Phát thải dioxin/furan

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 91 - 97)

Chọn hệ số phát thải dioxin/furan:

Công nghệ của bất cứ doanh nghiệp, nhà máy hay cơ sở nào đều được xem là công nghệ riêng cần được bảo mật. Chính vì vậy sự tiếp cận của một cá nhân đến cơ sở đã là một khó khăn, việc tìm hiều công nghệ và cách thức tổ chức xử lý lại càng khó khăn hơn. Để đánh giá được tính hiệu quả thì cần có các thông tin về khối lượng, thành phần rác, loại công nghệ, thông số kỹ thuật của lò, vật liệu chế tạo, khối lượng thành phần tro thải, hệ thống thoát khí, quá trình vận hành, … Một số thông tin điều tra, được xác nhận từ trình độ công nghệ, khả năng vận hành, …

để chọn hệ số phát thải từ bảng 19. Các công ty khác nhau, có công nghệ và chế độ vận hành khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các lò đốt đều đốt theo dạng 2 bậc: buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp đảm bảo nhiệt độ trên 11000C và có hệ thống xử lý khí thải. Song trong quá trình vận hành còn nhiều bất cập, tuy đã được tự động hóa nhưng các thiết bị vẫn chưa đảm bảo được các thông số thiết kế, các hệ thống kiểm soát ô nhiễm chưa được thực hiện đúng qui định của nhà nước: thải tro, thải khí, nước làm nguội, … Với các phân tích về những yếu tố trên hệ số phát thải được lựa chọn từ bảng 19 như sau và cùng với lượng chất thải đầu vào cần xử lý được tính toán cho kết quả bên dưới, sau đây là hệ số phát thải được lựa chọn:

 Chất thải công nghiệp nguy hại: Có kiểm soát quá trình đốt, kiểm soát ô nhiễm không khí mức độ trung bình với các hệ số như sau: không khí 350 (µg TEQ/t), tro bay 900 (µg TEQ/t)

 Chất thải y tế đốt gián đoạn có kiểm soát ô nhiễm không khí với hệ số như sau: không khí 525 (µg TEQ/t), tro bay 920 (µg TEQ/t)

 Lò thiêu xác: đốt gián đoạn có kiểm soát, có kiểm soát ô nhiễm không khí hạn chế: 50 (µg TEQ/t)

Xác lập công thức tính toán:

Lượng dioxin/furan phát thải = hệ số phát thải * lượng rác thải. Trong đó hệ số phát thải được lựa chọn, lượng rác thải được thống kê trên địa bàn thành phố của các công ty xử lý rác thải Thành phố có sử dụng công nghệ đốt.

Kết quả tính toán lượng dioxin/furan:

Bảng 26: Tổng lượng phát thải dioxin/furan

Đơn vị: µg TEQ/ngày STT Tên công ty Khối lượng rác được đốt Kết quả tính toán (µg TEQ/ngày) Kết quả phát thải dioxin/furan (µg TEQ/ngày)

Không khí Tro bay 1 CT Tân Đức Thảo CTCNNH: 6 tấn/ngày 2.100.000 5.400.000 7.500.000 2 CT Việt Úc CTCNNH: 2 tấn/ngày 700.000 1.800.000 2.500.000 3 CT Môi Trường Xanh CTCNNH: 2 tấn/ngày 700.000 1.800.000 2.500.000 4 CT Môi Trường Đô Thị RTYT: 11 tấn/ngày 5.775.000 10.120.000 15.895.000 10 lò thiêu xác: khoảng 5 tấn/ngày (xác và quan tài) 250 - 250 Tổng 9.525.000 19.120.000 28.645.000

Đánh giá khả năng phát thải dioxin/furan của quá trình đốt chất thải nguy hại:

Khả năng phát thải dioxin/furan được tính theo toàn bộ công suất hoạt động các lò đốt CTNH được đăng ký xử lý rác thải nguy hại tại khu vực Tp. HCM. Tuy nhiên, lượng rác thải hiện tại của Thành phố nhiều hơn rất nhiều lần. Song yêu cầu cho việc xử lý an toàn còn nhiều hạn chế có thể từ rất nhiều nguyên nhân: chi phí, ý thức, … Với những chỉ số tính toán khả năng phát thải các hợp chất POPs nêu trên, có thể thấy rằng các con số này sẽ gia tăng theo lượng rác trên địa bàn Thành phố nếu không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm hợp lý. Mức độ độc hại của các hợp chất POPs đã được làm rỏ ở mục trên. Tuy nhiên, ở một mức độ phát thải chưa cao khả năng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người còn tùy thuộc vào điều kiện phát tán, tương tác với các vật chất trong môi trường tại vị trí thải bỏ.

Với điều kiện đốt của Tp.HCM nói riêng và cả nước nói chung thì nguồn rác thải ngày càng gia tăng, trong đó đặc biệt chú ý là CTNH. Điều tất yếu là xử lý triệt

để nguồn thải này, trong đó việc áp dụng phương pháp đốt rất cần thiết. Tuy nhiên, để hạn chế phát thải các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền POPs cần có công nghệ cao và đầu tư xử lý hiệu quả chất thải sau cùng từ các lò đốt.

 Phân loại rác thải tại nguồn với nhiệm vụ chính là làm rỏ khối lượng CTNH từ đó đầu tư cho việc xử lý triệt để nguồn thải này bằng phương pháp đốt. Việc phân loại cần ưu tiên khả năng tái chế, tái sử dụng và một số biện pháp thải bỏ an toàn. Thực hiện tốt nhiệm vụ này có thể đốt được hoàn toàn lượng CTNH của Tp. HCM trong thời gian tới. Bên cạnh đó giúp hạn chế phát thải các hợp chất ô nhiễm ra môi trường với một lượng ngày càng lớn khi nhu cầu cho việc đốt gia tăng.

 Đầu tư công nghệ và tăng cường kiểm soát thiết bị xử lý ô nhiễm của lò đốt. Chất thải được đem đi đốt có xu hướng ngày càng gia tăng trong những năm sắp tới, điều cần thiết là phải đầu tư các trang thiết bị hiện đại kết hợp với khả năng tự thiết kế và sản xuất trong nước để đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho các lò đốt.

Dự đoán khả năng phát thải dioxin/furan trong quá trình đốt của Tp. HCM trong thời gian tới:

Hiện nay, chưa có con số thống kê chính xác khối lượng chất thải công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng. Tuy nhiên, trung bình mỗi ngày các cơ sở xử lý khoảng 100 – 150 tấn chất thải nguy hại. Số còn lại (nếu có) đã được trộn chung với chất thải rắn đô thị và chuyển đến các bãi chôn lấp rác của thành phố hoặc thải bỏ bừa bãi ra đất trống và xuống các kênh rạch. Song lượng rác thải thành phố, đặc biệt là chất thải công nghiệp có nhiều diễn biến trong thời gian sắp tới và vấn đề xử lý bằng phương pháp đốt cũng phải được làm rỏ:

 Năm 1999 lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn Tp. HCM khoảng 2000 tấn/ngày, đến nay đã tăng lên hơn 6000 tấn/ngày dự báo tới năm 2010 con

trên bằng phương pháp đốt (do không tái chế và chôn lấp được cùng rác sinh hoạt) thì nhu cầu đốt chất thải trong những năm tiếp theo là rất lớn.

 Trong khi các lò đốt hiện nay trên địa bàn Tp. HCM còn rất ít, đa số rác thải công nghiệp được mang đi tái chế, chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến môi trường và con người.

 Đối với chất thải y tế: đã tổ chức phân loại, tồn trữ, thu gom rác theo đúng qui cách cho các cơ sở y tế và bệnh viện, hiện nay chất thải được xử lý bằng phương pháp đốt, có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn, đặt dưới sự quản lý của Công ty Môi trường Đô thị. Lò đốt bằng gas, sử dụng nhiệt theo công nghệ hiệu ứng nhiệt phân.

 Có thể khẳng định đây là một nỗ lực rất lớn của Thành Phố. Tuy nhiên lượng rác y tế ngày càng gia tăng, số lượng các cơ sở y tế cần được thu gom triệt để hơn nữa. Bên cạnh đó, còn có một lượng xác gia cầm bị bệnh cũng cần được tiêu hủy an toàn. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần có những đầu tư về trang thiết bị để nâng cao công suất xử lý lượng chất thải nguy hại này, đồng thời có biện pháp kiểm soát sự phát thải ngày càng chặt chẽ hạn chế ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe người dân thành phố.

 Kết quả tính toán dựa trên 2 cơ sở:

• Tăng cường công nghệ, kiểm soát tốt hơn lượng phát thải ô nhiễm vào môi trường thông qua việc chọn lựa hệ số phát thải phù hợp.

• Lượng chất thải được mang đi đốt gia tăng do khả năng phát triển công nghiệp, dịch vụ và yêu cầu xử lý chất thải nguy hại của Thành phố. Trong đó lượng CTYT và thi thể được qui định là đốt 100%, CTCN xử lý bằng phương pháp đốt được ước lượng như sau:

Năm 2010 Hệ số chọn lựa Năm 2020 CTCN: 8.000 tấn/ngày - CTCN: 14.000 tấn/ngày CTCNNN: 1.600 tấn/ngày 20% CTCNNN: 2.800 tấn/ngày CTCNNH cần xử lý: 160 tấn/ngày 10% CTCNNH cần xử lý: 280 tấn/ngày CTCNNH được xử lý bằng phương pháp đốt: > 30 tấn/ngày (11.000 tấn/năm) 20% CTCNNH được xử lý bằng phương pháp đốt: > 50 tấn/ngày (18.000 tấn/năm)

Sau đây là một số ước đoán khả năng phát thải POPs vào môi trường của các cơ sở đốt CTNH của Tp. HCM. Với chất thải CNNH được mang đi đốt ước đoán khoảng 30 tấn/ngày (khoảng 11.000 tấn/năm) CTCNNH vào 2010, khoảng 50 tấn/ngày (18.000 tấn/năm) CTCNNH vào năm 2020 và toàn bộ lượng rác thải y tế nguy hại của Thành phố.

Bảng 28: Dự đoán khả năng phát thải dioxin/furan Năm Loại CT Lượng

CT

Hệ số phát thải Kết quả tính Tổng lượng Không

khí

Tro bay Không khí Tro bay 2010 Rác thải CNNH Khoảng 11.000 10 450 110.000 4.950.000 5.060.000 Rác thải y tế 4.166 1 150 4.166 624.900 629.066 Lò thiêu 2.190 1 150 2.190 328.500 330.690 Tổng 6.019.756 2020 Rác thải CNNH Khoảng 18.000 0.75 30 13.500 540.000 553.500 Rác thải y tế 10.804 1 150 10.804 1.620.600 1.631.404 Lò thiêu 2.555 1 150 2.555 383.250 385.805 Tổng 2.570.709

PCDD và PCDF là những sản phẩm phụ của nhiều quá trình sản xuất hoặc sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình cháy. Cả hai là những chất độc hại, có nguồn gốc phát sinh liên quan đến các quá trình sản xuất hóa chất; quá trình nhiệt và

dưới dạng nguyên liệu thô hoặc sản phẩm. Trong quá trình nhiệt (đốt rác thải) PCDD/PCDF có thể phát thải vào không khí, nước, đất, có lẫn trong sản phẩm cháy và trong các loại chất thải.

Do tính chất khó phân hủy, PCDD/PCDF tiếp tục lan truyền và phát tán rất lâu trong môi trường, gây nên nhiều tác hại cho sức khoẻ con người và môi trường. Mức độ ngiêm trọng của Dioxin có thể thấy được qua kết luận ‘con người chỉ cần nhiễm hàm lượng 5 ppb là có thể gây chứng viêm màng tử cung, ung thư tử cung ở phụ nữ và chỉ cần 2ppb trong máu là các tế bào bị đột biến.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu sự phát thải hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) từ các lò chất đốt chất thải rắn tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh (Trang 91 - 97)