Giải pháp cụ thể kiểm soát quá trình đốt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102 - 105)

Giải pháp cải thiện quá trình vận hành

Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ về mặt công nghệ vận hành cụ thể chi tiết đến từng số liệu. Thực hiện đúng nhiệm vụ trên vừa đảm bảo về mặt môi trường vừa góp phần giúp quản lý nhà nước thuận lợi về mặt công nghệ và các chỉ số kiểm tra. Như vậy để góp phần đảm bảo được cả hai nhiệm vụ trên cần có biện pháp cải thiện quá trình vận hành của các lò đốt. Cải thiện quá trình vận hành bao gồm cả việc nâng cao năng suất xử lý, công nghệ kiểm soát và xử lý chất thải phát sinh, tự động hóa quá trình vận hành cho các lò đốt,…

Sấy lò

Bật khí đốt cho đến khi đạt nhiệt độ cần thiết thì bắt đầu cho rác thải vào. Lúc này, nhiệt độ ở buồng sơ cấp đạt khoảng 5000C, ở buồng thứ cấp trên 11000C thì chế độ nạp rác tự động bắt đầu hoạt động.

Chế độ cấp khí

Chú ý quá trình cấp khí từng giai đoạn trong quá trình nhiệt phân là khác nhau do đó cần dựa vào tham số O2 để có những điều chỉnh phù hợp, nên cung cấp không khí bổ sung đủ và theo nhiều đợt như quá trình đốt phân cấp, có tác dụng làm giảm NOX và đảm bảo cháy hoàn toàn CO, THC, đồng thời không làm giảm cục bộ nhiệt độ lò.

Lấy tham số % O2 và nhiệt độ làm tham số điều khiển phải chú trọng và đảm bảo các nhân tố cơ bản của công nghệ thiêu đốt trong lò đốt rác (đảm bảo bản chất quá trình nhiệt phân trong buồng sơ cấp): cần phải tăng hệ số cấp khí trong giai đoạn đầu mẻ, phải giảm hệ số cấp khí để tránh làm giảm nhiệt độ buồng lò.

Duy trì nhiệt độ làm việc

Đối với tham số nhiệt độ ý nghĩa trong qui trình vận hành lò cũng gần tương tự như trong quá trình cấp khí:

T1 ≥ 650oC, tăng hệ số cấp khí để làm giảm nhiệt độ lò và khi T1 ≤ 450oC thì phải bật béc đốt bù nhiệt để duy trì nhiệt độ làm việc của buồng sơ cấp.

Cần duy trì áp suất tại vị trí cửa nạp rác của buồng sơ cấp để không lọt khí độc vào buồng đốt, bằng cách bố trí hợp lý thiết bị đốt trong lò, tính toán để chọn quạt hút đủ áp suất và lưu lượng.

Hai tham số oxi và nhiệt độ có mối quan hệ rất chặt chẽ và khá đặc trưng cho mỗi loại lò đốt, do vậy các nhà sản xuất cần có hướng dẫn cụ thể về vận hành hoặc tốt nhất là tự động hoá qui trình vận hành qua hai tham số này.

Giải pháp quản lý chất thải đầu vào và nguồn phát thải POPs

- Giải pháp quản lý chất thải đầu vào

• Phân loại từ nguồn để hạn chế khối lượng rác để giảm chi phí xử lý.

• Xử lý sơ bộ rác trước khi đốt như giảm độ ẩm để tạo điều kiện cho quá trình cháy ổn định trong buồng đốt đầu giai đoạn cấp rác.

• Rác được đóng bao, thùng có kích cỡ thích hợp (không quá lớn, không quá nhỏ) đảm bảo lượng rác nạp không vượt quá công xuất xử lý.

- Giải pháp quản lý nguồn thải POPs

Lò đốt phải có HTXL khí thải để đảm bảo an toàn môi trường. Một phần nhỏ nước thải và bùn thải từ HTXL khí thải có hàm lượng kim loại cao và có khả năng chứa một số hợp chất POPs (do lượng rác thải ban đầu có thành phần hình thành

các hợp chất POPs). Do vậy, cần có biện pháp thu gom xử lý thích hợp, và cũng phải coi đây như nguồn CTNH cần chôn lấp an toàn cùng với tro xỉ lò.

Lò đốt phải có phương tiện thu hồi tro xỉ để không gây nguy hiểm cho người vận hành lò và không ảnh hưởng tới cộng đồng xung quanh. Với tính chất và thành phần của tro thải từ quá trình đốt có thể kết luận:

• Tro thải ra từ quá trình đốt rác y tế có tính chất nguy hại, có khải năng gây ô nhiễm môi trường. Các mẫu tro có hàm lượng C cao do quá trình đốt chất thải ở giai đoạn cuối chưa được được nâng nhiệt độ lên cao để đốt cháy triệt để các chất hữu cơ còn lẫn trong tro.

• Không chôn lấp tro thải bằng phương pháp bình thường mà cần chôn lấp an toàn, hợp vệ sinh.

• Khi tro được ximăng hóa thì ngăn ngừa được khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Vì vậy có thể kiến nghị xử lý tro bằng cách tiến hành ximăng hóa tro với các mục đích như:

+ Làm lớp lót của bãi chôn lấp: một số kết quả nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài cho thấy khi tro được ximăng hóa thì tính thấm của tro nén có thể đo được từ 1x10-6 đến 1x10-9 cm/s (so với lớp lót trong đất chôn lấp, tiêu chuẩn thấm yêu cầu là 1x10-7 cm/s). Do đó với đặc điểm kỹ thuật như vậy hoàn toàn có thể đem tro sử dụng như lớp lót của đất chôn lấp, bằng cách nén và thêm xi măng Porland hoặc vôi.

+ Xi măng hóa đủ cứng để làm vật liệu lát nền.

Ống khói phải được chế tạo bằng vật liệu có khả năng chống ăn mòn, chịu được nhiệt độ cao.

+ Nhiệt độ khí thải ở miệng ống khói phải được duy trì từ 120 – 2500C, nếu lò đốt có hệ thống xử lý khói thải thì nhiệt độ có thể thấp hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w