7. Kết cấu của luận văn
3.1.4. Tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện
chung của tỉnh Vĩnh Phúc ở tình trạng thấp. Về cơ bản, Tam Đảo vẫn là huyện nghèo của tỉnh. Các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở của ngành du lịch đang trong quá trình cải tạo, xây dựng đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn nội lực rất hạn chế, nếu không có sự ưu tiên về cơ chế huy động vốn sẽ khó có thể thực hiện được.
3.1.4. Tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Tam Đảo huyện Tam Đảo
3.1.4.1. Tăng trưởng kinh tế
Tam Đảo là huyện miền núi tuy có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhưng sau 8 năm được tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phòng. Liên tục trong 3 năm từ 2011 - 2013 kinh tế Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 15,73%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng từ 14,98 triệu đồng năm 2011 lên 27,369 triệu đồng năm 2013 tính theo giá thực tế.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất và tăng trƣởng GTSX trên địa bàn huyện Tam Đảo
Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (tỷ đồng) BQ 2011-2013 (%) 2011 2012 2013 Tổng GTSX 569,25 635,746 714,702 12.29 Nông, LN, TS 230,12 240,462 242,507 2.67 CN và XD 115,50 120,386 148,815 13.92 Dịch vụ 223,63 274,898 323,380 20,29
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo)
Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của ngành nông lâm, nghiệp, thủy sản và các ngành dịch vụ. Đối với nông, lâm, thủy sản: Đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng chung bình về giá trị sản xuất nếu so với các huyện khác trong tỉnh, với mức bình quân chung 2.67 %/năm thời kỳ 2011 -2013. Sự tăng trưởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đẩy mạnh các cây có giá trị kinh tế cao và với sự tăng nhanh của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, mức tăng của nông nghiệp thấp so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn huyện lại là nhân tố làm giảm sự tăng trưởng chung và buộc các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phải có mức tăng trưởng rất cao.
Trên thực tế, dịch vụ là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng bình quân 20,29 % năm cho thời kỳ 2011- 2013 và có tỷ trọng lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Do vậy, sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới tăng trưởng chung của các ngành kinh tế trên địa bàn huyện. Công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có mức tăng cao thứ 2 với mức tăng bình quân 13.92% năm thời kỳ 2011 - 2013 .