Một số loại CTNH điển hình hiện nay trên địa bàn TP. HCM
- Các loại chất thải nhiễm dầu:
Chất thải nhiễm dầu gồm: giẻ lau, rác nhiễm dầu từ tàu thuyền và các dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, các xưởng cơ khí trạm sửa ô tô, xe máy với khối lượng khá lớn. Chất thải phát sinh từ quá trình vệ sinh súc rửa bồn chứa dầu trong Thành phố, một số khu vực điển hình phát thải loại chất thải này: Tổng kho Nhà Bè thuộc công ty xăng dầu Khu vực II, Công ty dầu khí Tp.HCM, Công ty hóa dầu chi nhánh Sài Gòn.
Bên cạnh đó vấn đề về nhớt thải tại khu vực Tp.HCM cũng có số lượng khá lớn 30.000 khối mỗi năm một phần được tái chế, phần còn lại lượng rác này cũng được thải trực tiếp ra môi trường. Tp. HCM chỉ có một cơ sở nhớt thải lớn và 5 cơ sở nhỏ không đủ công suất xử lý toàn bộ lượng chất thải này.
Lượng phát sinh: dầu thải khoảng 25,000 tấn/năm và các loại chất thải nhiễm
Phần lớn từ các nhà máy sản xuất giày, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị,…các loại dung môi này có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, gây cháy nổ. Đây là dạng chất thải có có mức độ thu hồi khi xử lý rất cao. Phần cặn còn lại phải được đem đốt để tránh ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên cần chú ý phần lớn các dung môi hữu cơ có chứa các nhóm chức bền, khó phân hủy nên cần kiểm soát quá trình đốt chặt chẽ và hiệu quả.
Hiện trạng quản lý: tương tự như dầu thải, các loại dung môi trên đang được các
cơ sở tư nhân thu mua trực tiếp từ các cơ sở sản xuất để tái sinh. Tỷ lệ tái sinh tương đối cao, lên đến khoảng 70% lượng dung môi phát sinh.
- Chất thải nhiễm thuốc BVTV
Chất thải nhiễm TBVTV bao gồm bao bì, thùng chứa, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải hay các TBVTV không đạt chất lượng, nguồn nhập lậu. Đây là nguồn thải nguy hại cần có biện pháp xử lý triệt để, các hợp chất trong nhóm POPs phần lớn thuộc nhóm BVTV chính vì vậy khi thực hiện phương pháp xử lý trong đó có biện pháp đốt an toàn cần chú ý đến các gốc hữu cơ khó phân hủy.
Một số chất thải có thành phần cao su, nhựa, sơn, da hay chất thải của ngành dược phẩm thuốc lá ngoài những khu vực tập trung như: cơ sở sản xuất, kho chứa nguồn này còn lẫn trong các nguồn rác thải sinh hoạt gây nguy hại cho con người và môi trường sống.
Ước tính lượng phát sinh: khoảng 10.000 tấn/năm
- Bùn thải chứa kim loại nặng:
Chủ yếu phát sinh từ các ngành công nghiệp xi mạ và sản xuất các sản phẩm kim loại, từ các công nghệ sản xuất và từ các công trình xử lý nước thải.
Ngoài ra còn có một lượng lớn các loại CTNH được phát sinh trong một số ngành công nghiệp khác: công nghiệp sản xuất thuốc lá,…
- Chất thải y tế
Như đã thống kê, lượng chất thải y tế trên địa bàn Tp. HCM khá lớn và ngày càng gia tăng. Ngoài huyện Cần Giờ tự xử lý RTYT, phần RTYT còn lại của Tp. HCM điều được Công ty môi trường đô thị xử lý khoảng 10 tấn/ngày. Tuy nhiên, lượng rác thải này không lớn cho một đơn vị, nên hầu hết các lượng chất thải y tế phát sinh trong ngày thường được chứa lại và xử lý sau đó. Bên cạnh các cơ sở y tế có lượng rác thải mang đi xử lý nhiều cơ sở y tế nhỏ không thực hiện đúng yêu cầu thu gom xử lý và thải bỏ cùng với chất thải sinh hoạt.
Nhìn chung theo kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tại 67 cơ sở nhà máy thuộc các ngành sản xuất có khả năng phát thải CTNH trên địa bàn Tp. HCM cho thấy hiện trạng thải bỏ, quản lý và xử lý chất thải cho đến nay chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường. Chất thải nguy hại gồm cả CTCNNH và CTYT chưa được xử lý triệt để an toàn bằng phương pháp đốt, nhiều lò đốt chưa có hệ thống xử lý đảm bảo các hệ số phát thải ra môi trường.
CTNH có trong thành phần một số loại chất loại chất thải trên địa bàn
Tp. HCM
- CTNH trong thành phần rác thải sinh hoạt
Nhìn chung, các Thành phố trên địa bàn cả nước là nguồn phát sinh CTSH chính,. Ước tính trung bình mỗi người dân đô thị Việt Nam phát thải gần 1kg rác thải mỗi ngày gần gấp đôi người dân vùng nông thôn. Trong đó, tại Tp. HCM lượng phát thải theo đầu người là: 1,3kg/ngày
Chất thải phát sinh từ các khu kinh doanh và hộ gia đình ở vùng nông thôn và vùng đô thị có thành phần khác nhau. Sự thay đổi về mô hình tiêu thụ và sản
phẩm là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại và chất thải không phân hủy được như: nhựa, thủy tinh,…
Hiện trạng này, được thấy rỏ nhất ở khu vực Tp. HCM do nhu cầu sử dụng và xuất khẩu gia tăng. Chất thải nguy hại phát sinh ngày càng nhiều, nhất là ở một số khu công nghiệp. Trong đó thành phần khó phân hủy, chứa một trong những hợp chất hữu cơ bền gây nguy hiểm cho hệ sinh thái và sức khỏe người dân.
Ước tính lượng chất thải nguy hại chiếm khoảng 5 – 10 % chất thải sinh hoạt tùy theo qui mô và cơ cấu công nghiệp của tỉnh/thành phố. Do quá trình sản xuất còn chưa tập trung hoàn toàn trong các KCN, KCX nên khối lượng rác thải sinh hoạt còn chứa nhiều thành phần rác thải công nghiệp.
- CTNH trong thành phần rác thải công nghiệp
Lượng phát sinh CTCN trên địa bàn Tp.HCM rất đa dạng về thành phần. Trong khi thành phần CTNH có hầu hết trong các ngành nghề trên địa bàn Tp.HCM:
Công nghiệp nhẹ: 47% Hóa chất: 24% Luyện kim: 20% Chế biến thực phẩm: 8% Điện, điện tử: 1%
Tuy nhiên, trong những nghiên cứu khác nhau trên những đối tượng và khu vực khảo sát khác nhau cho ra những kết quả sai khác về thành phần CTNH có trong CTCN trên địa bàn Thành phố.
Bảng 17 – Tỉ lệ CTNH có trong CTCN
STT Ngành Chất thải nguy hại
phần
không độc hại (%)
1 Chế biến thực phẩm 0 0
2 Dệt nhuộm, in vải Thùng chứa hoá chất, mực in 39,4
3 May mặc 0 0
4 Da và giả da Thùng chứa hoá chất 10,0
5 Thủy tinh - -
6 Giấy, in giấy Bảng in hư, mực in 34,3
7 Gỗ, mỹ nghệ Gòn đánh vecni 0,2
8 Điện tử Xỉ hàn chì, bản mạch điện tử 37,9
9 Luyện kim - -
10 Gia công cơ khí Giẻ lau dầu nhớt 23,9
11 Hóa chất và liên quan đến hóa chất
Xỉ KLN, các loại bao bì chứa hoá chất, hoá chất hư, KLN, dược phế phẩm
75,2
12 Cao phân tử Bao bì, cặn hoá chất 30,0
13 Ngành khác - -
14 Trạm xử lý nước thải Bùn thải của cơ sơ ûxi mạ, giấy,
dệt nhuộm 46,7
Nguồn: CENTEMA 2002
Một số thành phần và hiện trạng xử lý CTNH tại một số cơ sở sản xuất trên địa bàn Tp. HCM được trình bày bảng 18.
Bảng 18 - Một số thành phần rác thải từ các nhà máy trên địa bàn Tp. HCM
Thành phần Hiện trạng xử lý
I. Chất thải cháy được
1.1 Rác thải ra từ các nhà máy
1. Giấy, bao bì giấy, thùng chứa bằng giấy... Bán để tái sinh 2. Chất hữu cơ dư thừa từ quá trình chế biến thực phẩm
(rau, củ, quả, rác có nguồn gốc động vật)
Đổ ngoài bãi rác
Thành phần Hiện trạng xử lý
4. Plastic, bao bì nhựa, mủ vụn Bán để tái sinh 5. Cao su, rìa cao su, da, simili, múp xốp... Đổ bỏ 6. Vải: bao bì vải, vải vụn, giẻ lau... Đổ bỏ 7. Gỗ: các loại gỗ vụn, cây... Bán, tận dụng đốt
8. Các hợp chất hữu cơ khác Đổ bỏ
Tổng cộng:
1.2 Thành phần nguy hại khác
1. Cặn dầu, dầu nhớt thải bỏ
2. Bao bì chứa đựng sơn, keo dán, hóa chất: - 43 thùng chứa keo
- 1 thùng chứa hóa chất - 2 thùng đựng màu loại - hộp mực in đã sử dụng hết
3. Sơn đóng rắn, màng sơn và các loại chất thải lỏng hữu cơ khác (dung môi, hoá chất hết hạn...)
II. Thành phần không cháy được
1. Thủy tinh: thủy tinh vụn, chai lọ thủy tinh... 2. Ceramic: sành, sứ
3. Kim loại: phế thải kim loại, thùng chứa bằng kim loại... 4. Sét, đất đá, các loại trơ khác, xỉ than
Nguồn: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đốt nhiệt phân để xử lý CTRNH trên địa bàn Tp.HCM
Những nghiên cứu trên đưa ra các con số mang tính ước lượng về lượng CTNH phát sinh trên địa bàn thành phố. Những con số này mặt dù có độ tin cậy chưa cao do quá trình điều tra khảo sát chưa đầy đủ, số liệu thống kê chưa khớp với thực tế... nhưng đã phần nào phản ánh được tình hình CTNH của thành phố. Các kết quả trên cho thấy lượng CTCNNH chiếm khoảng 20% tổng lượng CTCN phát sinh.
- Trong thành phần rác thải y tế
Mỗi tỉnh/thành trong cả nước đều phát sinh ra một lượng CTYT. Trong đó thành phần nguy hại chiếm 20% lượng chất thải này. Trong số các tỉnh thành, Tp. HCM và Hà Nội là một trong những tỉnh thành có công suất bệnh viện lớn. Bên cạnh việc đầu tư các kỹ thuật hổ trợ xử lý nguồn chất thải này một số khu vực nhất là các vùng nông thôn và các cơ sở nhỏ vẫn chưa được xử lý an toàn. Các Thành phố lớn đã được đầu tư thiết bị nhưng việc xử lý vẫn chưa triệt để hoặc quá trình xử lý chưa có hệ thống kiểm soát ô nhiễm tốt.
Trong những năm gần đây cùng với cả nước, Tp. HCM tiếp tục đi đầu trong công tác phát triển kinh tế – xã hội trong đó đẩy nhanh nhiệm vụ: ĐTH, CNH, HĐH. Nhu cầu phát triển kéo theo quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm cao đây là một trong những nguyên nhân làm cho lượng phát thải ngày càng gia tăng. Trong số các loại chất thải gia tăng trước hết cần tập trung xử lý một lượng lớn CTCNNH và CTYT. Trong đó biện pháp an toàn nhất hiện nay cho loại chất thải này là thiêu đốt an toàn. Phương pháp xử lý này đòi hỏi phải được đầu tư cả về kỹ thuật lẫn nhân lực, bên cạnh đó vấn đề giám sát thực hiện trong lúc vận hành cũng hết sức cần thiết, nhằm hạn chế tối đa việc phát thải các hợp chất khó phân hủy như các hợp chất trong nhóm POPs.