3. Các chặng đường phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
4.2. Sự nghiệp sáng tác
Miền đất Quảng Nam - Đà Nẵng - nơi Võ Quảng sinh ra và lớn lên, là cầu nối của hai miền đất nước. Thiên nhiên nơi đây vừa khắc nghiệt, nhưng cũng vừa đa dạng phong phú, cây cỏ xanh tươi và đầy sức sống.
Từ những năm tháng tuổi thơ, miền q ấy đã gieo vào lịng nhà văn một tình u thiên nhiên, cây cỏ. Đất Đại Hòa khá trù phú bởi vùng này là ngã ba sông,
nơi gặp nhau của hai con sông Thu Bồn và Vu Gia, hàng năm bồi đắp phù sa. Đặc biệt, làng Hòa Phước là nơi tắm mát tuổi thơ, nơi ghi dấu bao kỉ niệm sâu sắc trong cuộc đời của nhà văn… Những vẻ đẹp cả về tự nhiên và văn hóa của vùng quê ấy đã sớm thấm đượm trong tâm hồn của cậu bé Võ Quảng từ thuở ấu thơ. Vì vậy, cảnh vật và con người quê hương hiện lên trong trang viết của Võ Quảng như bừng sáng rực rỡ hơn, từ cỏ cây hoa lá đến chim muông. Tất cả đều trở nên sống động, có tâm hồn, tình cảm, có ước mơ, có suy tư và đơi khi có cả một triết lí về cuộc sống. Qua những trang văn, ta cảm nhận được hình bóng của một miền q và tình u q hương rất sâu sắc trong Võ Quảng. Nó như được viết lên bằng tất cả niềm xúc động của nhà văn.
4.2.1. Về thơ
Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài thơ. Thơ Võ Quảng chuyên viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những bài thơ của ông bao giờ cũng xinh xắn, nhẹ nhàng truyền đến cho các em lòng thương yêu thế giới cỏ cây, lồi vật để từ đó hướng tới mục tiêu lớn hơn đó là yêu điều thiện, yêu cái đẹp trong cuộc sống. Tập thơ đầu tiên của Võ Quảng được xuất bản năm 1957 là tập Gà Mái
Hoa. Ở đó, mỗi bài thơ khắc họa một chân dung sinh động về những con vật bé nhỏ
như vịt, ngỗng, gà trống. Sau tập thơ này, cứ vài ba năm, bạn đọc lại thấy xuất hiện một tập thơ của Võ Quảng: Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh Đom
Đóm (1970), Măng tre (1971), Én hát và đu quay (1972), Quả đỏ (1980), Anh nắng sớm (1993).
Đọc thơ ơng, các em sẽ có cảm giác như được dạo chơi trong một cơng viên kì thú. Ở đó có biết bao là lồi chim, lồi cỏ thơm, có cả mầm non, những giọt sương sớm, những ánh nắng ban mai, những chú gió tinh nghịch… Thiên nhiên rộn ràng âm thanh, sặc sỡ sắc màu, vui mắt, vui tai nhưng cũng thật thơ mộng và óng ả. Người đọc sẽ được tận hưởng hương thơm, được lắng nghe tiếng chim ca, được nhìn ngắm những con người lao động rắn rỏi,… qua những cách mà Võ Quảng vẽ nên bức tranh ấy, để ta lại càng thêm yêu đời, yêu cuộc sống.
4.2.2. Về truyện
Ở văn xuôi, truyện của Võ Quảng viết cho nhiều lứa tuổi. Với lứa tuổi nhi đồng, truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp trong: Cái mai (1967), Những chiếc áo ấm (1970), Bài học tốt (1975), Vượn hú (1993)… trong đó có những
truyện tiêu biểu như: Chuyến đi thứ hai, Bài học tốt, Hòn đá, Mèo tắm, Trăng thức,
Mắt giếc đỏ hoe, Những chiếc áo ấm, Trai và ốc gai, Đò ngang…
Những mẩu đồng thoại nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng lại đủ sức tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động làm cho các em yêu mến hơn các loài động vật và những
đồ vật gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, làm thức dậy trong các em một thế giới tưởng tượng phong phú cùng với ý thức tị mị muốn tìm hiểu sự vật… Từ đó góp phần hình thành nhân cách sống, thái độ sống cho các em trong cuộc đời. Đó thật sự là những "cơng trình sư phạm" góp phần giáo dục các em cả về trí tuệ, thẩm mĩ và cách đối nhân xử thế trong cuộc sống.
Tuy vậy, truyện và tiểu thuyết mới là thể loại thành công nhất của Võ Quảng. Có lẽ phần phong phú nhất, tâm huyết nhất là những truyện ông viết cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi sắp bước vào đời với nhiều ước mơ, hoài bão nên tác giả muốn trang bị cho các em hành trang đầy đủ hơn, muốn tâm sự với các em nhiều hơn. Với lứa tuổi này, Võ Quảng đã có những tác phẩm: Cái thăng (1960), Chỗ cây đa
làng (1964) và tiêu biểu nhất là bộ tiểu thuyết gồm hai tập Quê nội (1972) và Tảng sáng (1976). Gần đây Nhà xuất bản Kim Đồng in chung lại thành tiểu thuyết Quê nội (2005).
Quê nội kể về chú Hai Quân cùng cậu con trai Cù Lao, sau bao năm lưu lạc
xứ người, đến khi Cách mạng tháng Tám thành cơng mới tìm đường về q, nhận lại họ hàng, ruột thịt. Cùng với sự trở về của cha con chú Hai Quân, cả làng Hòa Phước như được hồi sinh. Tất cả cùng hồ hởi bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới nhưng không ai quên quá khứ đau buồn. Tảng sáng (có thể coi là tập 2 của Quê
nội) vẫn tiếp tục mạch cảm hứng của Quê nội, kể về cuộc sống và con người quê
hương với những phong trào diệt giặc đói, giặc dốt ngay sau Cách mạng. Đây có thể coi là hai cuốn tự truyện của nhà văn, viết về Cục, Cù Lao, những thiếu niên xã Hịa Phước q hương ơng mà cũng chính là về ơng, khi tác giả vừa là nhân chứng vừa là người trực tiếp tham gia vào những biến động lớn lao diễn ra trên quê hương vào những năm cách mạng và kháng chiến. Có thể nói, với Quê nội, Võ Quảng đã
góp những trang viết rất đặc sắc về tuổi thơ trong văn học Việt Nam hiện đại.
4.2.3. Về tiểu luận, phê bình xung quanh sáng tác dành cho thiếu nhi
Với trên 50 bài viết, phát biểu, tranh luận, Võ Quảng đã nêu ra những suy nghĩ khá toàn diện và cả những vấn đề thời sự xoay quanh những sáng tác viết cho thiếu nhi. Đọc lại đề mục một số bài viết của Võ Quảng cũng thấy rõ điều ấy, chẳng hạn như: Cần những sáng tác tốt hơn nữa cho thiếu nhi; Phát huy tác dụng của văn
học đối với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho thiếu nhi; Nghĩ và viết cho các em; Về sách viết cho thiếu nhi; Về người đọc sách viết cho thiếu nhi; Nói về ngơn ngữ văn học vào nhà trường… Những bài tiểu luận này, không chỉ thể hiện nỗi
lòng của nhà văn đối với tuổi thơ, mà còn là quan niệm nghệ thuật của nhà văn về sáng tác cho thiếu nhi. Điều đó có tác động trực tiếp vào việc xây dựng một nền văn học dành riêng cho các em.
Ngồi ra, ơng cịn sáng tác kịch bản phim hoạt hình cho thiếu nhi như: Sơn
Tinh Thủy Tinh, Con 2 được đơng đảo khán giả nhỏ tuổi u mến. Ơng cịn có một số
tác phẩm đã được dịch và xuất bản ở nước ngoài như Pháp, Nga, Trung Quốc... được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Ơng cũng là người đầu tiên dịch tác phẩm Đôn Kihôtê sang tiếng Việt dưới bút danh Hồng Huy từ năm 1959.
Nhìn lại cuộc đời của Võ Quảng và con đường đến với văn học thiếu nhi, chúng ta có thể thấy rằng, chính những trải nghiệm và tài năng, cùng với tình u hết lịng vì tuổi thơ là những yếu tố quyết định làm nên thành tựu sáng tạo nghệ thuật của ông.