Tình hình nghiên cứu POP sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 28)

Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài Nguyên – Môi Trường đến nay các Tỉnh

thành trong cả nước tồn lưu một khối lượng lớn các loại hợp chất POPs, trong đó có DDT, dioxin, dầu biến thế chứa PCBs và các chất tương tự như PCBs. Chỉ riêng 31 Tỉnh thành đã thống kê đợt 1 đã có đến khoảng 8.000 tấn dầu các loại có chứa PCB và các hợp chất tương tự như PCB. Trên cơ sở phân tích đó, tình hình thải bỏ, tồn lưu hiện nay đang rất báo động và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Do tính chất nguy hiểm và độc hại đối với môi trường và con người của các hợp chất POPs nên đã từ lâu liên hiệp quốc đã cấm sản xuất và sử dụng các hợp chất từ PCBs trong mọi lĩnh vực đồng thời khuyến khích nghiên cứu các nguồn vật liệu thay thế. Tuy nhiên, trong một thời gian dài chưa được quan tâm và có biện pháp quản lý hiệu quả nên lượng POPs tồn trữ trong môi trường có khả năng sẽ là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tồn tại lâu dài trên phạm vi toàn thế giới.

Việt Nam nói chung và tại Tp. HCM nói riêng đã có một số nghiên cứu về POPs điển hình như “Nghiên cứu kim loại nặng trong bùn lắng và động vật hai mảnh tại Cần Giờ, năm 2000”; “Phân tích PAHs trong bùn lắng kênh rạch TP.HCM do Mai Tuấn Anh và Đỗ Hồng Lan Chi (IER) thực hiện năm 1998; “Phân tích PAHs trong môi trường không khí của Thành Phố Hồ Chí Minh do ThS. Thạch Trúc (IER) thực hiện năm 2000. Tuy nhiên, miền nam Việt Nam vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ có hệ thống như POPs được đề cập trong công ước Stockholm cũng như vẫn chưa xác định được đầy đủ các nguồn phát thải, mức độ phát thải POPs và ảnh hưởng của nó lên con người và hệ sinh thái. Đồng thời cũng chưa có hệ thống quan trắc POPs trong môi trường nhằm đánh giá khả năng tích luỹ sinh học POPs trong chuỗi thức ăn mà đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là con người. Do đó cần thiết phải có một nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống nguồn POPs được ghi nhận trong các phụ lục của công ước Stockholm nhằm góp phần xây một chương trình kế hoạch hành động quốc gia trong quá trình tham gia thực hiện và hiệu lực hoá công ước Stockholm. Công ước Stockholm sẽ chi khoảng 500 triệu USD cho quá trình tiêu huỷ các hoá chất độc hại và nghiên cứu chất thay thế POPs.

Hiện nay ở Việt Nam đang tiến tới loại trừ các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ. Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM cho đến nay vẫn chưa có điều kiện thống kê các nguồn thải cũng như số lượng POPs trên địa bàn Thành phố để từ đó

có biện pháp quản lý lượng POPs nói chung và lượng PCBs nói riêng đang tồn trữ trên địa bàn Thành Phố và xử lý POPs cần có công nghệ phù hợp.

Từ ngày 17-5-2004, công ước Stockholm chính thức có hiệu lực, với tư cách là thành viên công ước Việt Nam đã khởi động dự án xây dựng kế hoạch hành động quốc gia nhằm giảm thiểu và loại trừ các chất này trong đó có nhóm cực kỳ độc hại là: PCB, DDT, Đioxin và Furan. Cục bảo vệ môi trường, cơ quan điều hành dự án cho biết bên cạnh việc xây dựng dự án kế hoạch hành động quốc gia dự án sẽ tiến hành thống kê trên toàn quốc về các hoá chất nằm trong nhóm POPs đồng thời đề xuất các hoạt động tiếp theo nhằm giảm thiểu hoàn toàn POPs.

Trong những năm gần đây, đã có đề xuất cho rằng dùng lò nung xi măng để đốt các loại hoá chất trong nhóm POPs như vậy sẽ không tốn kém cho việc chôn lấp mà còn tiết kiệm được nhiên liệu. Các chất thải có thể nung trong lò đốt xi măng là: dung môi hữu cơ, dầu thải chứa PCB, sơn, PVC, Plastic, đất nhiễm chất độc hại, thuốc BVTV, … Công nghệ chỉ áp dụng với những lò nung ximăng kiểu hiện đại, loại có lắp hệ thống kiểm soát khí thải, chất thải rắn, … Tại lò nung nhiệt độ lên đến trên 11000C đủ để phá vỡ cấu trúc bền vững của chất thải độc hại đồng thời lò nung tận dụng nhiệt năng từ các chất ô nhiễm hữu cơ để thay thế, tiết kiệm một phần năng lượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w