Phân tích sự ảnh hưởng của các đối tượng khách hàng tới chất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động SFone giai đoạn 2008 2015 (Trang 33 - 35)

dịch vụ mạng di động

1.3.9.1 Phân tích ảnh hưởng của giới tính tới chất lượng dịch vụ mạng di động di động

Ta sử dụng phân tích trung bình để thấy được sự khác biệt về mức độ đánh giá chất lượng dịch vụ mạng di động theo giới tính. Phương pháp phân tích

Thỏa mãn Tin cậy

Lắng nghe

Kỹ thuật

Đảm bảo

Phương tiện hữu hình

sử dụng là Independent sample T-test để so sánh mức độ đánh giá giữa nam và nữ. Tiêu chuẩn để có sự khác biệt về đánh giá giữa nam và nữ là giá trị sig<0.05. Kết quả phân tích được trình bày trong phụ lục 1.10.

Ta nhận thấy rằng, các giá trị sig của tất cả các thành phần đều >0.05. Do vậy, ta có thể khẳng định, khơng có sự khác biệt về đánh giá chất lượng dịch vụ mạng di động giữa khách hàng nam và nữ.

1.3.9.2 Phân tích ảnh hưởng của nhóm tuổi tới chất lượng dịch vụ mạng di động di động

Khi nghiên cứu về nhóm tuổi, ta chia thành 3 nhóm : nhóm 1 là nhóm có độ tuổi nhỏ hơn 25, nhóm 2 là nhóm có độ tuổi từ 25 đến 40 và nhóm 3 là nhóm có độ tuổi từ 40 trở lên.

Ta sử dụng phương pháp phân tích ANOVA với tiêu chuẩn có sự khác biệt về đánh giá chất lượng giữa các nhóm tuổi là giá trị sig<0.05. Khi đó sẽ có ít nhất 2 trung bình của 2 nhóm có sự khác biệt khi đánh giá về chất lượng của dịch vụ mạng di động. Kết quả được trình bày trong phụ lục 1.11.

Dựa vào kết quả phân tích ta thấy, các thành phần tin cậy, lắng nghe, kỹ thuật và hữu hình đều có giá trị sig>0.05 nên chứng tỏ khơng có sự khác biệt của các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau khi đánh giá các yếu tố này.

1.3.9.3 Phân tích ảnh hưởng của thu nhập tới chất lượng dịch vụ mạng di động di động

Khi nghiên cứu về thu nhập, ta chia thành 3 nhóm : nhóm 1 là nhóm có thu nhập bình qn nhỏ hơn 2,5 triệu, nhóm 2 là nhóm có thu nhập từ 2,5 triệu đến 5 triệu và nhóm 3 là nhóm có thu nhập từ 5 triệu trở lên.

Ta sử dụng phương pháp phân tích ANOVA với tiêu chuẩn có sự khác biệt về đánh giá chất lượng giữa các nhóm thu nhập là giá trị sig<0.05. Khi đó sẽ có ít nhất 2 trung bình của 2 nhóm có sự khác biệt khi đánh giá về chất lượng của dịch vụ mạng di động. Kết quả được trình bày trong phụ lục 1.12.

Ta nhận thấy, thành phần Lắng nghe có giá trị sig=0.036<0.05 nên chứng tỏ có sự khác biệt về đánh giá giữa các khách hàng có thu nhập khác nhau về thành phần này. Còn thành phần tin cậy, kỹ thuật, hữu hình thì các giá trị sig đều lớn hơn 0.05 nên chứng tỏ khơng có sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau khi đánh giá các yếu tố này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động SFone giai đoạn 2008 2015 (Trang 33 - 35)