trên địa bàn Tp. HCM
Lượng chất thải CNNH và CTYT của Tp.HCM cần được xử lý triệt để dưới nhiều hình thức sao cho vừa đảm bảo yêu cầu xử lý vừa hạn chế khả năng tác động đến môi trường. Trong đó, quá trình quản lý chất thải cần được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: giảm thiểu chất thải tại nguồn, tái sinh, tái sử dụng, xử lý, chôn lấp. Tuy nhiên tùy biện pháp giảm thiểu mà luôn tồn tại một lượng chất thải còn lại. Chính vì vậy, điều quan trọng là việc xử lý chất thải cuối cùng phải được thực hiện triệt để.
Trong nội dung nghiên cứu của đồ án, nhiệm vụ quan trọng nhất là kiểm soat nguồn chất thải cuối cùng bằng phương pháp đốt. Với các dạng CTNH là CTCNNH, CTYT và lò thiêu, phương pháp đốt được đánh giá cao và được áp dụng rộng rãi trong cả nước. Trong phương pháp này, nhờ sự oxy hóa và và phân hủy nhiệt các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và phá vỡ cấu trúc. Tùy theo thành phần của chất thải mà khí sinh ra từ quá trình đốt có thành phần khác nhau. Nhìn chung thành phần khí thải cũng có các sản phẩm cháy thông thường (bụi, CO2, CO, SOx, NOx). Ngoài ra còn có các thành phần khác như: HCl, HF, P2O5, Cl2,… Bên cạnh ưu điểm là phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ (hiệu quả đến 99,9%) nhưng do thời gian xử lý nhanh, diện tích công trình nhỏ, xử lý CTNH bằng phương pháp đốt cũng có một nhược điểm là có khả năng phát sinh khí độc như dioxin, furan và các hợp chất khác trong nhóm POPs đặc biệt là khi đốt chất hữu cơ có chứa Clo.
Hiện nay Tp. HCM có 8 đơn vị được cấp giấy phép có chức năng xử lý và tiêu hủy CTNH, trong đó có 6 đơn vị có trang bị lò đốt:
Công ty TNHH Tân Đức Thảo
Thành phần chất thải được tiếp nhận thu gom, xử lý: dung môi thải, hóa chất thải, giẻ lau nhiễm hóa chất, bùn thải từ ngành giày da, dầu nhớt thải, thùng chứa hóa chất, dung môi, thực phẩm, thuốc BVTV hết hạn,…
Các phương pháp xử lý CTNH được sử dụng cho cơ sở: tái sinh, tái chế, thiêu đốt, hóa rắn, xử lý nước thải.
Trong đó, đa phần chất thải được đem đi thiêu đốt, thường là giẻ lau nhiễm hóa chất, bùn thải, hàng dược phẩm hết hạn sử dụng, rác công nghiệp, bao bì thủy tinh, nhựa nhiễm độc, cặn sơn không còn khả năng tái chế,…
Lò đốt 2 bậc, được chế tạo trong nước, với công suất 600kg/h, nhiên liệu đốt chính được sử dụng là dầu DO. Nguyên tắc hoạt động của lò như sau:
Chất thải được đưa vào lò với nhiệt độ bậc 1 là: 750 – 8000C,
Sau đó khí thải được duy chuyển đến lò bậc 2 với nhiệt lượng tăng lên từ 1.000 – 1.2000C để xử lý toàn bộ khí thứ cấp độc hại phát sinh như Dioxin/furan,
Sau đó tro được mang đi hóa rắn, khí thải được đưa qua tháp hấp thu để giải nhiệt,
Bên trong bồn chế tạo các tấm chắn nằm nghiên để lắng bụi.
Cuối cùng khí thải được thải trực tiếp ra môi trường.
Đây là khu xử lý nằm trong khu vực dân cư nên cần thiết có những biện pháp chú ý đến các yếu tố phát thải ra môi trường, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của khu dân cư.
Thành phần chất thải được tiếp nhận thu gom, xử lý: hóa chất độc hại, bóng đèn thải, giẻ lau, bùn thải, tân dược hết hạn sử dụng, phế phẩm thuốc từ quá trình sản xuất, dầu nhớt thải, gia cầm bị bệnh, cằn bùn sau xử lý nước thải xi mạ,…
Các phương pháp được sử dụng cho xử lý chất thải nguy hại của công ty: tái chế, tái sử dụng, thiêu đốt, hóa rắn, hệ thống xử lý nước thải.
Trong đó, đơn vị có 2 hệ thống lò đốt vỉ cố định với công suất 2 tấn/ngày. Hiện tại đơn vị đốt theo dạng mẻ, đang hoạt động 3 mẻ/ngày, mỗi mẻ đốt từ 0,5 – 1 giờ tùy loại nguyên liệu đốt. Mỗi hệ thống lò đốt đều có hệ thống xử lý khí thải riêng nhưng lại chung một óng khói.
Các chất thải được mang đi thiêu đốt: hóa chất, bùn thải, hàng dược phẩm hết hạn sử dụng, rác công nghiệp, gia cầm,…
Trình tự thực hiện quá trình đốt như sau:
Chất thải được đưa vào buồng đốt sơ cấp ở nhiệt độ từ 600 – 800 0C để tạo sự phân hủy tốt nhất,
Giảm khả năng hình thành dioxin/furan và các hợp chất hữu cơ bền khác bằng cách đảm bảo nâng nhiệt độ ở buồng thứ cấp lên đạt 1000 – 12000C,
Sau đó khí thải sẽ bị giảm nhiệt độ xuống 2000C trước khi đi qua hệ thống xử lý khí thải,
Sau khi đi qua tháp hấp thu chứa dung dịch kiềm NaOH, pH = 13 tiếp tục đi qua tháp đệm và tháp li tâm có phun nước để giảm lượng xỉ trong khi thải trước khi ra môi trường.
Công ty cổ phần môi trường Việt Úc
Thành phần chất thải được tiếp nhận thu gom: Dung môi phế thải sinh ra từ quá trình rửa, sơn các vật liệu kim loại, các hóa chất hết hạn, nước thải, tân dược hết hạn, ….
Trong đó, các hàng hóa cần thiêu đốt thuốc tân dược, đông dược, bút bi hư, hóa chất dạng bột hư hỏng đóng rắn, hóa chất dạng lỏng đóng rắn,… sẽ được đưa vào lò sơ cấp theo từng mẻ. Chất thải dạng lỏng sẽ được phun sương vào lò đốt. Tại đây, bằng nhiệt lượng cung cấp từ béc đốt chất thải được phân hủy thành dạng khí và tiếp tục được đốt cháy tại lò đốt thứ cấp.
Lò đốt thứ cấp có nhiệm vụ đốt tiêu hủy chất thải ở nhiệt độ trên 11000C thành khí CO2 và hơi nước.
Khí sinh ra từ lò đốt chất thải sẽ được dẫn qua thiết bị trao đổi nhiệt nhằm giảm nhiệt độ từ 12000C xuống 3000C nhằm hạn chế sự hình thành dioxin/furan và các hợp chất hữu cơ bền khác.
Sau khi giảm nhiệt độ xuống 3000C dòng khí sẽ dẫn qua xilanh ướt để làm sạch bụi và tiếp tục qua thiết bị hấp thụ để loại bỏ thành phần ô nhiễm: NOx, S02, CO,…Dòng khí sạch sau đó được đưa vào khí quyển với óng khói cao 20m.
Tro sinh ra hòa tan chất phụ gia là xi măng và nước trộn đều đổ khuôn ổn định hóa rắn và mang đi chôn lấp an toàn.
Công ty Môi Trường Đô Thị Tp. HCM
Công ty môi trường đô thị với 2 thiết bị lò đốt công suất 7 tấn/ngày và 4 tấn/ngày phần lớn là đốt rác thải y tế cho thành phố và một số gia cầm bệnh. Hệ thống lò đốt được trang bị hệ thống giải nhiệt, xử lý khí thải và nước thải kèm theo. Hệ thống xử lý khói lò đốt có thể hoạt động thông qua các giai đoạn giải nhiệt, xử lý hấp thu và phản ứng, thải theo óng khói.
Nguyên lý hoạt động: Rác từ thùng chứa được đưa vào lò bằng thiết bị nạp rác tự động, quá trình đốt sau đó trải qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: lúc đầu lò đang nguội, giai đoạn này lò được làm nóng lên đến khoảng 8500C. Rác được đốt cháy một phần với hàm lượng cacbon cao sẽ
được tích tụ lại ở đáy lò. Rác thải sẽ tỏa ra một lương hơi và sẽ bị đốt cháy trong vùng thứ cấp
Giai đoạn 2: Nhiệt độ lúc này đang ở 8500C, than tích tụ bắt đầu cháy một lượng nhiệt lớn tỏa ra. Thiêt bị nạp rác nghưng hoạt động vì nhiệt độ cao, nhiệt lượng tỏa ra từ cacbon tích tụ để duy trì nhiệt độ cao ở buồng sơ cấp.
Giai đoạn 3: Một khi sự tích tụ của than giảm, thiết bị nạp rác sẽ hoạt động trở lại và tốc độ nạp rác sẽ ổn định.
Hệ thống xử lý khí thải: hệ giải nhiệt sơ cấp, hệ giải nhiệt thứ cấp, tháp hấp thụ, hệ thống bơm tuần hoàn, các bể chứa nước và dung dịch hấp thụ, bể lắng, bể lọc cặn.