Mô hình quản lý vận hành các lò đốt phù hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 107 - 109)

Qui trình quản lý lò đốt cần được xem xét từ nguồn đầu vào đến lượng phát thải cuối cùng ra môi trường. Nhiệm vụ được thực hiện dưới sự kiểm soát của nhà nước - cơ quan chức năng quản lý trực tiếp và trách nhiệm của ban giám quản lý

lò đốt (ban giám đốc). Song song đó đội ngũ kỹ thuật phải được thường xuyên được cập nhật và nâng cao kiến thức. Mô hình quản lý được đề xuất nhằm thực hiện những yêu cầu trên sơ đồ 3.

Hàng năm, cần tiến hành đánh giá lại toàn bộ những mục tiêu đã đề ra trước đây, xem xét tính hiệu quả của hệ thống quản lý hiện tại. Bên cạnh đó cần xem xét đánh giá lại các mục tiêu trong năm tiếp theo và xây dựng kế hành động tương ứng.

Sơ đồ 3 – Mô hình vận hành các lò đốt

Mô hình được thiết lập với mong muốn được sự thực hiện thực hiện đồng bộ từ cấp lãnh đạo của nhà nước, Tp. HCM, các chuyên gia nước ngoài và các kỹ thuật viện hiện đại đang trực tiếp vận hành tại các cơ sở đốt. Nguyên lý cơ bản của

Ban quản lý

Lập kế hoạch quản lý cho:

Vấn đề xả thải: khí thải, nước thải, tro, xỉ, nhiệt dư và an toàn lao động

Yêu cầu pháp lý: Tiêu chuẩn, qui định, quyếtđịnh

Yêu cầu về xử lý các sản phẩm xả thải

Các chương trình quản lý

Thực hiện và vận hành lò đốt

Cơ cấu trách nhiệm

Đào tạo, nâng cao trình độ và nhận thức

Tài liệu vận hành, qui chế thực hiện cho lò đốt

Kiểm soát quá trình vận hành

Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh

Giám sát, đo lường định kỳ Các thông số kỹ thuật Thông số vận hành Thông số xả thải

Kỹ thuật hệ thống quản lý môi trường Ghi chép qui trình vận hành đặc biệt là các sự cố Cần chuyển kế hoạch thực hiện thành cam kết thực hiện để đảm bảo mục tiêu đề ra.

chương trình quản lý này là: ”Lập hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động khắc phục”.

Chương trình quản lý này chỉ ra khía cạnh môi trường trường cụ thể từ hoạt động của lò đốt chất thải từ đó xây dựng được những mục tiêu cụ thể, cũng như xác định được các thông số kiểm tra có thể đo đạc được dễ dàng, và phân công trách nhiệm cho từng người một cách cụ thể.

Mô hình được xác lập vừa đáp ứng yêu cầu quản lý lò đốt của các cơ quan quản lý nhà nước đồng thời nâng cao nhận thức tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn vận hành và xả thải cho các lò đốt. Thực hiện tốt nhiệm vụ này, vừa nâng cao chất lượng CTNH được xử triệt để, an toàn vừa từng bước cải thiện công nghệ và yêu cầu vận hành cho các cơ sở đốt chất thải.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 107 - 109)