3. Các chặng đường phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
1.3. Thế giới thực vật phong phú, đa dạng
Thế giới thực vật trong thơ Võ Quảng rất phong phú, đa dạng. Cây cỏ trong thơ ông thường mang một sức sống rất mãnh liệt nhưng khiêm nhường như một mầm non cũng biết “bật chiếc vỏ rơi” để “đứng dậy giữa trời”; mạnh thì như rừng núi, đồi nương “đâm toạc màn sương”, “mở ra cõi đất”… Hay khi ông viết về một cây bàng qua mùa đơng chỉ cịn một vài lá đỏ, chiếc mầm non nằm ép trong thớ vỏ im lặng nhìn bốn bề: nào là mây bay hối hả, là những trận mưa phùn lất phất, là chú thỏ phóng vào bụi vắng,… tất cả đều im ắng từ ngọn cỏ, làn rêu… Nhưng kìa, một tiếng chim kêu “Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới!” Thế là mọi vật bừng lên, suối reo mừng róc rách, chim từng đàn hát ca và chồi non: Vội bật chiếc vỏ rơi/ Nó đứng
dậy giữa trời/ Khoác áo màu xanh biếc (Mầm non).
Qua nghiên cứu, khảo sát, chúng tôi nhận thấy thế giới thực vật trong thơ Võ Quảng được miêu tả ở ba mảng, đó là cây trong vườn, cây ngồi đồng và cây trong rừng. Mỗi mảng thực vật có những sắc thái riêng nhưng cùng một điểm chung đó là đều dồi dào sức sống.
1.3.1. Cây trong vườn
Những bài thơ của Võ Quảng không chỉ vẽ ra nhiều bức tranh tươi đẹp về thiên nhiên, tạo vật mà qua mỗi trang thơ, mỗi nhân vật quen thuộc, nhà thơ còn đem đến cho các em thiếu nhi những bài học bổ ích về cuộc sống, giúp các em
khám phá vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Đó là bài học về màu sắc của tự nhiên, hoa cỏ trong bài thơ Ai cho em biết hay Các màu sắc quý:
Mờ ảo, tưng bừng Thêm nhiều sắc lạ Hoa hoè, cánh trả Cổ vịt, thanh thiên Lá mạ, hoa hiên Cánh sen, hoa lý.
Cỏ cây trong thơ ơng thường rất tươi tắn. Ơng đem đến cho các em vườn xuân rực rỡ sắc màu, mà ông gọi là "Các màu sắc quý… Đủ sắc trời mây".Trong bài thơ Ai cho em biết, tác giả đã sử dụng những câu thơ ngắn nhưng thể hiện được các sắc màu, nét dịu dàng của mỗi loài hoa:
Hoa cải li ti
Đốm vàng óng ánh Hoa cà tim tím Nõn nuột hoa bầu Hoa ớt trắng phau Xanh lơ hoa đỗ.
(Ai cho em biết)
Tác giả còn đưa vào thơ hình ảnh thiên nhiên được hồi sinh tươi đẹp cho dù giặc Mỹ thả bom, đốt ruộng vườn. Chúng đốt một thì chúng ta trồng lại mười, sự quyết tâm, đồng lòng của con người Việt Nam đã làm nên được điều đó:
Trồng dừa Dừa tươi Trồng xoan Xoan tốt Cây lên Cao vút… Những qt Những cam Trồng khắp Xóm làng Tre, xoan Mít chuối… (Trồng cây)
Mỗi bài thơ là một bức tranh quê hương tươi đẹp, trong đó Võ Quảng đưa vào đủ chất liệu của cuộc sống - bức tranh tươi đẹp ở những sắc màu cây cối. Phải chăng tác giả muốn trẻ em đọc là nhớ, là hiểu ngay, nên lối viết rất ngắn gọn. Bài thơ Cây đỗ kể chuyện một em bé gieo hạt đỗ và hạt cứ nằm im. Em đã muốn nản thì bỗng dưng hạt nảy mầm, cọng trắng muốt đỡ trên hai chiếc lá tí tẹo. Rồi cả rừng đỗ mọc lên, cho đến lúc:
Một hơm ngồi trời Họa mi ca hát
Hoa chanh ngào ngạt Hoa lựu lập lịe Cây đỗ cũng khoe Những hoa tim tím.
Có thể nói, Võ Quảng yêu hồn nhiên và thắm thiết thế giới cỏ cây và vạn vật xung quanh. Ơng đã thổi vào đó sự sống tươi vui, khỏe khoắn. Chính vì thế mà khi đọc thơ Võ Quảng ta thường có những cảm giác đột ngột, sững sờ, chất chứa một cái gì đột biến trong bừng tỉnh, trong nảy nở và sinh sôi, vô cùng tươi mới. Bài thơ giúp các em mở rộng nhận thức về thiên nhiên tươi đẹp, muôn màu nghìn vẻ nhưng đồng thời nhà thơ cũng biết lồng vào đó những ý nghĩa của cuộc đời, mở rộng suy nghĩ, đặt ra những vấn đề xã hội. Đó là, yêu quí thiên nhiên, trồng thêm nhiều cây xanh cho cuộc sống thêm tươi đẹp.
1.3.2. Cây ngoài đồng
Cánh đồng quê hương với những ruộng lúa trải dài xa tít và màu vàng óng của mùa lúa chín trong bài thơ Dát vàng như một thứ quà quý giá cho công sức lao động nhọc nhằn của người nơng dân:
Đến mùa gặt Q tơi
Xóm thơn trở vàng! Lúa rải sân phơi Sân phơi phủ vàng. Rơm rải đường làng Đường làng phủ vàng Vàng nong, vàng nia… Cây rơm đầu làng Nhơ lên vàng vàng Mùa gặt
Xóm thơn Q tơi Dát vàng.
(Dát vàng)
Đến mùa thu hoạch lúa, làng quê như được “dát vàng”. Lúa chín được gặt về sân phơi khơ, rồi sàng sẩy. Rơm được đánh thành cây, đi từ xa đã nhìn thấy cây rơm nhô lên “vàng vàng”. Màu vàng của mùa màng bội thu, màu vàng của cuộc sống ấm no, hạnh phúc!
Một hồ sen bên cánh đồng làng mang nắng đến, mang hè về, mang hương thơm, sắc hồng đến cho muôn loài, mách các em có một chỗ chơi thú vị với những Hoa sen sáng rực/ Như ngọn lửa hồng… (Hoa sen). Một con đường quen thuộc với những cây cối, ao bèo, ruộng mạ, hàng cây… cũng có mặt trong thơ Võ Quảng:
Nhãn rung cành quả sai Chuối kéo dài bóng lá Ao bèo dâu, ruộng mạ Trải mượt lớp nhung xanh Hàng bạch đàn long lanh Soi mương dài thẳng tắp.
(Đường đến trường)
Ngay cả các loài cây bé nhỏ, khiêm nhường ven đường cũng góp phần tơ thêm sắc màu cho làng quê êm ả. Những hình ảnh giản dị đó khiến tâm hồn trẻ thơ thêm tươi xanh:
Dọc đường hoa dại Đốm trắng đốm vàng Những bụi ngải hoang Mọc chen bồm bộp Một bờ cỏ mật Nảy lá xanh tươi...
(Con đường nhỏ)
Như vây, khi miêu tả mảng cây ngoài đồng, Võ Quảng đã cho người đọc cảm nhận một bức tranh đồng quê yên ả, thanh bình. Trong bức tranh ấy, nổi bật giữa màu xanh của bầu trời, cây cỏ là màu vàng của mùa màng bội thu, hứa hẹn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
1.3.3. Cây trong rừng
Với Võ Quảng, có thêm mỗi cây, mỗi hoa là trẻ em có thêm những người bạn mới. Thơ ông ln hướng các em đến điều thiện, đến lợi ích chung, đến cộng đồng nên trồng thêm một cây xanh là thêm một bóng mát giữa cuộc đời:
Xanh rì Rừng xanh Long lanh Núi biếc Xanh ngắt Ngàn dâu Đồng sâu Xanh thẳm. (Trồng cây)
Bài thơ Vót chơng của Võ Quảng lại có dấu ấn riêng. Ông đã đưa trẻ em về lại quá khứ hào hùng của dân tộc, giúp các em nâng cao kiến thức trong cuộc sống. Chơng tre là một vũ khí lợi hại giúp dân tộc ta đánh thắng kẻ thù:
Tơi tìm trong tre Cây tre nhặt đốt Cây tre đặc ruột Cây tre thật già Tơi vót thật thong Thong như vịi ong Thong như mũi thép.
(Vót chơng)
Trong bài thơ Măng tre, Võ Quảng mượn lời của măng để miêu tả vẻ đẹp và sức sống của cây tre thân thuộc và gần gũi. Qua cái nhìn của măng, tác giả đã đem đến cho các em những ấn tượng khó quên, vừa ngạc nhiên vừa thú vị. Này đây, một mầm non mới nhú, một măng tre lá vừa nảy xanh chờ xuân đến. Khác với mầm non phải trải qua những tháng ngày dài chờ đợi, măng tre có một sức sống mãnh liệt:
Thức dậy buổi sớm Nghe tiếng chim ca Hớp giọt sương sa Lòng nghe mát rượi.
(Măng tre)
Và khi những tia nắng ấm áp đầu tiên báo hiệu mùa xuân về, măng bỗng khỏe khoắn vươn mình vụt lên cao vút, trước sự ngỡ ngàng của loài cị, lồi vạc:
Nắng mới tưng bừng Tơi vươn cao vút… Cị, vạc bảo nhau Ồ, tre chóng lớn!
(Măng tre)
Với tác giả, một hốc cây thông trong rừng xanh đại ngàn cũng mang lại điều tốt đẹp, đủ làm cho chú Sóc ấm áp cả mùa đơng:
Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa Sóc đến ở Trong hốc một cây thơng Ấm áp cả mùa đơng…
(Vì sao thơng vi vu)
Tóm lại, những người bạn trong vườn bách thảo của Võ Quảng là những cây cối dâng hoa thơm, quả ngọt và mầu xanh tươi cho cuộc sống. Cánh cửa vườn đã mở rộng, dẫn các em đến một thế giới thiên nhiên đầy hương vị và sắc màu, giúp các em cảm nhận những vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên, dẫn trí tưởng tượng và lịng mơ ước của các em đi tới những chân trời xa. Từ đó, tác giả mong muốn các em nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của chúng ta.