Các công cụ quản lý lò đốt CTNH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 105 - 107)

Quản lý lò đốt bằng công cụ pháp lý

Ở Việt Nam hiện nay có tiêu chuẩn TCVN 6560 - 1999 là qui định các thông số ô nhiễm trong khí thải đối với lò đốt chất thải rắn y tế, qui định số 62/2001/QĐ- BKHCNMT ngày 21.11.2001 về việc ban hành văn bản kỹ thuật đối với lò đốt chất thải rắn y tế.

Nước thải nếu có phải được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 –2005.

Tuy nhiên theo thống kê sơ bộ các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý lò đốt hiện nay từ Luật, đến nghị định, các quyết định...khá nhiều. Song nội dung các văn bản này là chưa chi tiết, chưa cụ thể sát với thực tế.

- Luật Bảo Vệ Môi Trường, Điều 74, khoản qui định: “Các cơ

sở xử lý CTNH phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư,

khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất”, không nêu cụ thể

khoảng cách ly an toàn là bao nhiêu, do vậy trong thực tế nhiều vị trí lò đốt đặt rất sát khu dân cư.

- Luật BVMT là nền tảng pháp lý cơ bản cho công tác quản lý,

tuy nhiên một thực tế chung ở Việt Nam là đi kèm với Luật còn rất nhiều thông tư nghị định, quyết định hướng dẫn kèm theo. Thời điểm ban hành thường rất chậm. Chính vì vậy làm cho cơ sở pháp lý của chúng ta chưa đồng bộ và rất phức tạp. Điều này làm khó khăn ngay cả đi với các cơ quan hành pháp và đối với những đối tượng có liên quan trong việc nắm bắt, áp dụng và thực thi.

- Tiêu chuẩn khí thải của lò đốt chất thải rắn y tế TCVN 6560-2005 đã được cải

tiến từ phiên bản TCVN 6560-2001 đã có nhiều điểm hoàn chỉnh so với trước tuy nhiên tiêu chuẩn này vẫn chưa khắc phục được hạn chế khá lớn trong hầu hết các tiêu chuẩn khí thải ở Việt Nam (như TCVN 6992, 6991 : 2001) đó là

chưa tính tới việc nồng độ các chất ô nhiễm qui về cùng điều kiện % O2. Đây chính là yếu tố không giới hạn được việc pha loãng khí thải.

- Trong tiêu chuẩn 6560 :2005 đã có tính tới nồng độ giới hạn cho

phép của Dioxin và Furan trong khí thải, điều này là rất cần thiết. Vì như chúng ta đã biết độc tính của Dioxin và Furian là rất cao, gây ung thư ở người. Tuy nhiên với trình độ phát triển khoa học như ở nước ta hiện nay, việc phân tích lấy mẫu nồng độ Dioxin trong khói thải rất khó khăn, không có nhiều PTN có thể thực hiện được. Chính vì vậy về mặt luật pháp thì hết sức đúng đắn nhưng để thực thi nó thì còn cần phải tính tới các yếu tố thực tế hiện nay. Vì vậy cần có những phương pháp đánh giá gián tiếp mang tính khả thi thực tế.

- Qua nghiên cứu về công nghệ đốt nhiệt phân cho chúng ta thấy rằng quá trình cháy diễn ra khác nhau rất, cũng đồng nghĩa với thải lượng ô nhiễm trong các thời điểm có biên độ khác nhau rất lớn. Trong khi đó luật lại không qui định thời điểm khi thu mẫu đây cũng là điểm thiếu sót vì trong thực tế các chủ lò sẽ lợi dụng việc không qui định chi tiết này mà cho tiến hành việc đo đạc lấy mẫu khí thải trong khoảng thời điểm cháy ổn định hoặc giai đoạn cuối mẻ đốt khi nồng độ ô nhiễm trong khí thải thấp nhất. Điều này làm việc đo đạc mặt đi ít nhiều ý nghĩa, vì không thể hiện được một cách toàn diện những phát thải từ hoạt động lò đốt.

- Đối với tiêu chuẩn TCVN 7380 : 2004 lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật: còn thiếu qui định về hệ thống xử lý khí thải cho các lò đốt và chưa có điều khoản nào bắt buộc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải cho các lò đốt.

Quản lý đối tượng lò đốt bằng các công cụ kinh tế

Đây là loại hình được nhiều nước áp dụng và có những hiệu quả đáng kể. Loại hình này được xây dựng trên nền tảng phát triển của công nghệ thông tin. Ở nước ta thương mại điện tử, và những qui định pháp lý có xu hướng thông tin điện tử đang bắt đầu được xây dựng và đẩy mạnh tiến độ phát triển. Đây là xu hướng khá hiện đại và lợi ích mang lại rất lớn cũng như chi phí xã hội hợp lý cho nhiều nước, do vậy việc tiếp cận công cụ này là hoàn toàn mang tính khả thi và đúng đắn. Việc triển khai công cụ này đang từng bước được thực hiện theo tiến trình: thời gian đầu khuyến khích tham gia, sau khi xây dựng hoàn chỉnh thì tất cả các DN xử lý CTNH bắt buộc phải có thông tin tại trang web theo qui định như một qui định phải thực hiện khi đi vào hoạt động.

Nhà nước và các cơ quan chức năng phải kiểm soát được lượng rác thải phát sinh cũng như khả năng xử lý an toàn bằng biện pháp đốt trên cơ sở hạn chế thấp nhất và hoàn toàn không phát sinh các sản phẩm POPs. Sau khi kiểm soát hoàn toàn được lượng chất thải này các nhà đầu tư xử lý CTNH có quyền tự do cạnh tranh, tự do thương mại hóa các vấn đề theo những qui định của qui định.

Một số yêu cầu cho các cơ sở xử lý CTNH:

• Xây dựng trang webside cho việc cạnh tranh và quản bá;

• Xây dựng danh mục CTNH có khả năng xử lý;

• Niêm yết giá thành xử lý CTNH.

Đây vừa là công cụ quản lý, vừa là công cụ thông tin giúp cho nhà quản lý quản lý hiệu quả, ngoài ra đây là một phương tiện giúp thị trường xử lý chất thải lành mạnh hóa các giao dịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 105 - 107)