Cơ cấu tổ chức củ aS Fone

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động SFone giai đoạn 2008 2015 (Trang 40)

BAN ĐIỀU HÀNH Khối tài chính và kế tốn P.Kế tốn P.Tài chính Trung tâm CNTT P. TB - KT P. UD CNTT Khối chiến lược và hỗ trợ P.Nhân Sự P.HC PL P.KH CL P.ĐT & MS Khối Marketing P.Marketing P.Bán hàng P.CSKH P.VAS P.Roaming P.TB ĐC P.TT DN Khối mạng P. Kỹ thuật P. ĐT - PT P. Vận Hành

2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng của S Fone đến năm 2007 2.2.1 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của S Fone 2.2.1 Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật của S Fone

Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của mạng di động, yếu tố quan trọng nhất là vùng phủ sóng. Trong năm đầu tiên tham gia thị trường, với quan điểm “Phủ sóng ở các khu vực thành thị, nơi tập trung các thuê bao điện thoại di động của thị trường Việt Nam” S Fone chỉ phủ sóng được 12 tỉnh/thành trong đó có 6 tỉnh/thành ở phía Bắc và 6 tỉnh/thành ở phía Nam, tập trung quanh 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Đến tháng 3 năm 2006, S Fone tiếp tục phủ sóng được 39 tỉnh/thành quan trọng trên cả nước, triển khai lắp đặt tiếp 205 trạm phát sóng, hàng trăm trạm khuyếch đại, chuyển tiếp tại 25 tỉnh cịn lại và cơ bản hồn tất phủ sóng tồn quốc vào tháng 6 năm 2006 với hơn 1.200 trạm BTS và khoảng 600 trạm khuyếch đại tín hiệu với mật độ bình qn là 0.514 trạm BTS/100 Km2 . Trong đó mật độ trạm ở thành phố Hồ Chí Minh là 4.25 trạm BTS/100 Km2 và ở Hà Nội là 7.8 trạm BTS/100 Km2. Với số lượng trạm thu phát sóng như hiện nay, S Fone có thể hoàn toàn tự tin về một hệ thống mạng hoạt động phủ sóng rộng khắp trên mọi miền của đất nước Việt Nam.

Hiện tại, S Fone nâng cấp hệ thống sử dụng cơng nghệ 20001X-EVDO với tồn bộ số trạm thu phát sóng BTS hỗ trợ EVDO tại 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Bảng 2.1: Tình hình đầu tư trạm thu phát sóng của S Fone

ĐVT : Trạm

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Số trạm BTS 300 300 600 1.200 1.300

2.2.2 Tình hình doanh thu, lợi nhuận của S Fone:

Bảng 2.2: Doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của S Fone

ĐVT : 1.000USD

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

1. Tổng doanh thu 2.280 16.790 32.700 78.200 150.466 2. Tổng chi phí hoạt động 7.769 13.543 17.275 41.691 104.140

- Chi phí kinh doanh & tiếp thị 3.424 5.955 7.679 19.518 71.892

- Chi phí kỹ thuật 2.376 4.667 5.235 13.884 20.826

- Chi phí hoạt động xã hội 114 840 981 1.564 2.980

- Chi phí hành chánh 1.765 1.997 3.370 6.680 8.350 - Chi phí khác 90 84 10 45 92 3. Lợi nhuận (5.489) 3.247 15.425 36.509 46.326 4. Tổng vốn đầu tư 122.015 149.477 427.491 504.797 598.670 - Vốn cố định 115.000 136.850 409.182 470.559 515.890 - Vốn lưu động 7.015 12.627 18.309 34.238 42.780

5. Tỷ suất lợi nhuận /vốn 2.2% 3.6% 7.2% 7.7%

6. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 19.33% 47.17% 46.69% 30.79%

Nguồn : Phịng Kế Tốn - S Fone

Dựa vào bảng 2.2 ta thấy: bắt đầu từ năm 2004, S Fone mới bắt đầu có lãi tuy nhiên, mức lãi rất thấp so với đồng vốn bỏ ra (tỷ suất lợi nhuận <8% ). Nguyên nhân chủ yếu là do: đặc thù của ngành kinh doanh mạng viễn thông di động cần nguồn vốn đầu tư giai đoạn đầu rất cao nên chi phí khấu hao hằng năm cao, chi phí khuyến mãi, hệ thống bán hàng, chi phí thuê kênh,.. là chi phí khá lớn và tăng hằng năm. Từ năm 2006, mặc dù thuê bao tăng vọt nhưng do S Fone đầu tư mạnh để phủ sóng tồn quốc, đồng thời xây dựng các gói cước, chương trình khuyến mãi đặc biệt… đã làm giảm doanh thu thực của S Fone.

2.2.3 Tình hình đầu tư, phát triển cơng nghệ của S Fone:

Yếu tố cơng nghệ có vai trị vơ cùng quan trọng trong lĩnh vực viễn thơng. Hiện nay trên thị trường Việt Nam, có 6 mạng điện thoại di động, trong đó mạng VinaPhone, MobiFone, Vietel đang sử dụng công nghệ TDMA với chuẩn GSM, mạng S Fone, EVN Telecom & Ha Noi Telecom sử dụng công nghệ CDMA. Mạng sử dụng chuẩn GSM đang chiếm gần 50% số người dùng điện thoại di động trên toàn cầu, hiện được sử dụng chủ yếu ở Mỹ Latinh, Canada, Đông Á, Đơng Âu. Cịn cơng nghệ CDMA đang được sử dụng nhiều ở Mỹ, Hàn Quốc.

CDMA là công nghệ tiên tiến có mặt trên thị trường viễn thơng quốc tế từ năm 1995. Ưu điểm vượt trội của cơng nghệ CDMA là có dung lượng và tốc độ truyền dữ liệu bước đầu lên đến 144kbps/giây, cao gấp nhiều lần so với các mạng thông tin di động khác. Công nghệ CDMA thực sự mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích như : tính bảo mật cao, khả năng chống nhiễu rất tốt đem lại chất lượng thoại cao, hạn chế việc gián đoạn cuộc gọi, tốc độ truyền dữ liệu cao, bán kính phủ sóng tốt, tối ưu hóa cơng suất phát của thiết bị đầu cuối làm tăng thời gian đàm thoại và thời gian chờ. Đồng thời công nghệ CDMA cũng giúp người dùng sử dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như WAP (cung cấp các thông tin cần thiết), truy cập internet không dây tốc độ cao, chơi game trực tuyến, xem phim theo yêu cầu, …

Bên cạnh đó, cơng nghệ CDMA cũng có những nhược điểm :

- Cơng nghệ CDMA địi hỏi chi phí đầu tư tốn kém hơn so với công nghệ GSM.

- Người sử dụng phải có trang bị thiết bị đầu cuối phù hợp với công nghệ của mạng.

Hiện nay, công nghệ GSM đang được các mạng ở Việt Nam sử dụng là công nghệ 2G và đang dần chuyển lên công nghệ 3G. S Fone sử dụng công nghệ

CDMA 2000 1X là công nghệ 2.5G và đã chuyển lên CDMA 2000 1X EV-DO của thế hệ 3G vào tháng 10/2006. Bảng 2.3 Các thế hệ công nghệ di động HỆ THỐNG TỐC ĐỘ DỮ LIỆU THỜI GIAN YÊU CẦU Di động thế hệ 2 (2G)

GSM (công nghệ TDMA) 9.6 Kbit/giây 41.7 phút IS-95 (công nghệ CDMA) 14.4 Kbit/giây 28 phút Di động thế hệ 2.5 (2.5G)

GPRS (nâng cấp từ GSM) 40 Kbit/giây 10 phút

CDMA IS-95B 64 Kbit/giây 6.3 phút

CDMA 2000 1X 625 Kbit/giây 0.6 phút

Di động thế hệ 3 (3G)

WCDMA (nâng cấp từ GPRS) 2.0 Mbit/giây 0.2 phút CDMA 2000 1X EV (HDR) 2.4 Mbit/giây 0.15 phút

Nguồn : Phòng Kỹ Thuật - S Fone

Với những cố gắng vượt bậc về đầu tư phát triển cơng nghệ, S Fone đã vinh dự được bình chọn là “Mạng di động đầu tiên triển khai truyền hình trên di động” tại cuộc bình chọn 10 sự kiện CNTT-TT nổi bật nhất trong năm 2006 do tạp chí PC World tổ chức. Với các nỗ lực này, S Fone cũng đã góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới khai thác dịch vụ truyền hình trên điện thoại di động.

2.2.4 Hệ thống phân phối của S Fone:

Hệ thống phân phối là yếu tố sống còn đối với nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động. Hiện nay trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các nhà cung cấp dịch

vụ thông tin di động đều cần phải tăng cường các kênh tiếp cận khách hàng. Đối với nhà cung cấp thông tin di động CDMA do tính đặc thù cơng nghệ mới, nên S Fone phải tác động đến hệ thống phân phối thiết bị đầu cuối do sản phẩm thiết bị đầu cuối chưa nhiều và chưa tự cung bởi thị trường tự do. Ngoài ra, trong thời gian đầu, S Fone cũng cịn phải áp dụng chính sách hỗ trợ giá cho các nhà phân phối ngồi thị trường để họ đảm đương cơng tác phân phối thiết bị đầu cuối của CMDA. Đến thời điểm này, S Fone đã có một hệ thống phân phối khắp 64 tỉnh thành và chia làm 3 mảng :

- Kênh bán hàng trực tiếp ( Direct Sale Forces) :

Kênh bán hàng này chủ yếu khai thác thị trường là các công ty. Họ là đối tượng khách hàng đăng ký hịa mạng cho nhân viên cơng ty nhằm hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt về dịch vụ mà cụ thể là việc giảm cước phí sử dụng hàng tháng qua hóa đơn thanh tốn. Hiện đội bán hàng trực tiếp chỉ dao động từ 40-50 nhân viên và doanh số mang về đạt mức khoảng 4.5% tổng doanh số bán hàng của S Fone.

- Các cửa hàng trực tiếp ( Direct Shops ) :

Hiện tại S Fone có 20 cửa hàng trực tiếp, trong đó KV1 (Miền Bắc) có 4 cửa hàng, KV2 (Miền Nam) có 8 cửa hàng, KV3 (Miền Trung) có 5 cửa hàng và Khu vực Đồng Bằng Sơng Cửu Long có 3 cửa hàng.

Các cửa hàng trực tiếp là nơi quảng bá hình ảnh tốt nhất cho S Fone và cũng là nơi mang về khoảng 2% doanh thu cho S-Fone. Tuy vậy, hiện nay số lượng cửa hàng trực tiếp vẫn cịn ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Kênh bán hàng gián tiếp ( InDirect Channel) :

Với hơn 700 đại lý trên toàn quốc, kênh bán hàng gián tiếp mang về khoảng 93.5% doanh số cho S-Fone. Hiện kênh bán hàng này chia thành 3 cấp độ : Đại lý độc quyền S Fone (SES), Đại lý thu cước S Fone (VAB) & Đại lý S Fone (VAA).

Tùy theo năng lực tài chính (ký quỹ tài sản, ký quỹ tiền thu cước) cũng như chính sách kinh doanh của mỗi đại lý mà S Fone cơng nhận đại lý đó ở cấp độ nào để được hưởng chính sách hỗ trợ khác nhau. Những tài sản hổ trợ sẽ thuộc quyền sở hữu của đại lý nếu có thời gian hoạt động trên 1 năm và đạt được doanh số như quy định của S Fone, ngược lại S Fone thu hồi lại các tài sản này.

Hình 2.1 : Kênh phân phối của S Fone Nguồn : Phòng Marketing - S Fone

Với việc phân loại kênh phân phối thành 3 mảng riêng biệt, S Fone đã thực hiện được tối ưu hóa phần nào hoạt động bán hàng của mình.

2.2.5 Về thị trường và phát triển các thuê bao mạng di động của S Fone

Ngày 1/7/2008, S Fone chính thức đạt được 5 triệu thuê bao tích lũy đúng vào dịp S Fone kỷ niệm 5 năm chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Sáu tháng đầu năm 2008, mạng điện thoại di động S Fone đã phát triển thêm 1,5 triệu thuê bao mới, đạt tốc độ tăng trưởng 42,9% so với cuối năm 2007. Hướng tới mục tiêu đạt 6 triệu thuê bao vào cuối năm 2008, S Fone đã có kế hoạch đầu tư 100 triệu USD để tăng mật độ phủ sóng và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền công nghệ CDMA.

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000

Dec-03 Dec-04 Dec-05 Dec-06 Dec-07 Jul-08

Thời gian So á t hue â ba o ( Đ VT : 1 .000 th ue â b ao ) Thuê bao

Hình 2.2 : Tình hình phát triển thuê bao S Fone từ 2003-7/2008 Nguồn : Phòng Marketing - S Fone

Đến ngày 3/6/2008, tổng số thuê bao di động hiện có tại Việt Nam đạt mức trên 48 triệu với tỉ lệ thuê bao trả trước chiếm tới trên 90% trong tổng số trên 48 triệu thuê bao. Trong đó, Viettel dẫn đầu với 40.45% thị phần, tiếp đến là mạng MobiFone chiếm 27.78% thị phần, VinaPhone chiếm 25.2% còn S Fone chiếm 6.55% thị phần. S Fone 6.55% VinaPhone 25.20% MobiFone 27.78% Viettel 40.45% ViettelMobifone VinaPhone S Fone

Hình 2.3 : Thị phần các thuê bao giữa các

nhà cung cấp dịch vụ di động mạnh tính đến tháng 6 năm 2008 Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thơng, thơng báo 75, ngày 3/6/2008

2.2.6 Tình hình cung cấp thiết bị đầu cuối phục vụ mạng CDMA:

Theo số liệu thống kê, S Fone hiện nay đã nhập về hơn 50 mẫu điện thoại của các thương hiệu lớn như : Samsung, LG, Nokia, Motorola, Sky,… Ngoài số chủng loại trên, hiện nay hệ thống mạng CDMA đã có trên 500 mẫu mã máy điện thoại di động đăng ký sử dụng theo dạng hàng xách tay về Việt Nam. Loại thiết bị đầu cuối này có mặt đầy đủ tất cả các tên tuổi sản xuất điện thoại di động trên thế giới, bao gồm từ những nhãn hiệu nổi tiếng quen thuộc đến những nhãn hiệu mà người tiêu dùng Việt Nam chưa từng biết đến.

So với các mạng di động thuộc hệ thống mạng GSM thì thiết bị đầu cuối mạng CDMA trên thị trường Việt Nam cịn ít về số lượng, mẫu mã và chủng loại (khoảng 50 mẫu mã điện thoại so với hơn 1.500 mẫu điện thoại của GSM). Thêm vào đó, thời gian đầu S Fone tung ra điện thoại khơng SIM, chính điều này làm cho cung và cầu điện thoại di động CDMA trên thị trường Việt Nam khơng thể tăng nhanh chóng so với mạng GSM. Tuy nhiên, hiện nay cùng với việc đưa vào sử dụng điện thoại sử dụng SIM, các chiến dịch phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng nổi trội so với các mạng di động khác và chính sách hỗ trợ các đại lý, nhà nhập khẩu chủ động nhập thêm điện thoại di động về kinh doanh, thiết bị đầu cuối của mạng CDMA đã có chiều hướng cải thiện rõ rệt.

Hiện nay, S Fone đang khẩn trương đàm phán với các nhà sản xuất điện thoại tên tuổi như: Samsung, LG, Motorola,… để nhập về đầy đủ những mẫu điện thoại di động có tính năng và giá cả linh hoạt, phù hợp với mọi thị hiếu của khách hàng, đặc biệt là những mẫu điện thoại cao cấp nhằm khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng hấp dẫn trên nền công nghệ EVDO.

Có khoảng 50 mẫu điện thoại di động CDMA So với hơn 1500 mẫu điện thoại di động GSM

Hình 2.4 : So sánh số lượng mẫu điện thoại giữa 2 công nghệ CDMA& GSM trên thị trường Việt Nam

2.2.7 Về đầu tư, phát triển công nghệ và các dịch vụ cộng thêm của mạng di động S Fone

Công nghệ CDMA 2000 1x EV-DO đã được ứng dụng tại nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Hàn Quốc,… và những tiện ích của cơng nghệ này đã được triển khai trong đời sống hàng ngày của người dân như : xem tivi trực tiếp trên di động, rút tiền từ máy ATM, thanh tốn tiền mua hàng hóa dịch vụ, định vị GPS, mua hàng từ máy bán hàng tự động, kết nối internet,… Với công nghệ hiện đại này, S Fone đã thiết lập cho mình hướng đi riêng là phổ biến các dịch vụ hiện đại của công nghệ CDMA đến người tiêu dùng Việt Nam với bước khởi đầu khai thác 3 dịch vụ: VOD, MOD và Mobile Internet. Trong tương lai, S Fone cũng đã có kế hoạch cung cấp nhiều tiện ích đa dạng và hiện đại hơn với mong muốn đáp ứng nhu cầu về dịch vụ công nghệ cao của người tiêu dùng.

Ngày 9/10/2006, S Fone chính thức ra mắt một loại dịch vụ GTGT cao cấp lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam trên nền công nghệ CDMA 1x EV-DO: VOD/MOD (xem phim, truyền hình/nghe nhạc trực tiếp trên điện thoại di động)

và Mobile Internet (Internet di động – kết nối internet cho máy tính bằng điện thoại hịa mạng S Fone).

EV-DO (Evolution-Data Optimized – phát triển, tối ưu hóa dữ liệu) là tiêu chuẩn truyền dữ liệu băng rộng vô tuyến cho các thiết bị không dây. Công nghệ CMDA 2000 1x EV-DO cho phép tốc độ truyền dữ liệu cao lên đến 2.4Mb/1 giây, thích hợp cho việc cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu dung lượng lớn. Sau khi nâng cấp và chuẩn bị hệ thống, S Fone đã chính thức giới thiệu những ứng dụng đầu tiên của công nghệ EV-DO đến người tiêu dùng Việt Nam: dịch vụ VOD, MOD và Mobile Internet.

Với dịch vụ VOD (Video-on-demand: xem phim theo yêu cầu), các khách hàng S Fone có thể xem phim hoặc các kênh truyền hình với chất lượng hình ảnh và âm thanh rõ nét ở mọi lúc, mọi nơi với chiếc di động của mình. Khơng chỉ cung cấp nhiều bộ phim hấp dẫn, dịch vụ VOD còn kết nối với các kênh truyền hình đặc sắc như: HBO, AXN, V-Chanel, Fashion, VTV3, HTV7,.. Bên cạnh đó, VOD mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích khác như chuyên mục âm nhạc, điện ảnh, tiếng anh, chuyên mục trang điểm,… với 3 hình thức download (tải nội dung có trên server về máy), live streaming ( xem các chương trình truyền hình đang phát sóng) hoặc streaming (xem trực tiếp nội dung có trên server).

Với dịch vụ MOD (Music – on – demand : nghe nhạc theo yêu cầu) các khách hàng S Fone có thể biến chiếc di động của mình thành những máy nghe

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động SFone giai đoạn 2008 2015 (Trang 40)