trường cho các lò đốt CTNH phát sinh POPs trên địa bàn Tp. HCM
Qua phân tích cho thấy công nghệ lò đốt được áp dụng phổ biến hiện nay là đốt theo công nghệ nhiệt phân, lò 2 cấp. Sử dụng công nghệ nhiệt phân có công suất trung bình và nhỏ (công suất tối đa 2 tấn/h) có kết cấu đơn giản, vận hành dễ dàng có thể nghiên cứu, triển khai trong nước. Lò đốt nhiệt phân tĩnh có những ưu điểm nổi bật như các quá trình sấy, thu nhiệt, hóa hơi xảy ra ở buồng sơ cấp nên đốt cháy triệt để, nhiệt độ cháy cao, hầu như không sinh bụi.
Đây có thể nói là một công nghệ đốt khá tiên tiến. Nhưng bên cạnh việc lựa chọn công nghệ nhiệt phân tốt thì cần phải đảm bảo các quá trình vận hành lò đốt đúng yêu cầu kỹ thuật mà hiện nay vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Việc không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành lò làm cho hoạt động của các lò này không đúng theo thiết kế ban đầu làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý cũng như gây phát thải ô nhiễm khá nhiều.
sơ còn ít được chú trọng. Mức độ tự động hóa của kỹ thuật càng cao giúp cho việc vận hành có chiều hướng ngày càng ổn định. Chính vì những hạn chế trên nên khả năng phát thải các hợp chất POPs từ quá trình đốt cho đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để. Cùng với khối lượng rác thải Thành phố ngày càng gia tăng, việc áp dụng công nghệ đốt còn nhiều bất cập, nhiều hợp chất ô nhiễm trong đó có hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền vẫn tiếp tục tồn lưu trong môi trường và đi vào cơ thể con người và động vật.
Để giảm khả năng hình thành các hợp chất hữu cơ bền: dioxin, furan, PCB,… người ta thường kiểm soát nhiệt độ của khí sau khi đốt một cách chặt chẽ. Thông thường, phải khống chế nhiệt độ trong buồng đốt 2 cấp với nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp cần được duy trì trên 12000C, sau đó khí thải lò đốt (sản phẩm cháy) sẽ được giảm nhiệt độ ngay lập tức xuống 2000C trước khi qua hệ thống xử lý khí thải.
CHƯƠNG 5 - XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN, ƯỚC ĐOÁN TẢI LƯỢNG VAØ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT