Đặc sắc về nghệ thuật trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi

Một phần của tài liệu Nội dung đề tài võ quảng đặc sắc về nội dung trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi (Trang 54)

Sự thành công của Võ Quảng, bên cạnh nét hồn nhiên mới mẻ về nội dung, cịn có sự góp mặt khơng nhỏ của những nét đặc sắc về nghệ thuật. Vì viết cho lứa tuổi nhỏ nên Võ Quảng rất quan tâm đến việc lựa chọn các hình thức nghệ thuật để truyền tải nội dung sao cho phù hợp với đối tượng thiếu nhi. Chính vì vậy mà nhiều tập thơ của Võ Quảng như Gà Mái Hoa, Thấy cái hoa nở, Anh Đom Đóm... đã gây được nhiều tiếng vang và được độc giả nhỏ tuổi đón nhận một cách say mê.

2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật

Trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi, ngôn ngữ được tác giả sử dụng rất sinh động, cụ thể, gợi hình, gợi cảm, giàu tính nhạc, phù hợp với cách nói, cách nghĩ và đặc điểm tâm lý ngây thơ hiếu động, hồn nhiên của trẻ em.

2.1.1. Ngơn ngữ giàu tính nhạc

Xưa nay, người ta thường nói trong thơ phải có nhạc, bởi vì tính nhạc trong thơ hỗ trợ khá đắc lực cho nhà thơ thể hiện ý tưởng của mình. Tính nhạc trong thơ được thể hiện qua nhịp điệu, âm điệu và sắc thái. Những bài thơ giàu tính nhạc là những bài thơ biết tận dụng tối đa sức biểu cảm của ngữ âm.

Thơ Võ Quảng hấp dẫn trẻ em khơng chỉ vì kết cấu ngắn gọn mà còn bởi nhạc điệu trong sáng, tươi vui, rất phù hợp với tâm hồn giàu cảm xúc, ưa hoạt động của trẻ. Nhiều bài thơ của ơng có nhịp điệu khẩn trương, sơi nổi. Với nhịp điệu này ông đã vẽ lên những bức tranh cuộc sống nhộn nhịp, những động tác khỏe khoắn, dứt khoát của các nhân vật. Nhịp 3 đã mơ phỏng những động tác nhanh nhẹn, chính xác của chị Chổi Tre: “Chị Chổi Tre/ Bước ra hè/ Thấy lá me/ Rơi đầy đất/ Chị Chổi

quét/ Roặc, roặc, roặc!”. Bên cạnh đó, cũng có những bài nhịp chậm, êm ái, nhẹ

nhàng tạo nên những dư âm thiết tha, lắng đọng trong tâm hồn người đọc, người nghe. Các bài Chị ru em ngủ, Mẹ u em tơi, Bờ tre làng, Vì sao thơng vi vu… mở ra một khơng gian thanh bình, chan chứa tình yêu thương.

Nhạc điệu là yếu tố quan trọng trong thơ viết cho thiếu nhi. Nhờ có nhạc điệu, các em nhớ được thơ. Những bài thơ viết theo thể thơ 3 tiếng của Võ Quảng thường có nhịp 1/2 hoặc 3: “Cốc! Cốc! Cốc!/ Ai gọi đó/ Tơi là Thỏ/ Nếu là Thỏ/

Mặt trời/ gác núi Bóng tối/ lan dần Anh Đóm/ chuyên cần Lên đèn/ đi gác.

(Anh Đom Đóm) Thơ 5 tiếng có nhịp 3/2 hoặc 2/3:

Nhẹ nhàng/ như thuyền lướt Lúc gió thoảng/ ngồi khơi Cả đàn vịt/ bơi bơi

Nước mây hồ/ gợn sóng.

(Như thuyền lướt)

Nhịp trong thơ Võ Quảng cũng rất linh hoạt. Trong một bài, nhịp có thể thay đổi, biến hóa lúc dài, lúc ngắn nhịp nhàng như: Dát vàng, Báo mưa… Nhiều bài có nhịp điệu rộn ràng, tươi vui phù hợp với nhịp vận động của trẻ. Vì vậy, các em có thể hát vang bài: Ai dậy sớm, Mời vào, Chị Chổi Tre, Mầm non… trong khi vui chơi như những bài đồng dao.

Vần cũng là một yếu tố rất quan trọng tạo nên nhạc điệu tồn bài. Võ Quảng ln chú ý sử dụng vần trắc. Bởi vần trắc khiến cho bài thơ có nhạc điệu khỏe khoắn, khẩn trương, sôi động. Khi mô tả chú lợn béo tốt ông dùng các vần trắc míp, híp, hít, ịt. Khi tả con cóc Võ Quảng dùng các vần: cóc, phóc, trống,

rộng, mịt, rít. Hay bài thơ Được! Được, vần trắc cũng chiếm ưu thế: ngúc ngoắc, nhóp nhép, táp, táp! rượt bắt!. Bài thơ Báo mưa, Chú Chẫu Chàng, Học tốt, Mầm non, Mời vào… vần trắc cũng được khai thác triệt để để tạo sự khỏe khoắn, tươi vui

cho các em. Nếu Phạm Hổ có thế mạnh trong việc sử dụng cấu trúc hỏi đáp thì thơ Võ Quảng lại gây ấn tượng với bạn đọc bởi nghệ thuật dùng vần trắc và các từ láy.

Hệ thống các từ tượng thanh, động từ được sử dụng đậm đặc trong thơ Võ Quảng. Vì vậy, một thế giới căng đầy sự sống trào dâng qua mỗi dịng thơ. Đó có thể là tiếng: “Cốc! Cốc! Cốc!” lịch sự, rộn ràng của mn lồi muốn được vào nhà của bé, được gặp gỡ, giao lưu, làm quen với nhau (Mời vào). Đó có thể là tiếng lợn ụt ịt,

ụt ịt địi cám, nhóp nhép khi ăn và được được khi đã no tròn (Được! Được).

Tiếng bê… ê non nớt, ngây thơ của chú bê lơng vàng lạc mẹ. Tiếng Chíp, chiu,

chiu xuân đến của chú chim sâu (Mầm non). Tiếng đàn vịt cạc, cạc, cạc phá tan sự

tĩnh lặng của đầm sen. Tiếng của nhái ọc học, ọc học; của Chẫu Chàng ọc uộc, học

thuộc… Có những lồi vật được tác giả quan sát kỹ lưỡng, miêu tả tinh tế sự thay đổi

tiếng kêu của chúng. Bình minh thức dậy, Trống Xám đập cánh gáy ó o. Mái Hoa kêu oắc như giật mình tỉnh giấc, lao đi kiếm mồi. Rồi, Mái Hoa nghếch ngếch cái

đầu, cái cổ thon thót, kêu Tót! Tót! Tót!. Sau khi đẻ được quả trứng hồng, Mái Hoa tự hào kêu cục, cục, cục, tác. Và mn lồi như cùng hịa reo với niềm vui của mái hoa. Vịt gắp, gắp, Lợn ịt ịt, Ngỗng cạc cạc, Trống Xám cũng cục, cục, cục, tác và Tí thì nhảy nhót xoắn xa, xoắn xít. Tất cả tạo nên một bản giao hưởng sơi động, tưng bừng. Tiếng kêu của lồi vật từ bao đời nay chỉ là những âm thanh bản năng nhưng qua cách lắng nghe, tưởng tượng của Võ Quảng đã trở thành tiếng nói, lời trị chuyện, tâm tình của mn lồi với nhiều cung bậc. Tác giả còn thiết tha đưa vào thơ tiếng kĩu kịt của bụi tre làng trước gió (Bờ tre làng), hay tiếng roặc, roặc, roặc của chị Chổi Tre khi quét dọn, những âm thanh rộn ràng, hăng say của lao động qua tiếng máy cái quay ro ro, cái kêu huýt, huýt, cái thét ào ào (Trong một nhà máy).

Những âm thanh của cuộc sống, tiếng kêu của loài vật được kết hợp với các động từ làm nhịp thơ trở nên linh hoạt, chắc khỏe, sôi nổi, bất ngờ. Báo mưa là những hành động nhanh, dứt khốt, đột ngột của chú cóc: “Đánh một phóc/ Như

bật lị xo”, trời đang nắng trưa: “Bỗng dưng tối mịt/ Mưa đâu rối rít/ Khắp ngả kéo về”. Một chú Chẫu Chàng ngồi trên lá sen đang ngắm trời đất, chợt nghe tiếng đàn

vịt đã “Nhanh như chớp/ Đánh một phóc/ Vụt biến mất”. Bằng cách sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh kết hợp với các động từ, Võ Quảng diễn tả thành công một xã hội vui nhộn với tiếng kêu, tiếng vỗ cánh, giống như cái xã hội nhộn nhịp, ríu rít, inh ỏi, những tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát của trẻ thơ.

Thơ Võ Quảng thường sử dụng những điệp từ, điệp ngữ làm ý thơ thêm sâu sắc, nhạc thơ thêm ngân vang, ngân xa. Gió là bài hát âm vang tự hào của trẻ thơ về vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên. Tác giả đã lặp lại từ gió 8 lần, tặng 4 lần, từ thổi 3 lần để gợi vẻ đẹp tươi mát, hào phóng của gió. Trong bài Ai dậy sớm có vẻ đẹp của sự trùng điệp và tăng cấp. Trùng điệp ở tiếng gọi, lời thức tỉnh giục giã “Ai dậy

sớm”, lời chào mời hứa hẹn “đang chờ đón”. Tăng cấp ở hành động từ chậm đến

nhanh đi - bước - chạy, từ không gian hẹp đến không gian rộng nhà - đồng - đồi. Cấu trúc trùng điệp và tăng cấp góp phần tạo nên nhạc điệu sơi nổi, hào hứng cho bài thơ. “Cốc! Cốc! Cốc” là âm thanh rộn ràng, háo hức xuyên suốt bài thơ Mời

vào. Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc giúp bài thơ liền mạch cảm xúc, nhạc điệu

thêm vui tươi, rộn ràng chắp cánh cho lời bài hát.

2.1.2. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại

Võ Quảng đã xây dựng trong mỗi tập thơ cả một thế giới kì thú. Trong thế giới ấy, lồi vật, cây cỏ, con người có thể nói, hát và trị chuyện hồn nhiên, thoải mái với nhau như bè bạn.

Đọc bài thơ Được! Được!, như có một cuộc đối thoại giữa hai nhân vật: một chú lợn béo múp míp, háu ăn và một chú bé con. Chú bé rất thích thú với vai trị chủ nhân, lấy giọng hách dịch chỉ vào mặt lợn con:

Cái máng đầy cám Mày cứ ăn đi Nhìn tao làm gì

….

Tao nói mày biết Mày chớ đào chuồng!

…..

Tao nói mày biết Mày chớ sổng chuồng!

(Được! Được!)

Nghe giọng chú bé thật ngộ nghĩnh, đe dọa, quát mắng đấy nhưng đầy thân thiết như người anh mắng yêu em nhỏ vậy! Lợn ta ngây ngơ:

Con lợn ngẩng nhìn Bảo là: “Được! Được!”.

(Được! Được!)

Vì sao lợn con dễ tính thế, cái gì cũng “Được! Được!”? Vì nó đang mải ăn.

Võ Quảng đã đối lập tính cách hai nhân vật, làm cho câu chuyện lúc đầu có vẻ đầy kịch tính nhưng sau đó các em cười xịa vì đó chỉ là sự “ra oai” của cậu bé trước chú lợn ham ăn.

Trong thơ của Võ Quảng có nhiều tình huống đối thoại, lời thoại rất lí thú, ngộ nghĩnh. Một con trâu mang đầy cành lá ngụy trang đi cày ngoài ruộng bị bọn sáo sậu tưởng là cái bụi. Chúng nhao nhao hỏi nhau: “Ồ! Cái bụi tại sao - Biết kéo cày, cày

đất?” (Con trâu vành đai). Hay trong bài thơ Mời vào, các cảnh lần lượt hiện ra. Mỗi

cảnh là một cuộc đối thoại tay đôi: một người hỏi, một người trả lời. Người hỏi là chủ nhân, bất kì ai gõ cửa, chủ nhân cũng yêu cầu xưng tên, đòi kiểm tra “mật hiệu” mới cho vào. Người đáp là khách, rất vui vẻ đưa ra các đặc điểm cơ thể để làm chứng: Con Thỏ cho xem đôi tai dài, con Nai giơ đơi gạc, cịn Vạc thị cái chân… Cách xây dựng tình huống đối thoại làm bài thơ giống như một trị chơi đi tìm đặc điểm mỗi lồi. Qua đó, các em biết được đặc trưng của từng con vật đáng yêu.

Mang tin chiến thắng cũng là một bài có màn đối thoại mang âm hưởng đáng

u. Các em thích bài thơ trước hết vì bài thơ có cốt truyện. Có hai nhân vật đang trị chuyện với nhau: “Tơi” và “Gió”. Lời nói, cử chỉ của cả hai vừa thân thiết, vừa

nghịch ngợm. Chú Gió đến thoăn thoắt “Mồm phì phì hơi” làm tung bay chồng giấy, rồi “Chui ra cửa sau”, “Vụt lên giàn bí”. Tơi thì thật cởi mở, mến khách:

Này anh bạn quí Anh vội đi đâu? Mời ngồi chơi đây Cầm chén trà nóng.

(Mang tin chiến thắng)

Cịn Gió cũng rất “có đầu, có đi” đáp lại tấm lịng hiếu khách bằng những lời cáo lỗi:

Ồ! Tơi bận lắm Khơng thể ngồi n!

Hóa ra Gió cịn bận đi làm nhiệm vụ của mình: vỗ sóng, thổi cịi, nâng

diều… Khi Gió khoe tài “Bay nhanh như gió”, nhân vật Tơi đã nhờ Gió mang tin

chiến thắng giặc Mỹ của quân ta đến mọi miền. Gió thích thú: “Xin vâng! Xin

vâng!” và lao vút đi. Gió và Tơi - chú bé của chúng ta thật đáng yêu! Các màn đối

thoại sinh động, hấp dẫn như vậy khiến cho các bài thơ của Võ Quảng giống như một cuốn phim hoạt hình, các màn kịch ngắn có thắt nút, cởi nút, có tính biến hóa linh hoạt.

Bên cạnh ngơn ngữ đối thoại, tác giả cịn thành cơng trong việc xây dựng các màn độc thoại, giúp các em nhận thức được thế giới xung quanh. Nhà thơ đã để cho cây cối, lồi vật tự kể về cuộc đời mình. Trong bài thơ Măng tre là lời của một cây măng thuật lại quá trình sinh ra và lớn lên với bao điều kì lạ:

Tơi cây măng tre Mọc lên giữa bụi Chưa tròn một tuổi Cành chửa thành cành Lá vừa nảy xanh Mỏng như cánh bướm.

Lần đầu tiên vươn cao, bé măng ngỡ ngàng nhìn cảnh vật xung quanh, thấy sông núi, mương máng dọc ngang “đẹp như tranh vẽ”, măng càng thêm yêu mến nơi ở của mình: Cành mềm mát mẻ Rủ bóng ao sâu. Cị, vạc bảo nhau: “Ồ! Tre chóng lớn!” (Măng tre)

Cịn đây là lời tâm tình của một chú trâu:

Mình tơi mang đầy lá Cành ngái, cành bầy quỳ Như cái bụi biết đi

Dưới địa đạo khơng cỏ Tơi thích sống ngồi trời, Thần Sấm, Con Ma rơi Tơi được nhìn tận mắt

Đánh tan xong lũ cướp Tôi đằm nước hố bom Ngắm trăng trời chiều hôm.

(Con trâu vành đai)

Chú trâu này vừa hiên ngang, oai vệ, dũng mãnh với một sức khỏe phi thường: “Kéo một xe đầy ắp - Bước sằm sặp trong mưa”, với chiếc sừng nhọn hoắt húc thằng Mỹ “Chết quay không kịp ngáp” lại vừa giống trẻ con: thích tự do, thích tắm gội, thích mơ mộng, đặc biệt rất căm thù giặc.

Cũng có khi nhân vật độc thoại là chính các em. Các em kể về việc vui chơi, học tập, tham gia kháng chiến của mình. Một em bé ngồi vót chơng, em chọn tre thật già, vót cho thật sắc và ý thức rất rõ ích lợi việc mình làm:

Tơi vót

Tơi vót thật thong Thong như vịi ong, Thong như mũi thép Sa chơng, Mỹ thét Mỹ rống, Mỹ gào, Hết giết đồng bào Bỏ nghề cướp bóc.

(Vót chơng)

Phần thưởng mà các em nhận được chính là những chiếc hoa khế theo gió “âu yếm” bay tới đậu quanh em “Như những điểm tốt - Màu tím màu hồng”. Các em kể về việc chăn trâu, làm kế hoạch nhỏ… Kể để tự hào, noi gương nhau. Đọc thơ Võ Quảng, thiếu nhi thấy các em nhỏ trong thơ cũng ở tuổi mình mà tài giỏi q: biết vót chơng, tỉa ngơ, ni gà, chăn nghé,… lại còn biết đánh giặc nữa, chăm ngoan, học giỏi. Thật là thán phục!

Nhờ hình thức độc thoại, các nhân vật xưng “tôi” trở nên gần gũi các em, những phẩm chất tốt của các nhân vật ấy cũng dần dần được hình thành ở các em một cách tự nhiên, khơng cơng thức, khơng gị bó. Với tài năng trong cách sử dụng các yếu tố nghệ thuật để truyền tải nội dung, những thông điệp mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, thơ Võ Quảng đã đi sâu vào thế giới tuổi thơ, bồi dưỡng cho các em tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người. Đó cũng là lời ơng hằng tâm sự: “Hãy dành cho trẻ thơ những gì đẹp đẽ và tinh khiết nhất, ngay từ

khi trẻ bước vào đời”.

2.1.3. Ngơn ngữ hài hước, dí dỏm

Hài hước là sản phẩm của trí tuệ con người, là dấu hiệu của tài năng và là biểu hiện của tinh thần lạc quan. Cái hài hước có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Hài hước khéo léo, nhẹ nhàng vạch ra các mâu thuẫn, tạo ra cái cười bất ngờ, giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống, mỉm cười mà phân biệt đúng sai.

Trong thơ Võ Quảng thường xuất hiện những chi tiết hài hước, hóm hỉnh, ngộ nghĩnh rất dễ nhớ, rất phù hợp với các em. Sự dí dỏm thể hiện trong cách quan sát, cách nhìn nhận, cách miêu tả và thể hiện. Võ Quảng ví bốn mùa xuân, hạ, thu, đơng như bốn người lính gác, bốn người lao động cần cù, chăm chỉ, đầy trách nhiệm và sáng tạo:

Người thứ nhất:

Vươn vai lên trước Rải khắp đất trời Chồi lộc xanh tươi Sắc màu rực rỡ.

Người thứ hai:

Giục chim làm tổ Nhuộm lục cánh đồng Thắp đỏ hoa vông Thổi bùng lưới lửa.

Người thứ ba:

Đơm cành trĩu quả Nhuộm đỏ rừng cây Thổi lá vàng bay Pha hồ nước biếc.

Người thứ tư:

Vặt trụi cành bàng, Rải khắp non ngàn Mưa phùn gió bấc.

(Bốn người)

Sự dí dỏm được thể hiện qua biện pháp tu từ nhân hóa. Võ Quảng gọi nắng sớm bằng anh, bằng chú, chiếc cần trục bằng ông và con gà mái bằng chị. Đây là một đoạn thơ gợi cảm về anh nắng sớm:

Làm xong mọi việc tốt Đến lúc nghỉ xả hơi Nắng sớm vào ngồi chơi Giữa nụ cười quả đỏ.

(Anh nắng sớm)

Võ Quảng khéo léo đưa vào thơ những chi tiết dí dỏm, hài hước khiến bài học

Một phần của tài liệu Nội dung đề tài võ quảng đặc sắc về nội dung trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w