7. Kết cấu của luận văn
1.6.1. Kinh nghiệm quản lý thuế trên thế giới
Mô hình tổ chức quản lý thuế là xây dựng bộ máy quản lý thuế theo một nguyên tắc cơ bản nhất, bao trùm và chi phối việc xác định số lượng các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Các nhà nghiên cứu chính sách và quản lý thuế đã tổng kết các mô hình tổ chức quản lý thuế đã được các nước trên thế giới áp dụng và đánh giá các mô hình như sau:
Mô hình tổ chức quản lý thuế theo sắc thuế
Là mô hình lấy việc quản lý theo sắc thuế là nguyên tắc bao trùm theo đó cơ cấu tổ chức bao gôm các bộ phận quản lý một hay một số loai thuế cụ thể.
Mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm đối tượng nộp thuế
Là mô hình quản lý theo nhóm ĐTNT là nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận (phòng) quản lý theo nhóm ĐTNT. Ở một số nước phân loại nhóm đối tượng theo quy mô. Một số nước khắc phân loại nhóm ĐTNT theo ngành nghề kinh doanh hoặc theo hình thức sở hữu.
Mô hình quản lý theo chức năng
Là mô hình lấy chức năng quản lý thuế làm nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quy trình quản lý thuế như: phòng tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT, phòng xử lý tờ khai và giữ liệu về thuế, phòng cưỡng chế và quản lý thu nợ, phòng thanh tra thuế…
Mô hình kết hợp giữa các nguyên tắc quản lý thuế
Để phát huy ưu điểm và khắc phục các tồn tại của các mô hình quản lý thuế trên, nhiều nước trên thế giới áp dụng mô hình quản lý thuế, kết hợp các nguyên tắc quản lý. Theo chức năng, theo nhóm đối tượng và theo sắc thuế,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong đó xác định một nguyên tắc bao trùm. Thông thường có một số hình thức kết hợp sau (trong đó nguyên tắc đầu tiên là nguyên tắc bao trùm):
Sắc thuế - Chức năng - Quy mô đối tượng. Chức năng - Quy mô đối tượng - Sắc thuế.
Đối tượng - (quy mô, ngành nghề) - Chức năng - Sắc thuế
Dù có nhiều sự khác nhau, song từ thực tế của một số nước có thể cho ta nhiều kinh nghiệm quý về tăng cường quản lý thuế.
+ Trung Quốc
Trong những năm gần đây Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những bước cải cách nhằm củng cố hệ thống quản lý và cưỡng chế thuế với việc thực hiện “Hệ thống phân cấp quản ly thuế”. Theo đó, trách nhiệm thu thuế của Trung ương và chính quyền địa phương đã thay đổi căn bản. Chính phủ Trung Quốc đã tập trung chú ý vào việc tăng cường quy trình thu thuế và cưỡng chế thuế đối với hộ kinh doanh, hỗ trợ quy trình thu thuế đối với kinh tế hộ. Sự tiến bộ mới nhất thể hiện ở việc sửa đổi luật quản lý thuế của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Về điều, khoản trao đổi thông tư theo hiệp định thuế hiện nay Trung Quốc có một hệ thống hiệp định thuế lớn nhất trên thế giới với hơn 50 năm hiệp định đã ky kết tất cả các hiệp định thuế đều có Điều khoản trao đổi thông tin, vì vậy cơ quan thuế Trung Quốc có thể thu thập các thông tin cần thiết thông qua cơ quan thuế các nước tham gia ký kết hiệp định.
Chính phủ Trung Quốc đang ngày càng tập trung vào công tác thanh tra thuế. Vấn đề quan trọng là các hộ kinh tế kinh doanh tại nước này phải bắt nhịp được với sự phát triển về thuế, và những vấn đề thanh tra thuế. Một điều quan trọng cần chú ý là khác với thanh tra thuế ở Mỹ. Thanh tra thuế ở Trung Quốc luôn là quá trình đối kháng. Đối tượng nộp thuế bị thanh tra thuế ở Trung Quốc phải hợp tác với cơ quan thuế ở mức tối đa có thể đưa ra những giải pháp, giải quyết tốt nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Singapore
Singapore là một nước nhỏ với hơn 5,3 triệu dân, hầu như không có tài nguyên thiên nhiên gì đáng kể, thậm chí phải mua nước sinh hoạt từ Malaisia. Singapore phải tự tạo cho mình môi trường khuyến khích kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoai đem lại sự phát triển nền kinh tế. Bên cạnh tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế hộ Singapore đồng thời xây dựng chính sách thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện với thuế suất thấp và nhiều hình thức ưu đãi, hấp dẫn, vốn khuyến khích tăng trưởng, đối với kinh tế hộ trong nước đồng thời duy trì dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Chính phủ Singapore cam kết duy trì môi trường xung quanh thuận lợi và phát triển kinh tế Singapore theo hướng nền kinh tế thuế.
Với mục tiêu tạo ra môi trường kinh doanh, hỗ trợ các hộ kinh doanh vừa và nhỏ của Singapore trong các ngành công nghiệp và tiểu thủ để phát triển. Chính sách thuế với sự rõ ràng về mục tiêu nhất quán trong chỉ đạo và thực hiện đã đem lại nhiều thành công cho Singapore