Chọn hệ số phát thải PCB:
Cũng giống như phân tích khả năng phát thải của các hợp chất dioxin/furan, phát thải PCB cũng phụ thuộc vào trình độ công nghệ, khả năng kiểm soát ô nhiễm và nguồn rác thải đầu vào cần xử lý. Dựa vào trình độ công nghệ tại các cơ sở đốt và nguồn rác do Thành phố cung cấp cần được xử lý, hệ số phát thải PCB được chọn lựa phù hợp như sau:
Đốt rác thải công nghiệp: 5 mg/tấn
Đốt rác thải y tế: 20 mg/tấn
Đốt tại các lò thiêu – lò hỏa táng: 20 mg/tấn
Xác lập công thức tính toán:
Lượng phát thải PCBs = hệ số phát thải * đầu ra sản phẩm . Trong đố hệ số phát thải được chọn lựa và đầu ra sản phẩm chính là sản phẩm đốt (từ óng khói)
Kết quả tính toán lượng PCB:
Bảng 29: Tổng lượng phát thải PCB
STT Tên công ty Khối lượng rác được đốt Lượng phát thải PCB
1 CT Tân Đức Thảo CTCNNH: 6tấn/ngày 30mg/ngày
2 CT Việt Úc CTCNNH: 2tấn/ngày 10mg/ngày
4 CT Môi trường đô thị RTYT: 11 tấn/ngày 220mg/ngày 10 lò thiêu xác: khoảng 5
tấn/ngày (xác và quan tài)
100mg/ngày
Tổng 370 mg/ngày
Đánh giá khả năng phát thải PCB của quá trình đốt chất thải nguy hại:
Đốt CTNH tại các cơ sở trên địa bàn Tp. HCM với các thành phần có chứa Clo, lượng PCB được thải ra từ quá trình đốt theo khí thải, tro xỉ,…Lượng phát thải phụ thuộc vào khối lượng chất thải được mang đi đốt đồng thời phụ thuộc vào hệ số phát thải của từng loại chất thải. Phần lớn lượng phát thải PCB do thành phần của rác thải có chứa nhiều hợp chất này, công nghệ và quá trình kiểm soát ô nhiễm ít tác động. Song việc kiểm soát nguồn thải đầu vào, hạn chế những tác động qua lại của một số hợp chất góp phần tăng cường nguồn PCB phát thải.
Dự đoán khả năng xử lý RTNH phát thải PCB của Tp.HCM trong thời gian tới:
Bảng 30: Dự đoán khả năng phát thải PCB Loại rác thải Hệ số phát thải 2010 2020 Lượng rác thải (tấn/năm) Kết quả phát thải Lượng rác thải (tấn/năm) Kết quả phát thải Rác thải công
nghiệp 5 mg/tấn 11.000 55.000 mg/năm 18.000 90.000 mg/năm Rác thải y tế 20 mg/tấn 4.166 83.320
mg/năm 10.804 tấn/năm 216.080 mg/năm Lò thiêu – lò hỏa táng 20 mg/tấn 2.190 43.800 mg/năm 2.555 tấn/năm 51.100 mg/năm Tổng 182.120 mg/năm 357.180 mg/năm 5.2.3. Phát thải HCB Chọn hệ số phát thải
Trình độ công nghệ của các thiết bị đốt như đã phân tích hệ số phát thải HCB được chọn lựa theo toolkit_2005 như sau:
Đốt rác thải công nghiệp nguy hại: 0,01 g/tấn Đốt rác thải y tế: 0,019 g/tấn
Lò thiêu – lò hỏa táng: không xác định
Xác lập công thức tính toán:
Lượng phát thải = hệ số phát thải * dòng vật chất/sản phẩm. Trong đó hệ số phát thải được lựa chọn, dòng vật chất/sản phẩm được xác định là sản phẩm cháy.
Kết quả tính toán lượng HCB:
Bảng 31: Tổng lượng phát thải HCB
STT Tên công ty Khối lượng rác được đốt Khối lượng phát thải HCB
1 CT Tân Đức Thảo CTCNNH: 6tấn/ngày 0,06 g/ngày
2 CT Việt Úc CTCNNH: 2tấn/ngày 0,02 g/ngày
3 CT môi trường xanh CTCNNH: 2tấn/ngày 0,02 g/ngày 4 CT Môi trường đô thị RTYT: 11 tấn/ngày 0,209 g/ngày
10 lò thiêu xác: khoảng 5 tấn/ngày (xác và quan tài)
-
Tổng 0,309 g/ngày
Dự đoán khả năng xử lý RTNH của Tp.HCM trong thời gian tới:
Bảng 32: Dự đoán khả năng phát thải HCB
Loại rác thải Hệ số phát thải 2010 2020 Lượng rác thải (Tấn/năm) Kết quả phát thải Lượng rác thải (Tấn/năm) Kết quả phát thải Rác thải công
nghiệp 0,01 g/tấn 11.000 110 g/năm 18.000 180 g/năm Rác thải y tế 0,019g/tấn 4.166 79,154 g/năm 10.804 205,276 g/năm Lò thiêu – lò hỏa táng - 2.190 - 2.555 -
Tổng 189,154 g/năm 385,276 g/năm
Tóm lại, sự phát thải các hợp chất POPs từ các lò đốt CTNH trên địa bàn Tp. HCM đã được xác định dựa trên hệ số phát thải của tổ chức nghiên cứu trên thế giới và khối lượng chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt trên địa bàn Tp.HCM. Một số hợp chất của POPs phụ thuộc hoàn toàn việc kiểm soát quá trình đốt, kỹ thuật xử lý ô nhiễm, một số hợp chất lại xuất phát từ thành phần chất thải. Trước những yêu cầu đó đòi hỏi phải có những quan tâm đúng mức:
- Đầu tư cả về mặt công nghệ cho quá trình vận hành; - Kiểm soát quá trình đốt chất thải với đầy đủ các thông số;
- Kiểm soát nguồn rác thải đầu vào (phân loại rác thải tại nguồn);
Lượng rác thải trong thời gian tới gia tăng theo nhu cầu CNH, HĐH đất nước và mức độ phát triển vượt bậc của khu vực Tp. HCM. Chính vì vậy lượng phát thải POPs có khả năng sẽ gia tăng theo số lượng rác thải. Cếu có biện pháp kiểm soát quá trình hiệu quả nhằm lựa chọn hệ số phát thải phù hợp, kết quả lượng phát thải sẽ giảm đáng kể. Như vậy, yêu cầu vừa phát triển kinh tế – xã hội vừa đảm bảo lượng RTNH được xử lý an toàn thì đốt có kiểm soát là một trong những giải pháp hợp lí và hiệu quả nhất hiện nay.
CHƯƠNG 6 - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGĂN NGỪA, XỬ LÝ VAØ THẢI BỎ PHÙ HỢP CÁC HỢP CHẤT POPs TỪ CÁC LÒ ĐỐT
6.1. Một số giải pháp chung để kiểm soát các chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) cơ bền (POPs)
- Thiết lập các kế hoạch hành động cụ thể về POPs trong chiến lược bảo vệ môi trường Tp.HCM đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo. Trong đó nêu rõ các hoạt động cụ thể cần làm trong 1 thời gian biểu rỏ ràng.
- Hợp tác quốc tế về vấn đề POPs: tạo mối quan hệ để trao đổi thông tin, kỹ thuật trước hết cho các dự án đang hợp tác và mở rộng các dự án sẽ tiến hành trong tương lai.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, khu công nghiệp, các tổ chức vận hành xử lý,… Tiếp tục đề xuất các dự án bổ sung kiến thức, tăng cường năng lực quản lý cho các đối tượng trong lĩnh vực nghiên cứu này.
- Thực hiện các chương trình khảo sát điều tra nhằm: •
• Xác định hiện trạng POPs trên địa bàn Tp. HCM hiện nay •
• Phát hiện các vị trí nghi ngờ •
• Xây dựng các điểm quan trắc, lấy mẫu •
• Định kỳ kiểm tra các khu vực đã phát hiện là có nhiễm POPs
- Tiến hành nghiên cứu các thông số về POPs, đánh giá khả năng tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tăng cường công nghệ thông tin vào nhiệm vụ quản lý POPs (GIS), tăng cường năng lực cho phòng thí nghiệm.
- Tăng cường các biện pháp pháp lý cho POPs •
• Tăng cường cưỡng chế các vấn đề: sử dụng, nhập, xuất các hợp chất về POPs và các chất liên quan
•
• Xây dựng mạng lưới khảo sát POPs thống nhất cho các cấp ngành có liên quan
•
• Đề ra qui chế, khung pháp luật cụ thể cho từng hợp chất của POPs (PCb, Dioxin/furan, HCB,…)
- Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, bảo hộ trong các hoạt động tiếp xúc đến các hợp chất nguy hại này, đặc biệt chú ý đến các sự cố và có biện pháp ứng phó thường xuyên.
6.2. Giải pháp cụ thể kiểm soát quá trình đốt
Giải pháp cải thiện quá trình vận hành
Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ về mặt công nghệ vận hành cụ thể chi tiết đến từng số liệu. Thực hiện đúng nhiệm vụ trên vừa đảm bảo về mặt môi trường vừa góp phần giúp quản lý nhà nước thuận lợi về mặt công nghệ và các chỉ số kiểm tra. Như vậy để góp phần đảm bảo được cả hai nhiệm vụ trên cần có biện pháp cải thiện quá trình vận hành của các lò đốt. Cải thiện quá trình vận hành bao gồm cả việc nâng cao năng suất xử lý, công nghệ kiểm soát và xử lý chất thải phát sinh, tự động hóa quá trình vận hành cho các lò đốt,…
Sấy lò
Bật khí đốt cho đến khi đạt nhiệt độ cần thiết thì bắt đầu cho rác thải vào. Lúc này, nhiệt độ ở buồng sơ cấp đạt khoảng 5000C, ở buồng thứ cấp trên 11000C thì chế độ nạp rác tự động bắt đầu hoạt động.
Chế độ cấp khí
Chú ý quá trình cấp khí từng giai đoạn trong quá trình nhiệt phân là khác nhau do đó cần dựa vào tham số O2 để có những điều chỉnh phù hợp, nên cung cấp không khí bổ sung đủ và theo nhiều đợt như quá trình đốt phân cấp, có tác dụng làm giảm NOX và đảm bảo cháy hoàn toàn CO, THC, đồng thời không làm giảm cục bộ nhiệt độ lò.
Lấy tham số % O2 và nhiệt độ làm tham số điều khiển phải chú trọng và đảm bảo các nhân tố cơ bản của công nghệ thiêu đốt trong lò đốt rác (đảm bảo bản chất quá trình nhiệt phân trong buồng sơ cấp): cần phải tăng hệ số cấp khí trong giai đoạn đầu mẻ, phải giảm hệ số cấp khí để tránh làm giảm nhiệt độ buồng lò.
Duy trì nhiệt độ làm việc
Đối với tham số nhiệt độ ý nghĩa trong qui trình vận hành lò cũng gần tương tự như trong quá trình cấp khí:
T1 ≥ 650oC, tăng hệ số cấp khí để làm giảm nhiệt độ lò và khi T1 ≤ 450oC thì phải bật béc đốt bù nhiệt để duy trì nhiệt độ làm việc của buồng sơ cấp.
Cần duy trì áp suất tại vị trí cửa nạp rác của buồng sơ cấp để không lọt khí độc vào buồng đốt, bằng cách bố trí hợp lý thiết bị đốt trong lò, tính toán để chọn quạt hút đủ áp suất và lưu lượng.
Hai tham số oxi và nhiệt độ có mối quan hệ rất chặt chẽ và khá đặc trưng cho mỗi loại lò đốt, do vậy các nhà sản xuất cần có hướng dẫn cụ thể về vận hành hoặc tốt nhất là tự động hoá qui trình vận hành qua hai tham số này.
Giải pháp quản lý chất thải đầu vào và nguồn phát thải POPs
- Giải pháp quản lý chất thải đầu vào
• Phân loại từ nguồn để hạn chế khối lượng rác để giảm chi phí xử lý.
• Xử lý sơ bộ rác trước khi đốt như giảm độ ẩm để tạo điều kiện cho quá trình cháy ổn định trong buồng đốt đầu giai đoạn cấp rác.
• Rác được đóng bao, thùng có kích cỡ thích hợp (không quá lớn, không quá nhỏ) đảm bảo lượng rác nạp không vượt quá công xuất xử lý.
- Giải pháp quản lý nguồn thải POPs
Lò đốt phải có HTXL khí thải để đảm bảo an toàn môi trường. Một phần nhỏ nước thải và bùn thải từ HTXL khí thải có hàm lượng kim loại cao và có khả năng chứa một số hợp chất POPs (do lượng rác thải ban đầu có thành phần hình thành
các hợp chất POPs). Do vậy, cần có biện pháp thu gom xử lý thích hợp, và cũng phải coi đây như nguồn CTNH cần chôn lấp an toàn cùng với tro xỉ lò.
Lò đốt phải có phương tiện thu hồi tro xỉ để không gây nguy hiểm cho người vận hành lò và không ảnh hưởng tới cộng đồng xung quanh. Với tính chất và thành phần của tro thải từ quá trình đốt có thể kết luận:
• Tro thải ra từ quá trình đốt rác y tế có tính chất nguy hại, có khải năng gây ô nhiễm môi trường. Các mẫu tro có hàm lượng C cao do quá trình đốt chất thải ở giai đoạn cuối chưa được được nâng nhiệt độ lên cao để đốt cháy triệt để các chất hữu cơ còn lẫn trong tro.
• Không chôn lấp tro thải bằng phương pháp bình thường mà cần chôn lấp an toàn, hợp vệ sinh.
• Khi tro được ximăng hóa thì ngăn ngừa được khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Vì vậy có thể kiến nghị xử lý tro bằng cách tiến hành ximăng hóa tro với các mục đích như:
+ Làm lớp lót của bãi chôn lấp: một số kết quả nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài cho thấy khi tro được ximăng hóa thì tính thấm của tro nén có thể đo được từ 1x10-6 đến 1x10-9 cm/s (so với lớp lót trong đất chôn lấp, tiêu chuẩn thấm yêu cầu là 1x10-7 cm/s). Do đó với đặc điểm kỹ thuật như vậy hoàn toàn có thể đem tro sử dụng như lớp lót của đất chôn lấp, bằng cách nén và thêm xi măng Porland hoặc vôi.
+ Xi măng hóa đủ cứng để làm vật liệu lát nền.
Ống khói phải được chế tạo bằng vật liệu có khả năng chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao.
+ Nhiệt độ khí thải ở miệng ống khói phải được duy trì từ 120 – 2500C, nếu lò đốt có hệ thống xử lý khói thải thì nhiệt độ có thể thấp hơn.
6.3. Các công cụ quản lý lò đốt CTNH
Quản lý lò đốt bằng công cụ pháp lý
Ở Việt Nam hiện nay có tiêu chuẩn TCVN 6560 - 1999 là qui định các thông số ô nhiễm trong khí thải đối với lò đốt chất thải rắn y tế, qui định số 62/2001/QĐ- BKHCNMT ngày 21.11.2001 về việc ban hành văn bản kỹ thuật đối với lò đốt chất thải rắn y tế.
Nước thải nếu có phải được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 –2005.
Tuy nhiên theo thống kê sơ bộ các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý lò đốt hiện nay từ Luật, đến nghị định, các quyết định...khá nhiều. Song nội dung các văn bản này là chưa chi tiết, chưa cụ thể sát với thực tế.
- Luật Bảo Vệ Môi Trường, Điều 74, khoản qui định: “Các cơ
sở xử lý CTNH phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư,
khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất”, không nêu cụ thể
khoảng cách ly an toàn là bao nhiêu, do vậy trong thực tế nhiều vị trí lò đốt đặt rất sát khu dân cư.
- Luật BVMT là nền tảng pháp lý cơ bản cho công tác quản lý,
tuy nhiên một thực tế chung ở Việt Nam là đi kèm với Luật còn rất nhiều thông tư nghị định, quyết định hướng dẫn kèm theo. Thời điểm ban hành thường rất chậm. Chính vì vậy làm cho cơ sở pháp lý của chúng ta chưa đồng bộ và rất phức tạp. Điều này làm khó khăn ngay cả đi với các cơ quan hành pháp và đối với những đối tượng có liên quan trong việc nắm bắt, áp dụng và thực thi.
- Tiêu chuẩn khí thải của lò đốt chất thải rắn y tế TCVN 6560-2005 đã được cải
tiến từ phiên bản TCVN 6560-2001 đã có nhiều điểm hoàn chỉnh so với trước tuy nhiên tiêu chuẩn này vẫn chưa khắc phục được hạn chế khá lớn trong hầu hết các tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam (như TCVN 6992, 6991 : 2001) đó là
chưa tính tới việc nồng độ các chất ô nhiễm qui về cùng điều kiện % O2. Đây chính là yếu tố không giới hạn được việc pha loãng khí thải.
- Trong tiêu chuẩn 6560 :2005 đã có tính tới nồng độ giới hạn cho
phép của Dioxin và Furan trong khí thải, điều này là rất cần thiết. Vì như chúng ta đã biết độc tính của Dioxin và Furian là rất cao, gây ung thư ở người. Tuy nhiên với trình độ phát triển khoa học như ở nước ta hiện nay, việc phân tích lấy mẫu nồng độ Dioxin trong khói thải rất khó khăn, không có nhiều PTN có thể thực hiện được. Chính vì vậy về mặt luật pháp thì hết sức đúng đắn nhưng để thực thi nó thì còn cần phải tính tới các yếu tố thực tế hiện nay. Vì vậy cần có những phương pháp đánh giá gián tiếp mang tính khả thi thực