc điều chỉnh thuế không làm tràn lan mà tập trung vào những ngành, những loại hộ đang thất thu nhiều như: ăn uống, giải khát, dịch vụ, vật liệu xây dựng...

- Lưu ý khi điều tra, xác định lại doanh thu, mức thuế phải làm đúng quy trình, thực hiện công khai và không được xác định tăng theo lối bình quân dễ gây phản ứng của hộ kinh doanh.

- Đối với những hộ kinh doanh nhỏ sau khi đã xác định lại doanh thu tính thuế, mức thuế thì thông báo ổn định luôn 6 tháng hoặc cả năm. Còn đối với hộ kinh doanh vừa có thể ổn định quý hoặc 6 tháng sẽ xem xét lại.

- Cần tăng cường phối hợp giữa cán bộ thuế với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, ban quản lý chợ để tổ chức quản lý thu thuế với 100% số hộ có thực tế hoạt động kinh doanh phải đưa vào bộ quản lý thuế.

Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định là những hộ kinh doanh nhỏ chủ yếu bán lẻ lặt vặt, giá trị thấp nên người mua không đòi hỏi về hoá đơn, do đó Chi cục hạn chế cấp hoá đơn cho những đối tượng này. Trường hợp hộ kinh doanh có yêu cầu mua hoá đơn nên giải thích để họ chuyển sang thực hiện sổ sách kế toán và nộp thuế theo kê khai hoặc khi cần đến cơ quan thuế để được cấp hoá đơn lẻ theo quy định. Số thuế nộp theo hoá đơn lẻ không được trừ vào số thuế đã ổn định.

4.3.2.2. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai

- Cần tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng lập và ghi chép sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ của hộ kinh doanh. Mục tiêu của việc triển khai chế độ kế toán là nhằm kiểm soát tốt hơn doanh thu kinh doanh. Đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với những hộ kinh doanh thường xuyên kê khai doanh thu thấp hơn hoặc bằng doanh thu khoán trước đây, phải kiểm tra ngay để tìm rõ nguyên nhân, nếu điều kiện kinh doanh bình thường thì phải cộng thêm doanh thu bán lẻ (doanh thu không viết hoá đơn) đảm bảo doanh thu tính thuế phải sát thực tế.

- Khi hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ phát sinh số thuế GTGT âm, hay kê khai doanh thu kinh doanh giảm nhiều so với tháng trước hoặc so với các hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh phải kiểm tra ngay để xác định nguyên nhân, nếu khai không đúng phải xử phạt vi phạm hành chính và ấn định ngay số thuế phải nộp.

- Tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh không chấp hành, hạch toán kế toán, lập hoá đơn chứng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 89 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)